(Washington, DC - ngày 26/10/2009) - Hôm nay Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) hoan nghênh việc công bố bản Báo cáo về Tự do Tôn giáo đầu tiên của chính phủ Obama, và thúc giục việc áp đặt “Những quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPCs), cũng như việc thực thi những chính sách đã đề ra đối với các quốc gia này.
Ông Leonard Leo, chủ tịch USCIRF nói: “Cho đến hôm nay, Tổng thống Obama vẫn thường xuyên đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo trong các bài diễn văn của mình ở hải ngoại nhưng hầu như chưa có hành động cụ thể nào, và chúng tôi hy vọng rằng bản báo cáo này sẽ là hành động thiết thực của chính phủ Obama. Bản báo cáo này có thể là luận cứ vững chắc để xác định việc thực thi hữu hiệu chính sách của Hoa Kỳ đối với các quốc gia vi phạm. Bản báo cáo chỉ rõ rằng Hoa Kỳ cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện tình hình”.
Bộ luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (IRFA) đòi hỏi Bộ Ngoại giao Hoa kỳ phải tiến hành thẩm định hằng năm đối với các quốc gia để “xác định xem chính phủ của quốc gia đó có hay không vi phạm hoặc dung túng việc vi phạm tự do tôn giáo”. Bất cứ quốc gia nào rơi vào khung định nghĩa đó đều bị xem là “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC), và chính phủ Hoa Kỳ phải có những hành động cụ thể đối với những quốc gia CPC này. Bộ luật IRFA cũng đưa ra một số khung hành động cụ thể, chẳng hạn như thương thảo hai chiều hoặc cấm vận.
Ông Leonard Leo cũng nói rằng “Cả hai chính phủ Cộng Hòa và Dân Chủ đã không triệt để áp đặt khung “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Theo như những điều được nêu ra trong bản báo cáo đầu tiên của chính phủ Obama thì tự do tôn giáo vẫn bị trù dập tại các quốc gia đã bị áp đặt khung CPC. Nhưng có điều là bản báo cáo cũng đã đưa ra nhiều chi tiết cho thấy là cả Pakistan và Việt Nam đều lọt vào khung CPC nên cần phải đưa vào danh sách”.
Các thành viên ủy ban này cũng đã có cuộc gặp gỡ bà bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton vào tháng 6 vừa qua về việc Ủy Ban tiếp tục khuyến cáo bà nên tiếp tục giữ tên 13 quốc gia nằm trong danh sách, đó là: Miến Điện, Eritrea, Iran, Iraq, Nigeria, Bắc hàn, Pakistan, Trung Quốc, Ả-Rập, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.
Ủy Ban USCIRF cũng khuyến cáo rằng cần phải có các biện pháp cứng rắn hơn đối với tám quốc gia hiện đang nằm trong danh sách CPC mới nhất của Bộ Ngoai giao, đó là Miến Điện, Eritrea, Iran, Bắc hàn, Trung Quốc, Ả-Rập, Sudan, và Uzbekistan.
Ủy Ban USCIRF cũng tiếp tục có nhiều quan điểm dị biệt với Bộ Ngoại giao về việc thẩm định các điều kiện tự do tôn giáo tại các quốc gia này và các biện pháp thực thi.
Những dị biệt này bao gồm:
• Bộ Ngoại giao chính thức thông báo trong năm 2006 rằng chính phủ Ả-Rập xác định đã đưa ra hằng loạt chính sách cho phép các hoạt động tôn giáo rộng rãi hơn tại vương quốc này. Hơn 3 năm sau, hầu như chẳng có chính sách nào được thực thi cả. Duy nhất một điều được thực thi đó là các lời lẽ gay gắt cực doan được rút bỏ khỏi sách giáo khoa. Kỳ hạn đã đáo vào tháng Bảy 2008. Hồ sơ nhân quyền của Bộ Ngoại giao công bố năm nay đã kết luận rằng sách giáo khoa của chính phủ Ả-Rập “vẫn còn một số ngôn từ không dung dưỡng các bản sắc tôn giáo khác,... và trong một số trường hợp còn đưa ra ngụy biện cho các hành động bạo động đối với các nhóm tôn giáo khác”. Một cuộc kiểm tra sách giáo khoa tôn giáo được sử dụng trong năm học 2008-2009 cho thấy hầu như không có gì thay đổi. Kể từ năm 2005, Hoa Kỳ đã vì quyền lợi quốc gia mà nương tay đối với các vi phạm như vậy.
Ông Leo nói rằng: “Đã đến lúc Hoa Kỳ phải dẹp bỏ việc nương tay và phải có biện pháp hành xử theo Bộ luật IRFA. Làm được điều này, có nghĩa là chính phủ Obama thật sự quan tâm đến vấn đề và nó sẽ cho Hoa Kỳ thêm lực bẩy để thúc bách Ả-Rập phải thực sự cải tổ hệ thống giáo dục của mình. Đó mới thực sự là quyền lợi quốc gia của chúng ta”.
• Kể từ năm 2002 Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng Pakistan phải bị áp đặt khung “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC)”, nhưng Bộ Ngoại giao đã không làm theo khuyến cáo đó.
Một số bộ luật, bao gồm Bộ luật chống Hồi giáo, luật chống phỉ báng, đã tước đi quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và châm thêm dầu vào lửa khiến bạo động leo thang, mà Pakistan đang đưa ra để áp đặt vào các nhóm tôn giáo thiểu số có quan điểm khác biệt. Sau một vụ việc mới đây, mà theo đó người ta đã truy tố oan tội phỉ báng, đưa đến hàng loạt bạo động đốt nhà giết người xảy ra sau đó, khiến cho chính phủ Pakistan phải tuyên bố là sẽ xem xét lại bộ luật chống phỉ báng.
Bà Nina Shea, thành viên Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ nói “Vì đây là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách, chính phủ Hoa Kỳ cần phải làm bất cứ điều gì có thể để hỗ trợ những nỗ lực của chúng ta. Những điều luật này rất dễ bị người ta xem nhẹ, do đó sẽ tạo cơ hội cho những kẻ cực đoan quyền kiểm soát xã hội dân sự và sẽ làm phương hại đến mục tiêu của các chính sách đối ngoại tại các quốc gia và khu vực”.
• Một phái đoàn Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam tháng 5 năm 2009 và qua chuyến đi này đã cho thấy mức độ trù dập của công an đối với các hoạt động tôn giáo. Ủy Ban nhận thấy nhà nước Việt Nam sử dụng việc giam cầm các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như các hành động trù dập khác, để thực thi chính sách trấn áp, kềm chế sự lớn mạnh của các tôn giáo như Phật giáo, Hòa Hảo, và các nhóm Tin Lành. Như thế thì rõ ràng là Việt Nam phải bị liệt kê là “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC). Kể từ sau chuyến đi vừa rồi của Uỷ Ban thì lại xảy ra thêm nhiều sự việc khác nữa: nhiều lãnh đạo Tin Lành bị giam giữ, công an lục soát một số nhà thờ Tin Lành và chùa Phật giáo, đuổi sư sãi ra khỏi nơi tu hành và sử dụng bạo lực để đàn áp các giáo dân Công giáo cầu nguyện trong ôn hòa trên các mảnh đất của họ.
Riêng ông Michael Cromartie, phó chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ phát biểu: “Chính phủ không thể nào bào chữa cho việc không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Chứng cớ đã quá rõ ràng đối với các vi phạm tự do tôn giáo và trong quá khứ việc áp đặt vào danh sách CPC đã chứng tỏ hữu hiệu trong việc giúp đem đến những thay đổi rõ ràng mà không ảnh hưởng đến các quyền lợi song phương”.
Các đánh giá của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ được ghi rõ trong bản báo cáo Thường niên năm 2009, và có tại http://www.uscirf.gov
Ông Leo nói “Mặc dầu có những khác biệt trong chính sách, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ vẫn khuyến cáo Bộ Ngoại giao, Sở chuyên trách vấn đề Tự do Tôn giáo Quốc tế và các nhà ngoại giao trên khắp thế giới hãy cố gắng giám sát vấn đề trù dập và giới hạn tự do tôn giáo trên toàn thế giới”.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) là một tổ chức độc lập trực thuộc chính phủ, chịu sự quản lý của cả hai đảng. Các thành viên Ủy ban là do Tổng thống và các lãnh tụ lưỡng đảng tại Hạ viện & Thượng viện chỉ định. Trách nhiệm chính của Ủy Ban là xem xét, thẩm định các trường hợp vi phạm tự do tôn giáo trên khắp thế giới và đưa ra những khuyến cáo lên Tổng thống, Ngoại trưởng và Hạ Viện.
(Nguồn: http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20091028_01.htm)
Ông Leonard Leo, chủ tịch USCIRF nói: “Cho đến hôm nay, Tổng thống Obama vẫn thường xuyên đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo trong các bài diễn văn của mình ở hải ngoại nhưng hầu như chưa có hành động cụ thể nào, và chúng tôi hy vọng rằng bản báo cáo này sẽ là hành động thiết thực của chính phủ Obama. Bản báo cáo này có thể là luận cứ vững chắc để xác định việc thực thi hữu hiệu chính sách của Hoa Kỳ đối với các quốc gia vi phạm. Bản báo cáo chỉ rõ rằng Hoa Kỳ cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện tình hình”.
Bộ luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (IRFA) đòi hỏi Bộ Ngoại giao Hoa kỳ phải tiến hành thẩm định hằng năm đối với các quốc gia để “xác định xem chính phủ của quốc gia đó có hay không vi phạm hoặc dung túng việc vi phạm tự do tôn giáo”. Bất cứ quốc gia nào rơi vào khung định nghĩa đó đều bị xem là “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC), và chính phủ Hoa Kỳ phải có những hành động cụ thể đối với những quốc gia CPC này. Bộ luật IRFA cũng đưa ra một số khung hành động cụ thể, chẳng hạn như thương thảo hai chiều hoặc cấm vận.
Ông Leonard Leo cũng nói rằng “Cả hai chính phủ Cộng Hòa và Dân Chủ đã không triệt để áp đặt khung “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Theo như những điều được nêu ra trong bản báo cáo đầu tiên của chính phủ Obama thì tự do tôn giáo vẫn bị trù dập tại các quốc gia đã bị áp đặt khung CPC. Nhưng có điều là bản báo cáo cũng đã đưa ra nhiều chi tiết cho thấy là cả Pakistan và Việt Nam đều lọt vào khung CPC nên cần phải đưa vào danh sách”.
Các thành viên ủy ban này cũng đã có cuộc gặp gỡ bà bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton vào tháng 6 vừa qua về việc Ủy Ban tiếp tục khuyến cáo bà nên tiếp tục giữ tên 13 quốc gia nằm trong danh sách, đó là: Miến Điện, Eritrea, Iran, Iraq, Nigeria, Bắc hàn, Pakistan, Trung Quốc, Ả-Rập, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.
Ủy Ban USCIRF cũng khuyến cáo rằng cần phải có các biện pháp cứng rắn hơn đối với tám quốc gia hiện đang nằm trong danh sách CPC mới nhất của Bộ Ngoai giao, đó là Miến Điện, Eritrea, Iran, Bắc hàn, Trung Quốc, Ả-Rập, Sudan, và Uzbekistan.
Ủy Ban USCIRF cũng tiếp tục có nhiều quan điểm dị biệt với Bộ Ngoại giao về việc thẩm định các điều kiện tự do tôn giáo tại các quốc gia này và các biện pháp thực thi.
Những dị biệt này bao gồm:
• Bộ Ngoại giao chính thức thông báo trong năm 2006 rằng chính phủ Ả-Rập xác định đã đưa ra hằng loạt chính sách cho phép các hoạt động tôn giáo rộng rãi hơn tại vương quốc này. Hơn 3 năm sau, hầu như chẳng có chính sách nào được thực thi cả. Duy nhất một điều được thực thi đó là các lời lẽ gay gắt cực doan được rút bỏ khỏi sách giáo khoa. Kỳ hạn đã đáo vào tháng Bảy 2008. Hồ sơ nhân quyền của Bộ Ngoại giao công bố năm nay đã kết luận rằng sách giáo khoa của chính phủ Ả-Rập “vẫn còn một số ngôn từ không dung dưỡng các bản sắc tôn giáo khác,... và trong một số trường hợp còn đưa ra ngụy biện cho các hành động bạo động đối với các nhóm tôn giáo khác”. Một cuộc kiểm tra sách giáo khoa tôn giáo được sử dụng trong năm học 2008-2009 cho thấy hầu như không có gì thay đổi. Kể từ năm 2005, Hoa Kỳ đã vì quyền lợi quốc gia mà nương tay đối với các vi phạm như vậy.
Ông Leo nói rằng: “Đã đến lúc Hoa Kỳ phải dẹp bỏ việc nương tay và phải có biện pháp hành xử theo Bộ luật IRFA. Làm được điều này, có nghĩa là chính phủ Obama thật sự quan tâm đến vấn đề và nó sẽ cho Hoa Kỳ thêm lực bẩy để thúc bách Ả-Rập phải thực sự cải tổ hệ thống giáo dục của mình. Đó mới thực sự là quyền lợi quốc gia của chúng ta”.
• Kể từ năm 2002 Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng Pakistan phải bị áp đặt khung “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC)”, nhưng Bộ Ngoại giao đã không làm theo khuyến cáo đó.
Một số bộ luật, bao gồm Bộ luật chống Hồi giáo, luật chống phỉ báng, đã tước đi quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và châm thêm dầu vào lửa khiến bạo động leo thang, mà Pakistan đang đưa ra để áp đặt vào các nhóm tôn giáo thiểu số có quan điểm khác biệt. Sau một vụ việc mới đây, mà theo đó người ta đã truy tố oan tội phỉ báng, đưa đến hàng loạt bạo động đốt nhà giết người xảy ra sau đó, khiến cho chính phủ Pakistan phải tuyên bố là sẽ xem xét lại bộ luật chống phỉ báng.
Bà Nina Shea, thành viên Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ nói “Vì đây là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách, chính phủ Hoa Kỳ cần phải làm bất cứ điều gì có thể để hỗ trợ những nỗ lực của chúng ta. Những điều luật này rất dễ bị người ta xem nhẹ, do đó sẽ tạo cơ hội cho những kẻ cực đoan quyền kiểm soát xã hội dân sự và sẽ làm phương hại đến mục tiêu của các chính sách đối ngoại tại các quốc gia và khu vực”.
• Một phái đoàn Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam tháng 5 năm 2009 và qua chuyến đi này đã cho thấy mức độ trù dập của công an đối với các hoạt động tôn giáo. Ủy Ban nhận thấy nhà nước Việt Nam sử dụng việc giam cầm các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như các hành động trù dập khác, để thực thi chính sách trấn áp, kềm chế sự lớn mạnh của các tôn giáo như Phật giáo, Hòa Hảo, và các nhóm Tin Lành. Như thế thì rõ ràng là Việt Nam phải bị liệt kê là “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC). Kể từ sau chuyến đi vừa rồi của Uỷ Ban thì lại xảy ra thêm nhiều sự việc khác nữa: nhiều lãnh đạo Tin Lành bị giam giữ, công an lục soát một số nhà thờ Tin Lành và chùa Phật giáo, đuổi sư sãi ra khỏi nơi tu hành và sử dụng bạo lực để đàn áp các giáo dân Công giáo cầu nguyện trong ôn hòa trên các mảnh đất của họ.
Riêng ông Michael Cromartie, phó chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ phát biểu: “Chính phủ không thể nào bào chữa cho việc không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Chứng cớ đã quá rõ ràng đối với các vi phạm tự do tôn giáo và trong quá khứ việc áp đặt vào danh sách CPC đã chứng tỏ hữu hiệu trong việc giúp đem đến những thay đổi rõ ràng mà không ảnh hưởng đến các quyền lợi song phương”.
Các đánh giá của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ được ghi rõ trong bản báo cáo Thường niên năm 2009, và có tại http://www.uscirf.gov
Ông Leo nói “Mặc dầu có những khác biệt trong chính sách, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ vẫn khuyến cáo Bộ Ngoại giao, Sở chuyên trách vấn đề Tự do Tôn giáo Quốc tế và các nhà ngoại giao trên khắp thế giới hãy cố gắng giám sát vấn đề trù dập và giới hạn tự do tôn giáo trên toàn thế giới”.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) là một tổ chức độc lập trực thuộc chính phủ, chịu sự quản lý của cả hai đảng. Các thành viên Ủy ban là do Tổng thống và các lãnh tụ lưỡng đảng tại Hạ viện & Thượng viện chỉ định. Trách nhiệm chính của Ủy Ban là xem xét, thẩm định các trường hợp vi phạm tự do tôn giáo trên khắp thế giới và đưa ra những khuyến cáo lên Tổng thống, Ngoại trưởng và Hạ Viện.
(Nguồn: http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20091028_01.htm)