Vụ Tam Toà: Sự hiệp thông, tình liên đới là vũ khí để tự vệ
“Khí giới chúng tôi dùng để chiến đấu không phải là thứ khí giới thuộc xác thịt, nhưng là những khí giới, nhờ Thiên Chúa, có sức đánh đổ các đồn lũy” (2 Côrintô 10:4).
Ngay khi cuộc đàn áp tôn giáo có đổ máu tại giáo xứ Tam Toà, Quảng Bình vừa xảy ra hôm 20/7, giới lãnh đạo Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh đã khẩn thiết phổ biến lời kêu gọi mọi người thiện chí hiệp ý cầu nguyện và thể hiện tình liên đới. Họ tin rằng, đối mặt với bạo quyền bất chấp đạo lý, chỉ có sự hiệp thông và tình liên đới là vũ khí chiến lược để tự vệ.
Là con người đức tin, các tín hữu xác tín rằng, lời cầu nguyện có sức đánh bật các đồn lũy. Mẹ Têrêxa thành Calculta cũng đã nói điều tương tự, “Khi tôi băng qua biên giới để tiến vào giải Gaza, tại trạm canh người ta hỏi tôi có mang vũ khí gì không, tôi nói: ‘Có, đó là các cuốn sách cầu nguyện’”.
Đây cũng là chiến lược mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã áp dụng trong cuộc chiến đánh đổ chế độ Cọng Sản tại Đông Âu vào thập niên 1980. Vũ khí của ngài là Lời Chúa, sự thật, và phong trào quần chúng bất bạo động. Với niềm tin vững vàng, ngài đã trấn an mọi người, “Đừng sợ!”
Thể hiện tinh thần hiệp thông, lúc đó thế giới tự do không những đã hỗ trợ tinh thần mà còn yểm trợ một cách rất cụ thể bằng vật chất nữa. Phong trào công nhân Đoàn Kết Ba Lan đã được sự giúp đỡ tận tình với các thiết bị thông tin, tình báo, và tài chánh một cách mạnh mẽ, nhất là từ các bạn hữu tại Hoa Kỳ.
Cuộc đấu tranh của Thái Hà và Toà Khâm Sứ được đứng vững cho đến nay cũng là nhờ sự hiệp thông. Chính vì tin tức cập nhật quảng bá rộng rãi và sự thật được phô bày, cuộc đấu tranh tại các nơi nầy đã gây được sự đồng tình và hỗ trợ của nhiều người thiện chí trong và ngoài nước. Vì vậy, chế độ quen thói độc tài đã bị chùn tay.
Trong vụ Thái Hà, vị giám mục 82 tuổi của Giáo Phận Vinh, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, khi tham dự buổi cầu nguyện hiệp thông tại hiện trường Thái Hà bị trấn áp, đã lên tiếng, “Việc của Thái Hà là việc của Vinh, và việc của Vinh là việc của Thái Hà”. Lời phát biểu nầy đã phản ánh ý thức sức mạnh hiệp thông của những dân oan, là những người có lẽ phải nhưng không một tấc sắt trong tay.
Giờ đây, việc của Vinh đã nổ ra và một trong những nơi đã nhanh chóng gửi thông điệp hiệp thông là Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế. Hội Ái Hữu Địa Phận Vinh Bắc Cali cũng mau mắn phổ biến Thư Hiệp Thông đến với Tam Toà sau khi biến động bùng nổ.
Hưởng ứng lời kêu gọi, các nơi khác cũng đã khởi sự chiến dịch hiệp thông. Tại nhiều nơi, trong nước cũng như hải ngoại, đã có các cuộc lễ đốt nến cầu nguyện cho các nạn nhân và bày tỏ tình liên đới với giáo xứ Tam Toà, Giáo Phận Vinh.
Vào chủ nhật 26/7, trên 200 ngàn trong tổng số gần nửa triệu giáo dân Nghệ Tĩnh Bình, dưới sự lãnh đạo của các linh mục, đã đồng loạt tập họp tại các thánh đường trong giáo phận để bày tỏ tình hiệp thông với các nạn nhân tại Tam Toà. Có những nơi tập trung đến 30, 40 ngàn người. Họ nêu cao khẩu hiệu, “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”.
Mặt khác, tuy không ảo tưởng trước thiện chí của những kẻ bất chấp đạo lý, Toà Giám Mục Xã Đoài vẫn phản kháng bạo quyền bằng các phương thức hành chánh và luật pháp. Các văn bản được liên tục gửi đến nhà cầm quyền để phản đối, đồng thời, thông tin đó còn được phổ biến rộng rãi trên mạng nhằm giúp công luận nắm bắt được tình hình cập nhật.
Đó là điều không may cho chế độ độc tài đảng trị vì các phương tiện truyền thông quảng bá hiện đại đã đánh đổ khả năng bưng bít của họ. Hơn nữa, vì được sự hậu thuẫn của những người thiện chí và trước sự bức bách dồn tới chân tường, người dân trong nước bây giờ không còn sợ hãi khúm núm trước họng súng của nhà cầm quyền, nhưng sẵn sàng bảo vệ lẽ phải và hy sinh cho công lý và hoà bình.
Cuộc đàn áp tại Tam Toà xảy ra đúng vào ngày Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đến Mỹ, sau khi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô, và yết kiến Đức Giáo Hoàng tại La Mã. Đây là sự trùng hợp thần kỳ, vì nhờ sự đích thân hiện diện của ngài, dư luận càng chú ý hơn sự kiện Tam Toà.
Là giám mục hiệp thông Toà Thánh La Mã, ngài có cương vị để liên hệ với các giám mục Mỹ địa phương nhằm phổ biến thông tin và kêu cứu sự bênh vực và đồng tình ủng hộ. Tại các cộng đồng Công Giáo Việt đông đảo trên đất Mỹ, ngài cũng có cơ hội gióng lên tiếng nói cho mọi người được rõ, giáo phận của ngài đang bị bách hại dã man bởi chế độ hiện hành, nhằm kiếm tìm sự hỗ trợ.
Khi thông điệp kêu cứu của vị mục tử mang trọng trách với nửa triệu giáo dân được loan truyền, việc của Tam Toà sẽ trở thành việc của mọi người thiện chí, trong cũng như ngoài nước. Vai trò của người Việt hải ngoại, lương cũng như giáo, vì thế, khi liên kết hiệp thông, sẽ góp phần quyết định đáng kể cho công cuộc đấu tranh đòi công bình và lẽ phải không những chỉ cho Tam Toà mà còn cho các nơi tương tự nơi quê nhà Việt Nam.
“Khí giới chúng tôi dùng để chiến đấu không phải là thứ khí giới thuộc xác thịt, nhưng là những khí giới, nhờ Thiên Chúa, có sức đánh đổ các đồn lũy” (2 Côrintô 10:4).
Ngay khi cuộc đàn áp tôn giáo có đổ máu tại giáo xứ Tam Toà, Quảng Bình vừa xảy ra hôm 20/7, giới lãnh đạo Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh đã khẩn thiết phổ biến lời kêu gọi mọi người thiện chí hiệp ý cầu nguyện và thể hiện tình liên đới. Họ tin rằng, đối mặt với bạo quyền bất chấp đạo lý, chỉ có sự hiệp thông và tình liên đới là vũ khí chiến lược để tự vệ.
Là con người đức tin, các tín hữu xác tín rằng, lời cầu nguyện có sức đánh bật các đồn lũy. Mẹ Têrêxa thành Calculta cũng đã nói điều tương tự, “Khi tôi băng qua biên giới để tiến vào giải Gaza, tại trạm canh người ta hỏi tôi có mang vũ khí gì không, tôi nói: ‘Có, đó là các cuốn sách cầu nguyện’”.
Đây cũng là chiến lược mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã áp dụng trong cuộc chiến đánh đổ chế độ Cọng Sản tại Đông Âu vào thập niên 1980. Vũ khí của ngài là Lời Chúa, sự thật, và phong trào quần chúng bất bạo động. Với niềm tin vững vàng, ngài đã trấn an mọi người, “Đừng sợ!”
Thể hiện tinh thần hiệp thông, lúc đó thế giới tự do không những đã hỗ trợ tinh thần mà còn yểm trợ một cách rất cụ thể bằng vật chất nữa. Phong trào công nhân Đoàn Kết Ba Lan đã được sự giúp đỡ tận tình với các thiết bị thông tin, tình báo, và tài chánh một cách mạnh mẽ, nhất là từ các bạn hữu tại Hoa Kỳ.
Cuộc đấu tranh của Thái Hà và Toà Khâm Sứ được đứng vững cho đến nay cũng là nhờ sự hiệp thông. Chính vì tin tức cập nhật quảng bá rộng rãi và sự thật được phô bày, cuộc đấu tranh tại các nơi nầy đã gây được sự đồng tình và hỗ trợ của nhiều người thiện chí trong và ngoài nước. Vì vậy, chế độ quen thói độc tài đã bị chùn tay.
Trong vụ Thái Hà, vị giám mục 82 tuổi của Giáo Phận Vinh, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, khi tham dự buổi cầu nguyện hiệp thông tại hiện trường Thái Hà bị trấn áp, đã lên tiếng, “Việc của Thái Hà là việc của Vinh, và việc của Vinh là việc của Thái Hà”. Lời phát biểu nầy đã phản ánh ý thức sức mạnh hiệp thông của những dân oan, là những người có lẽ phải nhưng không một tấc sắt trong tay.
Giờ đây, việc của Vinh đã nổ ra và một trong những nơi đã nhanh chóng gửi thông điệp hiệp thông là Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế. Hội Ái Hữu Địa Phận Vinh Bắc Cali cũng mau mắn phổ biến Thư Hiệp Thông đến với Tam Toà sau khi biến động bùng nổ.
Hưởng ứng lời kêu gọi, các nơi khác cũng đã khởi sự chiến dịch hiệp thông. Tại nhiều nơi, trong nước cũng như hải ngoại, đã có các cuộc lễ đốt nến cầu nguyện cho các nạn nhân và bày tỏ tình liên đới với giáo xứ Tam Toà, Giáo Phận Vinh.
Vào chủ nhật 26/7, trên 200 ngàn trong tổng số gần nửa triệu giáo dân Nghệ Tĩnh Bình, dưới sự lãnh đạo của các linh mục, đã đồng loạt tập họp tại các thánh đường trong giáo phận để bày tỏ tình hiệp thông với các nạn nhân tại Tam Toà. Có những nơi tập trung đến 30, 40 ngàn người. Họ nêu cao khẩu hiệu, “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”.
Mặt khác, tuy không ảo tưởng trước thiện chí của những kẻ bất chấp đạo lý, Toà Giám Mục Xã Đoài vẫn phản kháng bạo quyền bằng các phương thức hành chánh và luật pháp. Các văn bản được liên tục gửi đến nhà cầm quyền để phản đối, đồng thời, thông tin đó còn được phổ biến rộng rãi trên mạng nhằm giúp công luận nắm bắt được tình hình cập nhật.
Đó là điều không may cho chế độ độc tài đảng trị vì các phương tiện truyền thông quảng bá hiện đại đã đánh đổ khả năng bưng bít của họ. Hơn nữa, vì được sự hậu thuẫn của những người thiện chí và trước sự bức bách dồn tới chân tường, người dân trong nước bây giờ không còn sợ hãi khúm núm trước họng súng của nhà cầm quyền, nhưng sẵn sàng bảo vệ lẽ phải và hy sinh cho công lý và hoà bình.
Cuộc đàn áp tại Tam Toà xảy ra đúng vào ngày Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đến Mỹ, sau khi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô, và yết kiến Đức Giáo Hoàng tại La Mã. Đây là sự trùng hợp thần kỳ, vì nhờ sự đích thân hiện diện của ngài, dư luận càng chú ý hơn sự kiện Tam Toà.
Là giám mục hiệp thông Toà Thánh La Mã, ngài có cương vị để liên hệ với các giám mục Mỹ địa phương nhằm phổ biến thông tin và kêu cứu sự bênh vực và đồng tình ủng hộ. Tại các cộng đồng Công Giáo Việt đông đảo trên đất Mỹ, ngài cũng có cơ hội gióng lên tiếng nói cho mọi người được rõ, giáo phận của ngài đang bị bách hại dã man bởi chế độ hiện hành, nhằm kiếm tìm sự hỗ trợ.
Khi thông điệp kêu cứu của vị mục tử mang trọng trách với nửa triệu giáo dân được loan truyền, việc của Tam Toà sẽ trở thành việc của mọi người thiện chí, trong cũng như ngoài nước. Vai trò của người Việt hải ngoại, lương cũng như giáo, vì thế, khi liên kết hiệp thông, sẽ góp phần quyết định đáng kể cho công cuộc đấu tranh đòi công bình và lẽ phải không những chỉ cho Tam Toà mà còn cho các nơi tương tự nơi quê nhà Việt Nam.