HÀ NỘI - Chỗ trọ và ăn uống là vấn đề muôn thuở của thí sinh đi thi. Đây là đề tài được giới báo chí nhắc đến nhiều mỗi mùa thi cử. Mặt tích cực thì hiếm mà chỉ thấy những vết đen trong hoạt động dịch vụ này. Thử bỏ thời gian đi đến chỗ trọ của thí sinh, tiếp cận với các em, chúng ta sẽ nhận biết được nhiều điều nghịch lý mà xã hội nói nhiều nhưng chưa làm được.
Xem hình ảnh
Là một thí sinh từ miền Trung xa xôi ra Hà Nội dự thi vào Đại học Thương Mại Hà Nội, Ly kiếm được một gian phòng trọ nhỏ chừng vài m2. Thú thực, Ly chưa bao giờ thấy căn phòng nào bé như vậy. Mặc dù căn phòng bé, Ly cũng không được tự do trong căn phòng đó mà phải ở ghép với một thí sinh khác. Phòng trọ chật cứng mà bà chủ còn muốn nhận thêm người ở cùng. Đôi lúc họ vô tâm quá, họ cứ đối xử với thí sinh như kiểu “sống chết mặc bay” vậy - Ly tâm sự.
Một người bạn của Ly cũng đánh đường từ miền Trung đi thi. Gia cảnh không lấy gì cho khá. Việc kiếm tìm chỗ trọ nơi quận Hoàn Kiếm đối với thí sinh này thật khó khăn. Ở những quận trung tâm thành phố có rất ít phòng trọ; chủ yếu công sở, khách sạn, nhà hàng là chính. Cuối cùng, em cũng đánh liều tìm một phòng trọ xa hơn chừng vài km ở quận Long Biên, qua cầu Chương Dương với tiền phòng 60.000đ/ngày.
Kiếm được chỗ trọ chưa chắc là ổn. Chủ trọ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập vào dịp làm ăn béo bở này. Có chủ trọ oái ăm hơn: Ngoài nhồi nhét và “chém” không thương tiếc học trò đi thi, họ chơi chính sách “tăng giá đột ngột” vào thời điểm thí sinh đã ổn định chỗ trọ, đang đi thi dở. Thí sinh chỉ còn nước biết kêu trời. Ở đây, không đề cập nhiều đến những thủ đoạn này bởi báo chí đã nói nhiều.
Nhiều thí sinh khá giả không thuê được phòng cũng nghĩ đến việc thuê nhà nghỉ để ở. Mặc dù vậy, nhà nghỉ cũng được đẩy lên cao so với thường lệ vì ai cũng biết hôm nay là mùa thi. Số tiền tăng lên từ 300 - 400.000 đồng/ ngày.
Với kinh tế gia đình eo hẹp, giá cả, sinh hoạt, đi lại ở Thủ đô đắt đỏ đã đành, về mùa thi lại đội lên đáng kể, thì đây quả là một gánh nặng.
Chỗ trọ thí sinh Công giáo tại Hà Nội như thế nào?
Để biết tình trạng ăn, ở của thí sinh Công giáo tại địa bàn Hà Nội diễn ra như thế nào, chúng tôi có đảo qua vài địa điểm tiếp đón thí sinh. Quả thật, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần cho con số ước tính khoảng 2.000 thí sinh là vấn đề không phải dễ dàng.
Để đáp ứng chỗ trọ miễn phí của thí sinh, nhà Thờ, nhà giáo dân, nhà trọ anh chị em sinh viên đều được tận dụng. Không chỉ ở nhà Thờ, nhà giáo dân; tình nguyện viên còn chấp nhận chật chội, chấp nhận lời phàn nàn của chủ trọ để đón các em về nhà. Điều này trái ngược với hình ảnh một số sinh viên hợp tác với chủ trọ để kiếm lời.
Tình nguyện viên đã giúp cho các em có được chỗ trọ phù hợp, gần địa điểm thi lại được phục vụ tận tình hơn. Tất cả đều được bố trí chu đáo để giúp các em một cách hiệu quả nhất. Để có được chỗ trọ này, là công lao của biết bao nhiêu người, đặc biệt là sự quan tâm ưu ái của Đức Tổng giám mục Hà Nội, Ban Giám đốc Đại Chủng Viện, các Cha Xứ, Dòng Chúa Cứu Thế, Tu Hội Truyền Tin, và một số Dòng Tu khác; bà con giáo dân các Giáo xứ nội thành và nhất là tình nguyện viên. Nếu thử làm một phép tính, có thể thấy được kết quả rõ ràng là nhờ có được những chỗ trọ này mà thí sinh Công Giáo đã giảm bớt được rất nhiều kinh phí cho gia đình ở quê.
Một tình nguyện viên cho biết phần lớn thí sinh được đưa về các địa điểm tập kết thuận tiện nhất sao cho vừa gần Nhà Thờ, vừa gần điểm thi và tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo dân xung quanh. Như vậy, các sĩ tử không phải lo ngại nhiều về vấn đề an ninh cũng như việc ăn uống, ngủ nghỉ…
Phòng trọ gần nhà Thờ là một ưu thế đặc biệt của thí sinh Công giáo. Thí sinh chỉ cần qua vài bước chân là có thể được viếng Thánh Thể Chúa trong nhà tạm hoặc có thể cầu nguyện trước tòa Đức Mẹ trước và sau khi đi thi về.
Nhìn chung, theo nhận xét của các em thí sinh điều kiện sinh hoạt của các em “không có gì phải phàn nàn”, “các anh chị vừa nhiệt tình vừa vui tính, giúp chúng em cảm thấy thoải mái như ở nhà” - Em Vinh Sơn Nguyễn Văn Kỷ - thí sinh quê ở Hải Hậu, Nam Định cho biết.
Nói chuyện với phóng viên Ban truyền thông, thí sinh tại nhóm Xuân Mai - em Anna Nguyễn Thị Hiên (Phát Diệm, Ninh Bình) vui vẻ chia sẻ: “Chúng em có điều kiện sinh hoạt rất tốt, các bác ở đây cũng rất nhiệt tình không chỉ đến giúp chúng em nấu nướng lại còn mang theo củi, gạo, muối cả dưa cho tụi em nữa”.
Vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều khúc mắc trong việc giúp đỡ thí sinh có một chỗ trọ thích hợp. Ở một số Giáo Phận, Dòng Tu ở miền Nam đã xây dựng được một số ký túc xá, có thể giúp học sinh trong mỗi dịp mùa thi về. Giá như Hà Nội có điều kiện về đất đai, về chính sách để xây dựng những cơ sở kiểu này thì hoạt động tình nguyện của Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo phận sẽ thuận tiện hơn và có thể giúp đỡ được nhiều thí sinh Công giáo cũng như tôn giáo bạn.
Những giáo xứ và những nơi có đông thí sinh Công giáo mà BTT đã tiếp cận được:
- Cổ Nhuế: Thí sinh có chỗ ở rộng rãi thoải mái tại cơ sở 2 của Đại chủng viện Hà Nội. Chỗ ở này có sức chứa hàng mấy trăm thí sinh, điều kiện phục vụ rất tốt. “Chỉ có tại Cổ Nhuế mới có vừa ăn cơm vừa được thưởng thức nhạc sống với sự trình diễn của chị Lê Thị Thùy Oanh đến từ Hà Tĩnh như thế này”. PV Tùng Lâm cho biết.
Gặp Lan – thí sinh không cùng Công giáo (thuộc khu vực xứ Kim Trung – Phát Diệm), em cho biết: “lần đầu tiên em cảm nhận được người Công giáo khác hẳn so với suy nghĩ của em trước đây, em vẫn cho rằng họ mê tín dị đoan…..Nhưng khi sống chung với họ, em thấy những gì mình nghĩ, mình thấy chỉ là cái nhìn thành kiến. Ngược lại, họ có một niềm tin lạ lắm...em không hiểu được. Khi sống với các anh chị Tình nguyện và thí sinh Công giáo em thấy họ rất hoà đồng, rất vui và việc làm của họ rất ý nghĩa. Em thấy các anh chị tạo điều kiện cho em ở đây là tốt nhất rồi.”- Ngọc Lưỡng cho biết.
- Nhà thờ Lớn: Đây là một trong những nơi ở tốt nhất của thí sinh. Quí Cha Toà Tổng Giám mục đã dành hẳn một tầng ở khu nhà C để cho thí sinh ở. Một phòng trọ rộng rãi, có đầy đủ giường, chiếu, ti vi, điều hòa có thể ở được 8 thí sinh. Có khoảng hơn 10 căn phòng như vậy.
- Thái Hà: Các em được ở trên tầng 3, Tu viện dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Thí sinh ở đây được ưu đãi lớn lao là sẽ ăn uống tại phòng học giáo lý cạnh Đền thánh Giêrađô. Một bữa ăn có khoảng hơn 30 mâm cơm, mỗi mâm 6 người. Số thí sinh ước lượng hơn 150 em và 30 tình nguyện viên Bùi Chu, Hà Nam, Phát Diệm.
- Kẻ Sét: Thí sinh được phân bổ một ít ở nhà Thờ và tập trung tại một số gia đình giáo dân xứ Kẻ Sét. Đích thân Cha Pherô Nguyễn Văn Khải tìm kiếm chỗ trọ cho các thí sinh.
- Phùng Khoang: Ngoài nhà mục vụ của giáo xứ Phùng Khoang, nhóm Thái Bình có một ngôi nhà khách lớn trên đường Hoàng Văn Thái nên chỗ trọ thí sinh cũng hết sức thuận lợi. Một ngôi nhà khang trang sạch sẽ, chỉ với 6 em thí sinh nên điều kiện sinh hoạt khá tốt, các em được chăm sóc rất tốt. Có riêng hai Sơ lo nấu nướng cho các em thí sinh. Năm nay Giáo Phận Thái Bình tổ chức đưa đón các em thí sinh từ quê lên giao tận địa điểm tình nguyện viên tiếp sức. Đây là một trong số 8 địa điểm tiếp sức mùa thi mà nhóm Thái Bình phục vụ. Nhóm đã đón và tạo điều kiện ăn ở cho hơn 100 thí sinh gốc Thái Bình, có 12 em là thí sinh không Công giáo cũng được nhận sự hỗ trợ từ phía tình nguyện viên TGP Hà Nội.
- Nhóm Nông Nghiệp – Gia Lâm: Có 35 tình nguyện viên, 80 thí sinh. Số phòng trọ được phân bố tại 3 địa điểm là Đại học Nông nghiệp, nhà thờ giáo xứ Tư Đình và Thị trấn Yên Viên. Các thí sinh được bố trí trong các phòng trọ miễn phí, mỗi phòng trọ có khoảng 3 thí sinh. Tại đây, anh chị Tình Nguyện Viên rất chăm lo đến thời gian nghỉ ngơi, học tập và thi cử cho các em thí sinh.
- Khu Cầu Giấy: Là khu vực vắng bóng nhà Thờ, ít giáo dân nhưng tập trung nhiều trường Đại học lớn. Để giải quyết khó khăn, các bạn sinh viên đã mạnh dạn thuê một số ngôi nhà đồng thời cũng chia sẻ phòng ở vốn nhỏ bé của mình làm nơi tiếp đón các thí sinh. Riêng nhóm Bắc Ninh đã mượn được một nhà giáo dân giúp cho 15 thí sinh cùng quê. Đây là một trong 3 địa điểm tiếp sức của nhóm bao gồm Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Bến Xe Lương Yên với con số tổng cộng gần 60 thí sinh.
- Nhóm Công Nghiệp: Có khoảng 88 tình nguyện viên phục vụ cho đợt thi này. nhóm Công nghiệp phân bố thí sinh về 8 địa điểm tập kết: Đức Diễn, Phúc Lý, Ngọc Mạch, Ngọc Tảo, Nhổn, Di Trạch, Xuân Mai, Phú Mỹ. Hiện tại có tất cả 264 thí sinh, nghĩa là tăng gần gấp 3 lần con số đăng ký ban đầu. Điều đó gây ra không ít khó khăn cho công tác tình nguyện. Mặc dù vậy, với phương châm “Gặp khó khăn nào, khắc phục khó khăn đó”, nhóm Công Nghiệp đã giải quyết ổn thỏa và đem lại sự yên tâm cho các thí sinh.
So với các nhóm sinh viên Công giáo khác, Công Nghiệp là một trong những nhóm gặp nhiều khó khăn nhất, không chỉ do số lượng thí sinh đông đảo mà còn do địa hình phức tạp, đường xa nắng bụi, mưa ngập… Ngoài ra, công tác đưa đón thí sinh tới các địểm thi cũng gặp nhiều trở ngại do thiếu phương tiện đi lại… Theo đó điều kiện ăn nghỉ, sinh hoạt cuả thí sinh cũng gặp nhiều hạn chế, thiếu thốn, đặc biệt là trong thời gian đầu khi mới đón tiếp thí sinh và phân bổ về các địa điểm tập trung.
- Lạng Sơn: Với đặc tính là giáo phận nhỏ nên nhóm Lạng Sơn chỉ có 6 em thí sinh, với số lượng 10 tình nguyện viên, tất cả thí sinh đều là nam và sinh hoạt nghỉ ngơi ngay tại nhà Kim Ngưu nên các em cũng được đảm bảo rất tốt điều kiện ăn nghỉ. Các em đều thi ở những điểm khá xa so với chỗ trọ như ở Đại học Giao Thông, Kiến trúc, v.v...
Xem hình ảnh
Là một thí sinh từ miền Trung xa xôi ra Hà Nội dự thi vào Đại học Thương Mại Hà Nội, Ly kiếm được một gian phòng trọ nhỏ chừng vài m2. Thú thực, Ly chưa bao giờ thấy căn phòng nào bé như vậy. Mặc dù căn phòng bé, Ly cũng không được tự do trong căn phòng đó mà phải ở ghép với một thí sinh khác. Phòng trọ chật cứng mà bà chủ còn muốn nhận thêm người ở cùng. Đôi lúc họ vô tâm quá, họ cứ đối xử với thí sinh như kiểu “sống chết mặc bay” vậy - Ly tâm sự.
Một người bạn của Ly cũng đánh đường từ miền Trung đi thi. Gia cảnh không lấy gì cho khá. Việc kiếm tìm chỗ trọ nơi quận Hoàn Kiếm đối với thí sinh này thật khó khăn. Ở những quận trung tâm thành phố có rất ít phòng trọ; chủ yếu công sở, khách sạn, nhà hàng là chính. Cuối cùng, em cũng đánh liều tìm một phòng trọ xa hơn chừng vài km ở quận Long Biên, qua cầu Chương Dương với tiền phòng 60.000đ/ngày.
Kiếm được chỗ trọ chưa chắc là ổn. Chủ trọ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập vào dịp làm ăn béo bở này. Có chủ trọ oái ăm hơn: Ngoài nhồi nhét và “chém” không thương tiếc học trò đi thi, họ chơi chính sách “tăng giá đột ngột” vào thời điểm thí sinh đã ổn định chỗ trọ, đang đi thi dở. Thí sinh chỉ còn nước biết kêu trời. Ở đây, không đề cập nhiều đến những thủ đoạn này bởi báo chí đã nói nhiều.
Nhiều thí sinh khá giả không thuê được phòng cũng nghĩ đến việc thuê nhà nghỉ để ở. Mặc dù vậy, nhà nghỉ cũng được đẩy lên cao so với thường lệ vì ai cũng biết hôm nay là mùa thi. Số tiền tăng lên từ 300 - 400.000 đồng/ ngày.
Với kinh tế gia đình eo hẹp, giá cả, sinh hoạt, đi lại ở Thủ đô đắt đỏ đã đành, về mùa thi lại đội lên đáng kể, thì đây quả là một gánh nặng.
Chỗ trọ thí sinh Công giáo tại Hà Nội như thế nào?
Để biết tình trạng ăn, ở của thí sinh Công giáo tại địa bàn Hà Nội diễn ra như thế nào, chúng tôi có đảo qua vài địa điểm tiếp đón thí sinh. Quả thật, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần cho con số ước tính khoảng 2.000 thí sinh là vấn đề không phải dễ dàng.
Để đáp ứng chỗ trọ miễn phí của thí sinh, nhà Thờ, nhà giáo dân, nhà trọ anh chị em sinh viên đều được tận dụng. Không chỉ ở nhà Thờ, nhà giáo dân; tình nguyện viên còn chấp nhận chật chội, chấp nhận lời phàn nàn của chủ trọ để đón các em về nhà. Điều này trái ngược với hình ảnh một số sinh viên hợp tác với chủ trọ để kiếm lời.
Tình nguyện viên đã giúp cho các em có được chỗ trọ phù hợp, gần địa điểm thi lại được phục vụ tận tình hơn. Tất cả đều được bố trí chu đáo để giúp các em một cách hiệu quả nhất. Để có được chỗ trọ này, là công lao của biết bao nhiêu người, đặc biệt là sự quan tâm ưu ái của Đức Tổng giám mục Hà Nội, Ban Giám đốc Đại Chủng Viện, các Cha Xứ, Dòng Chúa Cứu Thế, Tu Hội Truyền Tin, và một số Dòng Tu khác; bà con giáo dân các Giáo xứ nội thành và nhất là tình nguyện viên. Nếu thử làm một phép tính, có thể thấy được kết quả rõ ràng là nhờ có được những chỗ trọ này mà thí sinh Công Giáo đã giảm bớt được rất nhiều kinh phí cho gia đình ở quê.
Một tình nguyện viên cho biết phần lớn thí sinh được đưa về các địa điểm tập kết thuận tiện nhất sao cho vừa gần Nhà Thờ, vừa gần điểm thi và tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo dân xung quanh. Như vậy, các sĩ tử không phải lo ngại nhiều về vấn đề an ninh cũng như việc ăn uống, ngủ nghỉ…
Phòng trọ gần nhà Thờ là một ưu thế đặc biệt của thí sinh Công giáo. Thí sinh chỉ cần qua vài bước chân là có thể được viếng Thánh Thể Chúa trong nhà tạm hoặc có thể cầu nguyện trước tòa Đức Mẹ trước và sau khi đi thi về.
Nhìn chung, theo nhận xét của các em thí sinh điều kiện sinh hoạt của các em “không có gì phải phàn nàn”, “các anh chị vừa nhiệt tình vừa vui tính, giúp chúng em cảm thấy thoải mái như ở nhà” - Em Vinh Sơn Nguyễn Văn Kỷ - thí sinh quê ở Hải Hậu, Nam Định cho biết.
Nói chuyện với phóng viên Ban truyền thông, thí sinh tại nhóm Xuân Mai - em Anna Nguyễn Thị Hiên (Phát Diệm, Ninh Bình) vui vẻ chia sẻ: “Chúng em có điều kiện sinh hoạt rất tốt, các bác ở đây cũng rất nhiệt tình không chỉ đến giúp chúng em nấu nướng lại còn mang theo củi, gạo, muối cả dưa cho tụi em nữa”.
Vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều khúc mắc trong việc giúp đỡ thí sinh có một chỗ trọ thích hợp. Ở một số Giáo Phận, Dòng Tu ở miền Nam đã xây dựng được một số ký túc xá, có thể giúp học sinh trong mỗi dịp mùa thi về. Giá như Hà Nội có điều kiện về đất đai, về chính sách để xây dựng những cơ sở kiểu này thì hoạt động tình nguyện của Sinh Viên Công Giáo Tổng Giáo phận sẽ thuận tiện hơn và có thể giúp đỡ được nhiều thí sinh Công giáo cũng như tôn giáo bạn.
Những giáo xứ và những nơi có đông thí sinh Công giáo mà BTT đã tiếp cận được:
- Cổ Nhuế: Thí sinh có chỗ ở rộng rãi thoải mái tại cơ sở 2 của Đại chủng viện Hà Nội. Chỗ ở này có sức chứa hàng mấy trăm thí sinh, điều kiện phục vụ rất tốt. “Chỉ có tại Cổ Nhuế mới có vừa ăn cơm vừa được thưởng thức nhạc sống với sự trình diễn của chị Lê Thị Thùy Oanh đến từ Hà Tĩnh như thế này”. PV Tùng Lâm cho biết.
Gặp Lan – thí sinh không cùng Công giáo (thuộc khu vực xứ Kim Trung – Phát Diệm), em cho biết: “lần đầu tiên em cảm nhận được người Công giáo khác hẳn so với suy nghĩ của em trước đây, em vẫn cho rằng họ mê tín dị đoan…..Nhưng khi sống chung với họ, em thấy những gì mình nghĩ, mình thấy chỉ là cái nhìn thành kiến. Ngược lại, họ có một niềm tin lạ lắm...em không hiểu được. Khi sống với các anh chị Tình nguyện và thí sinh Công giáo em thấy họ rất hoà đồng, rất vui và việc làm của họ rất ý nghĩa. Em thấy các anh chị tạo điều kiện cho em ở đây là tốt nhất rồi.”- Ngọc Lưỡng cho biết.
- Nhà thờ Lớn: Đây là một trong những nơi ở tốt nhất của thí sinh. Quí Cha Toà Tổng Giám mục đã dành hẳn một tầng ở khu nhà C để cho thí sinh ở. Một phòng trọ rộng rãi, có đầy đủ giường, chiếu, ti vi, điều hòa có thể ở được 8 thí sinh. Có khoảng hơn 10 căn phòng như vậy.
- Thái Hà: Các em được ở trên tầng 3, Tu viện dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Thí sinh ở đây được ưu đãi lớn lao là sẽ ăn uống tại phòng học giáo lý cạnh Đền thánh Giêrađô. Một bữa ăn có khoảng hơn 30 mâm cơm, mỗi mâm 6 người. Số thí sinh ước lượng hơn 150 em và 30 tình nguyện viên Bùi Chu, Hà Nam, Phát Diệm.
- Kẻ Sét: Thí sinh được phân bổ một ít ở nhà Thờ và tập trung tại một số gia đình giáo dân xứ Kẻ Sét. Đích thân Cha Pherô Nguyễn Văn Khải tìm kiếm chỗ trọ cho các thí sinh.
- Phùng Khoang: Ngoài nhà mục vụ của giáo xứ Phùng Khoang, nhóm Thái Bình có một ngôi nhà khách lớn trên đường Hoàng Văn Thái nên chỗ trọ thí sinh cũng hết sức thuận lợi. Một ngôi nhà khang trang sạch sẽ, chỉ với 6 em thí sinh nên điều kiện sinh hoạt khá tốt, các em được chăm sóc rất tốt. Có riêng hai Sơ lo nấu nướng cho các em thí sinh. Năm nay Giáo Phận Thái Bình tổ chức đưa đón các em thí sinh từ quê lên giao tận địa điểm tình nguyện viên tiếp sức. Đây là một trong số 8 địa điểm tiếp sức mùa thi mà nhóm Thái Bình phục vụ. Nhóm đã đón và tạo điều kiện ăn ở cho hơn 100 thí sinh gốc Thái Bình, có 12 em là thí sinh không Công giáo cũng được nhận sự hỗ trợ từ phía tình nguyện viên TGP Hà Nội.
- Nhóm Nông Nghiệp – Gia Lâm: Có 35 tình nguyện viên, 80 thí sinh. Số phòng trọ được phân bố tại 3 địa điểm là Đại học Nông nghiệp, nhà thờ giáo xứ Tư Đình và Thị trấn Yên Viên. Các thí sinh được bố trí trong các phòng trọ miễn phí, mỗi phòng trọ có khoảng 3 thí sinh. Tại đây, anh chị Tình Nguyện Viên rất chăm lo đến thời gian nghỉ ngơi, học tập và thi cử cho các em thí sinh.
- Khu Cầu Giấy: Là khu vực vắng bóng nhà Thờ, ít giáo dân nhưng tập trung nhiều trường Đại học lớn. Để giải quyết khó khăn, các bạn sinh viên đã mạnh dạn thuê một số ngôi nhà đồng thời cũng chia sẻ phòng ở vốn nhỏ bé của mình làm nơi tiếp đón các thí sinh. Riêng nhóm Bắc Ninh đã mượn được một nhà giáo dân giúp cho 15 thí sinh cùng quê. Đây là một trong 3 địa điểm tiếp sức của nhóm bao gồm Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Bến Xe Lương Yên với con số tổng cộng gần 60 thí sinh.
- Nhóm Công Nghiệp: Có khoảng 88 tình nguyện viên phục vụ cho đợt thi này. nhóm Công nghiệp phân bố thí sinh về 8 địa điểm tập kết: Đức Diễn, Phúc Lý, Ngọc Mạch, Ngọc Tảo, Nhổn, Di Trạch, Xuân Mai, Phú Mỹ. Hiện tại có tất cả 264 thí sinh, nghĩa là tăng gần gấp 3 lần con số đăng ký ban đầu. Điều đó gây ra không ít khó khăn cho công tác tình nguyện. Mặc dù vậy, với phương châm “Gặp khó khăn nào, khắc phục khó khăn đó”, nhóm Công Nghiệp đã giải quyết ổn thỏa và đem lại sự yên tâm cho các thí sinh.
So với các nhóm sinh viên Công giáo khác, Công Nghiệp là một trong những nhóm gặp nhiều khó khăn nhất, không chỉ do số lượng thí sinh đông đảo mà còn do địa hình phức tạp, đường xa nắng bụi, mưa ngập… Ngoài ra, công tác đưa đón thí sinh tới các địểm thi cũng gặp nhiều trở ngại do thiếu phương tiện đi lại… Theo đó điều kiện ăn nghỉ, sinh hoạt cuả thí sinh cũng gặp nhiều hạn chế, thiếu thốn, đặc biệt là trong thời gian đầu khi mới đón tiếp thí sinh và phân bổ về các địa điểm tập trung.
- Lạng Sơn: Với đặc tính là giáo phận nhỏ nên nhóm Lạng Sơn chỉ có 6 em thí sinh, với số lượng 10 tình nguyện viên, tất cả thí sinh đều là nam và sinh hoạt nghỉ ngơi ngay tại nhà Kim Ngưu nên các em cũng được đảm bảo rất tốt điều kiện ăn nghỉ. Các em đều thi ở những điểm khá xa so với chỗ trọ như ở Đại học Giao Thông, Kiến trúc, v.v...