Một niềm vui và cũng là một vinh dự lớn cho người Việt Công Giáo chúng ta là cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu, và cũng là một trong 3 phó Giám Đốc của thông tấn xã Công Giáo VietCatholic vừa được bổ nhiệm làm quản lý của Tỉnh Dòng Don Bosco bao gồm 4 nước Úc Đại Lợi, Samoa, Fiji và Tân Tây Lan. Cha Quảng vừa mới mổ tim năm ngoái. Tim ngài có thể yếu nhưng phổi, và gan vẫn còn... bạo nên ngài đã nhận bổ nhiệm của nhà dòng trong vai trò "tứ quốc trạng nguyên" này.
Thưa cha, quản lý tài sản của tỉnh dòng trong toàn vùng Đại Dương Châu mênh mông như thế quả là một công việc lớn lao. Cảm tưởng của cha khi được giao trọng trách này như thế nào, thưa cha?
Cha Quảng: Là một thành viên trong tỉnh dòng phần đa là người Úc, Ý chỉ có 4 anh em VN. Tôi đã từng phục vụ trong nhiều chức vụ như một đào luyện viên, quản lý cộng thể, giám đốc cộng thể và hiện là cha sở của một giáo xứ trực thuộc nhà dòng… Mấy năm trước khi bàu phiếu tôi cũng được nhiều hội viên dồn phiếu cho tôi vào chức vụ quản lý tỉnh, tôi nới với cha giám tỉnh “it doesn’t make sense if I am Provincial ecnomer! It s ok for me to be one of the provincial councellor!” (Chức vu quản lý tỉnh không thích hợp cho tôi bằng làm cố vấn tỉnh thôi!). Lần này thì phần đa hội viên dồn phiếu cho tôi…
Dù chức vụ này vượt qúa khả năng của mình khi mình phải quản trị tài sản của cả tỉnh dòng rộng lớn với khoảng trên dước 40 cơ sở, trực diện với vấn đề mua bán bất dộng sản, xây cất, lo cho các hội viên, các cộng thể, tường trình v.v… nhưng nghĩ lại đây cũng là một vinh dự cho người Việt, là thân phận tỵ nạn được tín nhiệm để nắm giữ một chức vụ quan yếu trong tỉnh dòng nên tôi chấp nhận.
Xin cha cho quý vị khán thính giả của chúng con một cái nhìn khái quát về tình hình phát triển của dòng Salêsiêng tại vùng Đại Dương Châu.
Cha Quảng: Dòng Don Bosco đến Úc đuợc hơn 60 năm rồi ngoài nhg cơ sở đào luyện như nhà tập, triết và thần viện còn có các trường trung học, trung tâm trẻ, lưu xá, các giáo xứ… Ở Úc, sau một thời gian dòng phát triển tới hầu hết các tiểu bang Úc, thì dòng thiết lập các nhà ở Samoa, Fiji và mới đây tại Tân Tây Lan vì trong giấc mơ của Don Bosco thấy con cái của mình được gửi đi tới các hải đảo xa xăm của Đại dương Châu… Tỉnh dòng Úc có khoảng 134 hội viên trong đó có 4 linh mục tu sĩ gốc Việt Nam.
Theo luật dòng thì vai trò của Provincial Economer là gì, thưa cha?
Anthony: Bổn phận tiên quyết ưu tiên là lo cho các hội viên rồi sau đó là quản trị tài chánh của tất cả các cơ sở của dòng… đi kinh lý, học hỏi các đề án họp bàn cùng ban cố vấn tỉnh và rồi cùng với những người trách nhiệm địa phương để thực hiện như xây cất… mua bán, sang nhượng những tài sản lớn hay bất động sản…
Điều hợp các qũy, quản trị vật chất của tỉnh dòng để hàng tháng bá cáo cho ban cố vấn tỉnh và hàng năm bá cáo về trung ương ở La mã…
Việc quản lý tài sản của nhà dòng trong toàn vùng Đại Dương Châu mênh mông như thế này chắc chắn là cần đến những trợ giúp kỹ thuật về technology và khoa học quản lý. Chắc chắn là các linh mục, tu sĩ bên nhà rất mong được nghe cha chia sẻ một vài kinh nghiệm.
Cha Quảng: Tỉnh dòng có network và liên lạc qua điện thoại, điện thư… nhưng cũng cần tôi đi tới các cộng thể… Vì tỉnh dòng bao trùm một không gian rộng lớn nên việc đi thăm các cộng thể sẽ mất nhiều thời giờ.
Vì có nhiều lãnh vực chuyên biệt nên tỉnh dòng mướn một nhân viên giầu kinh nghiệm vệ tài chánh làm cố vấn và người thư ký cũng là kế toán làm việc cho tôi…
Là linh tôi vẫn mong muốn mình làm việc mục vụ cho cộng đoàn giáo xứ trong vai trò là cha sở… Thời gian đầu tôi nghĩ mình phải làm việc 4 ngày một tuần cho chức vụ mới cho tới khi công việc trôi chảy rồi thì mình có thể điều hành giữa văn phòng tỉnh và giáo xứ …
Chúng con cám ơn cha đã dành cho chúng con buổi phỏng vấn hôm nay. Chúng con cầu chúc cha đạt được nhiều thành công trong nhiệm vụ mới. Xin Chúa ban cho cha dồi dào sức khoẻ.
Thưa cha, quản lý tài sản của tỉnh dòng trong toàn vùng Đại Dương Châu mênh mông như thế quả là một công việc lớn lao. Cảm tưởng của cha khi được giao trọng trách này như thế nào, thưa cha?
Cha Quảng: Là một thành viên trong tỉnh dòng phần đa là người Úc, Ý chỉ có 4 anh em VN. Tôi đã từng phục vụ trong nhiều chức vụ như một đào luyện viên, quản lý cộng thể, giám đốc cộng thể và hiện là cha sở của một giáo xứ trực thuộc nhà dòng… Mấy năm trước khi bàu phiếu tôi cũng được nhiều hội viên dồn phiếu cho tôi vào chức vụ quản lý tỉnh, tôi nới với cha giám tỉnh “it doesn’t make sense if I am Provincial ecnomer! It s ok for me to be one of the provincial councellor!” (Chức vu quản lý tỉnh không thích hợp cho tôi bằng làm cố vấn tỉnh thôi!). Lần này thì phần đa hội viên dồn phiếu cho tôi…
Dù chức vụ này vượt qúa khả năng của mình khi mình phải quản trị tài sản của cả tỉnh dòng rộng lớn với khoảng trên dước 40 cơ sở, trực diện với vấn đề mua bán bất dộng sản, xây cất, lo cho các hội viên, các cộng thể, tường trình v.v… nhưng nghĩ lại đây cũng là một vinh dự cho người Việt, là thân phận tỵ nạn được tín nhiệm để nắm giữ một chức vụ quan yếu trong tỉnh dòng nên tôi chấp nhận.
Xin cha cho quý vị khán thính giả của chúng con một cái nhìn khái quát về tình hình phát triển của dòng Salêsiêng tại vùng Đại Dương Châu.
Cha Quảng: Dòng Don Bosco đến Úc đuợc hơn 60 năm rồi ngoài nhg cơ sở đào luyện như nhà tập, triết và thần viện còn có các trường trung học, trung tâm trẻ, lưu xá, các giáo xứ… Ở Úc, sau một thời gian dòng phát triển tới hầu hết các tiểu bang Úc, thì dòng thiết lập các nhà ở Samoa, Fiji và mới đây tại Tân Tây Lan vì trong giấc mơ của Don Bosco thấy con cái của mình được gửi đi tới các hải đảo xa xăm của Đại dương Châu… Tỉnh dòng Úc có khoảng 134 hội viên trong đó có 4 linh mục tu sĩ gốc Việt Nam.
Theo luật dòng thì vai trò của Provincial Economer là gì, thưa cha?
Anthony: Bổn phận tiên quyết ưu tiên là lo cho các hội viên rồi sau đó là quản trị tài chánh của tất cả các cơ sở của dòng… đi kinh lý, học hỏi các đề án họp bàn cùng ban cố vấn tỉnh và rồi cùng với những người trách nhiệm địa phương để thực hiện như xây cất… mua bán, sang nhượng những tài sản lớn hay bất động sản…
Điều hợp các qũy, quản trị vật chất của tỉnh dòng để hàng tháng bá cáo cho ban cố vấn tỉnh và hàng năm bá cáo về trung ương ở La mã…
Việc quản lý tài sản của nhà dòng trong toàn vùng Đại Dương Châu mênh mông như thế này chắc chắn là cần đến những trợ giúp kỹ thuật về technology và khoa học quản lý. Chắc chắn là các linh mục, tu sĩ bên nhà rất mong được nghe cha chia sẻ một vài kinh nghiệm.
Cha Quảng: Tỉnh dòng có network và liên lạc qua điện thoại, điện thư… nhưng cũng cần tôi đi tới các cộng thể… Vì tỉnh dòng bao trùm một không gian rộng lớn nên việc đi thăm các cộng thể sẽ mất nhiều thời giờ.
Vì có nhiều lãnh vực chuyên biệt nên tỉnh dòng mướn một nhân viên giầu kinh nghiệm vệ tài chánh làm cố vấn và người thư ký cũng là kế toán làm việc cho tôi…
Là linh tôi vẫn mong muốn mình làm việc mục vụ cho cộng đoàn giáo xứ trong vai trò là cha sở… Thời gian đầu tôi nghĩ mình phải làm việc 4 ngày một tuần cho chức vụ mới cho tới khi công việc trôi chảy rồi thì mình có thể điều hành giữa văn phòng tỉnh và giáo xứ …
Chúng con cám ơn cha đã dành cho chúng con buổi phỏng vấn hôm nay. Chúng con cầu chúc cha đạt được nhiều thành công trong nhiệm vụ mới. Xin Chúa ban cho cha dồi dào sức khoẻ.