Tiếp kiến ngày thứ tư
Rôme, Thứ Tư 2 tháng 9, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI một nữa lại lên tiếng tố cáo sự “phi lý của chiến tranh,” trong một bài diễn từ bằng tiếng Ba Lan, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày 1 tháng 9, 1939, khi quân đội Đức xâm chiến Ba Lan.
Vào lúc mở đầu của cuộc tiếp kiến chung, trong sảnh đường Phaolô VI tại Vatican, Đức Thánh Cha theo thông lệ, đã nói với người Ba Lan hiện diện và được trực tiếp truyền hình. Điệp văn của Đức Thánh Cha sẽ được đăng trên trang đầu của báo L'Ossetvatore Romano bằng tiếng Ý ngày 3 tháng 9 với tiêu đề: “Sự phi lý của chiến tranh,” và bình luận: “Đức Thánh Cha nhắc lại thảm kích của Thế Chiến thứ Hai.”
Đức Thánh Cha nói, “Tôi thân ái chào mừng các bạn hành hương người Ba Lan. Ngày hôm qua, chúng ta đã tưởng nhớ lúc khởi đầu của Thế Chiến Thứ Hai 70 năm về trước.”
Đức Thánh Cha đã nhắc lại những vết thương lịch sử vẫn hãy còn tàn phá các quốc gia: “Những thảm cảnh của nhân loại và sự phi lý của chiến tranh vẫn còn in sâu trong ký ức của các dân tộc.”
Ngài đã mời gọi cầu nguyện cho sự hòa giải: “Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho tinh thần tha thứ, bình an và hòa giải xâm nhập trái tim của mọi con người.”
Đức Thánh Cha đã thấy ở đây ngày nay một sự khẩn cấp: “Âu Châu và thế giới cần có một tinh thần hiệp nhất.”
Đức Thánh Cha mời gọi “xây dựng” sự hiệp nhất này “trên Đức Kitô và Phúc Âm, trên căn bản của bác ái và chân lý.”
Ngài đã kết luận: “Tôi ưu ái ban phép lành cho tất cả các bạn hiện diện nơi đây và cho tất cả những ai đóng góp cho việc tạo dựng một bầu khí hòa bình.”
Đức Hồng Joseph Ratzinger đã trình bầy đề tài “Tìm kiếm hoà bình” tại Caen, ngày 5 tháng 6, 2004, trong một đại hội kỷ niệm 60 năm ngày Quân Đội Đồng Minh đổ bộ tại Normandie (6 tháng 6, 1944.)
Đây là những lời đầu tiên, được ghi dấu ấn của niềm hy vọng: “Khi bắt đầu cuộc đổ bộ của quân đội Đồng Minh vào đất Pháp đã bị quân Đức Quốc Xã chiếm đóng ngày 5 tháng 6, 1944, đó là một dấu hiệu của niềm hy vọng cho mọi dân nước trên hoàn cầu, và cũng cho đa số người Đức là: hoà bình và tự do sắp đến với Âu Châu.”
Rôme, Thứ Tư 2 tháng 9, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI một nữa lại lên tiếng tố cáo sự “phi lý của chiến tranh,” trong một bài diễn từ bằng tiếng Ba Lan, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày 1 tháng 9, 1939, khi quân đội Đức xâm chiến Ba Lan.
Vào lúc mở đầu của cuộc tiếp kiến chung, trong sảnh đường Phaolô VI tại Vatican, Đức Thánh Cha theo thông lệ, đã nói với người Ba Lan hiện diện và được trực tiếp truyền hình. Điệp văn của Đức Thánh Cha sẽ được đăng trên trang đầu của báo L'Ossetvatore Romano bằng tiếng Ý ngày 3 tháng 9 với tiêu đề: “Sự phi lý của chiến tranh,” và bình luận: “Đức Thánh Cha nhắc lại thảm kích của Thế Chiến thứ Hai.”
Đức Thánh Cha nói, “Tôi thân ái chào mừng các bạn hành hương người Ba Lan. Ngày hôm qua, chúng ta đã tưởng nhớ lúc khởi đầu của Thế Chiến Thứ Hai 70 năm về trước.”
Đức Thánh Cha đã nhắc lại những vết thương lịch sử vẫn hãy còn tàn phá các quốc gia: “Những thảm cảnh của nhân loại và sự phi lý của chiến tranh vẫn còn in sâu trong ký ức của các dân tộc.”
Ngài đã mời gọi cầu nguyện cho sự hòa giải: “Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho tinh thần tha thứ, bình an và hòa giải xâm nhập trái tim của mọi con người.”
Đức Thánh Cha đã thấy ở đây ngày nay một sự khẩn cấp: “Âu Châu và thế giới cần có một tinh thần hiệp nhất.”
Đức Thánh Cha mời gọi “xây dựng” sự hiệp nhất này “trên Đức Kitô và Phúc Âm, trên căn bản của bác ái và chân lý.”
Ngài đã kết luận: “Tôi ưu ái ban phép lành cho tất cả các bạn hiện diện nơi đây và cho tất cả những ai đóng góp cho việc tạo dựng một bầu khí hòa bình.”
Đức Hồng Joseph Ratzinger đã trình bầy đề tài “Tìm kiếm hoà bình” tại Caen, ngày 5 tháng 6, 2004, trong một đại hội kỷ niệm 60 năm ngày Quân Đội Đồng Minh đổ bộ tại Normandie (6 tháng 6, 1944.)
Đây là những lời đầu tiên, được ghi dấu ấn của niềm hy vọng: “Khi bắt đầu cuộc đổ bộ của quân đội Đồng Minh vào đất Pháp đã bị quân Đức Quốc Xã chiếm đóng ngày 5 tháng 6, 1944, đó là một dấu hiệu của niềm hy vọng cho mọi dân nước trên hoàn cầu, và cũng cho đa số người Đức là: hoà bình và tự do sắp đến với Âu Châu.”