Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Quốc hội thứ I của nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Thế là chế độ mới có những chiếc áo hợp pháp: Chính phủ. Cơ quan lập pháp: Quốc hội. Đủ lông đủ cánh, song còn sợ những thế lực ở bên vặt lông, bẻ cánh. Đó là quân Tàu giải giáp quân Nhật ở Bắc, quân Anh giải giáp quân Nhật ở Nam, ngơười Pháp còn sót lại đã phỗng tay trên, họ đã đi được với quân Anh; nhơư trong vụ trao Nam Bộ Phủ cho Pháp. ở miền Bắc, quân Tàu bắt cá hai tay: cả Pháp, cả Việt Nam. Việt Nam thì cả Việt Minh cả Việt Cách. Đối với người Tàu, thì Việt Minh thi hành cái lối thông dụng của mọi thời đại, mà sau này người ta gọi là ‘lót tay’. Nghe đâu ông Lư Hán, ngươời đứng đầu quân giải giáp mà được ‘lót tay’ hay ‘cùm tay’ bằng những kilô vàng ròng thu được trong kỳ quyên góp được gọi là ‘tuần lễ vàng’.
Người Pháp vẫn lăm le trở lại Đông Dương. ở miền Nam, họ đã đi đôi, và đến chỗ thay thế quân Anh. ở miền Bắc, họ cũng chơi lối đó với quân Tàu, với sự đồng ý ngầm của Đồng Minh. Nói đúng hơn của Mỹ - Anh, vì các nươớc này vẫn chủ trươơng không để Cộng sản ngóc lên. ở chỗ này Việt Minh ta cũng khéo léo, biết rằng thế nào Pháp cũng đổ bộ lên được. Lúc này họ đang ở ngoài Vịnh Bắc Bộ, họ ngầm điều đình ở Pháp – tướng Leclair, tổng chỉ huy quân sự Thái Bình Dương và ông Santeny, nhà chính trị vẫn khéo léo đi với Cộng sản.
Hiệp ước “Vịnh Hạ Long” 3-3-1946 được ký kết. Hôm nay, các đơường phố Hà Nội trên các bức tường, đều dán những bích trương bản ký kết Hạ Long giữa ông Hồ Chí Minh và Pháp, ai nấy đều ngỡ ngàng và phẫn nộ: “Sao mà quay đầu nhanh chóng thế?” Từ đảo chính Nhật, Chính phủ Trần Trọng Kim, bao là nỗ lực quét sạch mọi tàn tích Pháp, cả những bức tượng đầm xòe, biểu tượng thần tự do, tơượng toàn quyền Paul Bert đều bị dân chúng buộc giây vào cổ lôi xuống, Các đài kỷ niệm Jean Dupuis, Tứ Dân ở vườn hoa Canh nông đều bị dẹp bỏ. Thế mà ngày nay, quân Pháp lại đường đường trở về bằng một hiệp định. Theo hiệp định: Quân đội Pháp sẽ đổ bộ và đóng ở bốn địa điểm trong vòng năm năm. Bốn địa điểm là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Lạng Sơn.
Dân chúng phẫn nộ xé những bích trương cũng không cản nổi đươợc quân Pháp rầm rộ, lập tức kéo đến bốn địa điểm đó. Nhưng uy tín của Việt Minh, ông Hồ Chí Minh không thể không bị suy giảm, lung lay; nên lập tức ông Hồ Chí Minh cho triệu tập một cuộc mit-tinh trơước Nhà Hát Lớn Hà Nội, để trấn an dân chúng thơ ngây, bằng những lời lẽ cũng rất thơ ngây: “Hỡi quốc dân đồng bào, tôi xin hỏi, bây giờ để cho quân Pháp lên đóng ở bốn địa điểm đó, rồi hết năm năm, họ sẽ rút lui, ta không mất một viên đạn nào, hay là ta đứng lên đánh đuổi họ, chinh chiến với họ nhiều năm với nhiều tàn phá. Đàng nào hơn?”.
Một đám ngây ngô hoặc chân tay của họ, dĩ nhiên là hoan hô giải pháp thứ nhất. Một số lớn khác bực tức nhưng lặng lẽ, họ chưa quen hô ‘đả đảo’, ‘đả đảo’, vì chưa ai mớm cho họ - sự lặng lẽ đó bị phá tan bởi mấy tiếng nổ lựu đạn, do những người phẫn uất cực độ ném ra. Tôi biết một người ném hôm đó: Anh Tuyên, em cha Bằng, trước đây đã đi học mấy năm ở Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên, không biết có ai chết không.
Quân Pháp chỗm chệ ngồi trên bốn địa điểm ở Bắc Kỳ, quân Tàu chuẩn bị rút đi; Ông Vũ Hải Thần, lãnh tụ của Việt Cách - Quốc Dân Đảng mất chỗ dựa, lục tục rút lui vào bóng tối, cả ba nghị sĩ Quốc Dân Đảng dần dần không ai nghe nói đến.
Song nay, một cuộc đọ sức ngầm giữa Cộng sản Việt Minh và Mặt trận Quốc gia ló diện. Thường chỉ bằng những cuộc đối đầu tuyên truyền. Báo chí bên này nói thế này, bên kia lại khác. Bên nào cũng nói hay nói phải cho mình. Thỉnh thoảng tờ Thanh Niên Công Giáo Cứu Quốc được dán ở trước Nhà Thờ Lớn, bị xé liền; Báo tin tức của bác sỹ Phan Huy Đán, đứng đầu Đại Việt, tờ ‘Thiết thực’ được hâm mộ đặc biệt, vì phơi bày những thủ đoạn của Việt Minh Cộng sản, những dối trá của Việt Minh.
Ôn Nhu Hầu, có trụ sở của Quốc Dân Đảng, sau này bị Việt Minh cho là ổ tội ác, vì họ bảo đó là nơi thanh toán những chiến sĩ Cộng sản. Ôn Nhu Hầu được Việt Minh coi là điển hình tội lỗi của Quốc Dân Đảng.
Thế là chế độ mới có những chiếc áo hợp pháp: Chính phủ. Cơ quan lập pháp: Quốc hội. Đủ lông đủ cánh, song còn sợ những thế lực ở bên vặt lông, bẻ cánh. Đó là quân Tàu giải giáp quân Nhật ở Bắc, quân Anh giải giáp quân Nhật ở Nam, ngơười Pháp còn sót lại đã phỗng tay trên, họ đã đi được với quân Anh; nhơư trong vụ trao Nam Bộ Phủ cho Pháp. ở miền Bắc, quân Tàu bắt cá hai tay: cả Pháp, cả Việt Nam. Việt Nam thì cả Việt Minh cả Việt Cách. Đối với người Tàu, thì Việt Minh thi hành cái lối thông dụng của mọi thời đại, mà sau này người ta gọi là ‘lót tay’. Nghe đâu ông Lư Hán, ngươời đứng đầu quân giải giáp mà được ‘lót tay’ hay ‘cùm tay’ bằng những kilô vàng ròng thu được trong kỳ quyên góp được gọi là ‘tuần lễ vàng’.
Người Pháp vẫn lăm le trở lại Đông Dương. ở miền Nam, họ đã đi đôi, và đến chỗ thay thế quân Anh. ở miền Bắc, họ cũng chơi lối đó với quân Tàu, với sự đồng ý ngầm của Đồng Minh. Nói đúng hơn của Mỹ - Anh, vì các nươớc này vẫn chủ trươơng không để Cộng sản ngóc lên. ở chỗ này Việt Minh ta cũng khéo léo, biết rằng thế nào Pháp cũng đổ bộ lên được. Lúc này họ đang ở ngoài Vịnh Bắc Bộ, họ ngầm điều đình ở Pháp – tướng Leclair, tổng chỉ huy quân sự Thái Bình Dương và ông Santeny, nhà chính trị vẫn khéo léo đi với Cộng sản.
Hiệp ước “Vịnh Hạ Long” 3-3-1946 được ký kết. Hôm nay, các đơường phố Hà Nội trên các bức tường, đều dán những bích trương bản ký kết Hạ Long giữa ông Hồ Chí Minh và Pháp, ai nấy đều ngỡ ngàng và phẫn nộ: “Sao mà quay đầu nhanh chóng thế?” Từ đảo chính Nhật, Chính phủ Trần Trọng Kim, bao là nỗ lực quét sạch mọi tàn tích Pháp, cả những bức tượng đầm xòe, biểu tượng thần tự do, tơượng toàn quyền Paul Bert đều bị dân chúng buộc giây vào cổ lôi xuống, Các đài kỷ niệm Jean Dupuis, Tứ Dân ở vườn hoa Canh nông đều bị dẹp bỏ. Thế mà ngày nay, quân Pháp lại đường đường trở về bằng một hiệp định. Theo hiệp định: Quân đội Pháp sẽ đổ bộ và đóng ở bốn địa điểm trong vòng năm năm. Bốn địa điểm là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Lạng Sơn.
Dân chúng phẫn nộ xé những bích trương cũng không cản nổi đươợc quân Pháp rầm rộ, lập tức kéo đến bốn địa điểm đó. Nhưng uy tín của Việt Minh, ông Hồ Chí Minh không thể không bị suy giảm, lung lay; nên lập tức ông Hồ Chí Minh cho triệu tập một cuộc mit-tinh trơước Nhà Hát Lớn Hà Nội, để trấn an dân chúng thơ ngây, bằng những lời lẽ cũng rất thơ ngây: “Hỡi quốc dân đồng bào, tôi xin hỏi, bây giờ để cho quân Pháp lên đóng ở bốn địa điểm đó, rồi hết năm năm, họ sẽ rút lui, ta không mất một viên đạn nào, hay là ta đứng lên đánh đuổi họ, chinh chiến với họ nhiều năm với nhiều tàn phá. Đàng nào hơn?”.
Một đám ngây ngô hoặc chân tay của họ, dĩ nhiên là hoan hô giải pháp thứ nhất. Một số lớn khác bực tức nhưng lặng lẽ, họ chưa quen hô ‘đả đảo’, ‘đả đảo’, vì chưa ai mớm cho họ - sự lặng lẽ đó bị phá tan bởi mấy tiếng nổ lựu đạn, do những người phẫn uất cực độ ném ra. Tôi biết một người ném hôm đó: Anh Tuyên, em cha Bằng, trước đây đã đi học mấy năm ở Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên, không biết có ai chết không.
Quân Pháp chỗm chệ ngồi trên bốn địa điểm ở Bắc Kỳ, quân Tàu chuẩn bị rút đi; Ông Vũ Hải Thần, lãnh tụ của Việt Cách - Quốc Dân Đảng mất chỗ dựa, lục tục rút lui vào bóng tối, cả ba nghị sĩ Quốc Dân Đảng dần dần không ai nghe nói đến.
Song nay, một cuộc đọ sức ngầm giữa Cộng sản Việt Minh và Mặt trận Quốc gia ló diện. Thường chỉ bằng những cuộc đối đầu tuyên truyền. Báo chí bên này nói thế này, bên kia lại khác. Bên nào cũng nói hay nói phải cho mình. Thỉnh thoảng tờ Thanh Niên Công Giáo Cứu Quốc được dán ở trước Nhà Thờ Lớn, bị xé liền; Báo tin tức của bác sỹ Phan Huy Đán, đứng đầu Đại Việt, tờ ‘Thiết thực’ được hâm mộ đặc biệt, vì phơi bày những thủ đoạn của Việt Minh Cộng sản, những dối trá của Việt Minh.
Ôn Nhu Hầu, có trụ sở của Quốc Dân Đảng, sau này bị Việt Minh cho là ổ tội ác, vì họ bảo đó là nơi thanh toán những chiến sĩ Cộng sản. Ôn Nhu Hầu được Việt Minh coi là điển hình tội lỗi của Quốc Dân Đảng.