Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế USCIRF vừa hoàn thành chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai tuần để tìm hiểu về thực trạng tự do tôn giáo.
Kết quả chuyến đi lần này ra sao? Ủy ban đã ghi nhận được những gì? Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương trình Đông Á, thuộc Ủy ban USCIRF, đã dành cho Trà Mi cuộc phỏng vấn sau đây.
Về nội dung chuyến đi, Tiến sĩ Flipse cho biết: “Đây là chuyến thăm lần thứ tư của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế đến Việt Nam, kể từ năm 2003 tới nay. Chuyến đi lần này bắt đầu từ ngày 12/5 đến 21/5. Chúng tôi đi từ Sài Gòn đến Hà Nội, rồi đến các tỉnh khu vực Tây Bắc như Sơn La và Điện Biên. Trọng tâm của chuyến đi là tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo và những nhân quyền căn bản liên quan như quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do tập họp, vốn là những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quyền tự do tôn giáo.”
Những điểm đáng chú ý
Trà Mi: Ông có gì chia sẻ về chuyến đi này. Có gì đáng chú ý so với các chuyến đi trứơc không, thưa ông?
Tiến sĩ Scott Flipse: Hồi đầu tháng 5, tức khoảng một tuần trứơc khi lên đường đi Việt Nam, chúng tôi đã công bố phúc trình thường niên, trong đó nêu ra nhiều dữ kiện, cả tích cực lẫn tiêu cực và một số vấn đề đang tiếp diễn liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Dấu hiệu tích cực mà chúng tôi ghi nhận được qua chuyến đi này là nay có nhiều tín đồ đi hành lễ tại các chùa chiềng, nhà thờ Công giáo và nhà thờ Tin lành hơn trứơc.
Còn điểm đáng lưu ý mà chúng tôi ghi nhận đựơc là chính quyền có ý muốn cản trở những tín đồ cải đạo bằng sự hăm doạ và kỳ thị, cũng như ngăn cản những hoạt động tín ngữơng độc lập, đặc biệt là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Phật giáo Hoà Hảo.
Ngoài ra, bất kỳ vị lãnh đạo tinh thần nào dám mạnh dạn lên tiếng đề nghị cải tổ chính trị hay pháp luật, hoặc nêu ý kiến về các vấn đề liên quan đến công lý xã hội, chỉ trích nhà nước đều gặp rắc rối với chính quyền cả.
Trà Mi: Những điều Ủy ban USCIRF thắc mắc và quan tâm được nhà nứơc Việt Nam hồi đáp ra sao, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi tương đối bằng lòng về các cuộc tiếp xúc thẳng thắn với giới chức Việt Nam. Tuy nhiên, có những vấn đề chúng tôi nêu lên mà không một quan chức nào, dù là cấp tỉnh hay cấp xã, đưa ra được lời giải đáp. Chẳng hạn như tại sao người này bị cầm tù, tại sao một số ngừơi cải đạo lại bị chính quyền hăm doạ, v.v…
Điều này cũng dễ hiểu thôi. Trong các cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với giới chức cấp cao như Ngoại trưởng, Thứ trưởng, chúng tôi đều có đề cập đến các vấn đề và các trường hợp quan tâm. Có được câu trả lời cụ thể hay không, không quan trọng bằng việc chúng ta nêu lên quan ngại để chính quyền Việt Nam biết rằng thế giới bên ngoài đang theo dõi chặt chẽ những việc này.
Trà Mi: Còn về cuộc gặp giữa Ủy ban USCIRF của Hoa Kỳ với Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam thì như thế nào, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi rất ấn tựơng. Họ đã sắp xếp nhiều cuộc gặp cho chúng tôi, trong đó có cả cuộc gặp với Linh mục Nguyễn Văn Lý và Luật sư Nguyễn Văn Đài trong nhà tù. Chúng tôi rất hài lòng về các cuộc tiếp xúc với Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng khả năng của họ còn hạn chế trong việc ngăn chặn các hành động hăm doạ, sách nhiễu đối với các thành phần thiểu số cũng như đối với các sinh hoạt tôn giáo độc lập.
Không phải là họ không có tầm ảnh hưởng đối với những thay đổi, nhưng có thể thấy rằng có vài người trong chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy Việt Nam tiến lên một xã hội vận hành theo nguyên lý pháp luật. Cũng có những người muốn cải tổ. Đó chính là những ngừơi chúng tôi muốn gặp gỡ và giao lưu.
Thực tế sinh hoạt tôn giáoTrà Mi: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với chúng tôi, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng để đánh giá tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, Ủy ban USCIRF không nên nhìn vào những cá biệt mà nhìn vào sự vận động toàn cục của tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như đừng nêu lên những vấn đề đã cũ như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hay các trường hợp như của linh mục Nguyễn Văn Lý..v..v. Ý kiến của ông thế nào?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã thảo luận với Phó Trửơng Ban về vấn đề này và chúng tôi không cho rằng chúng tôi nhìn vào những trường hợp cá biệt đơn lẻ. Tại Bangkok, chúng tôi phỏng vấn vài nhà sư Khmer vừa được phóng thích.
Chúng tôi đi lên Điện Biên gặp những ngừơi Hmong theo đạo Tin lành. Chúng tôi nói chuyện với các tu sĩ nhà thờ Thái Hà, các tu sĩ đạo Hoà Hảo và các nhà sư của Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Chúng tôi không tin rằng những trừơng hợp chúng tôi ghi nhận là những trường hợp đơn lẻ. Đây là những vấn đề phổ biến ở nhiều nơi, dù là thành thị hay tại những khu vực từng có vấn đề về tự do tôn giáo trong quá khứ. Vì vậy, chúng tôi sẽ nêu lên những điểm mà chúng tôi thấy có tiến bộ cũng như đề cập những trường hợp đáng quan tâm.
Chúng tôi hứa với Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam rằng khi ghi nhận một trường hợp nào đáng quan tâm, chúng tôi sẽ liên hệ với họ hỏi thăm ý kiến của họ trứơc khi chúng tôi có những bứơc kế tiếp.
Trà Mi: Theo chính quyền Việt Nam, những trường hợp đơn lẻ đó không phản ánh bức tranh tổng thể về tự do tôn giáo tại Việt Nam, mà chính sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ mới thể hiện tình hình chung. Xin nghe quan điểm của ông?
Tiến sĩ Scott Flipse: Văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao tại buổi kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu của Việt Nam hôm 8/5 vừa qua cũng nói rằng có những khiếm khuyết nhất định về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Chúng tôi không nhìn vào những khiếm khuyết nhỏ nhặt mà quan tâm đến bức tranh toàn diện. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có chính sách bảo thủ ngăn cản các hoạt động tôn giáo độc lập và cản trở những ngừơi mới theo đạo. Đó là những vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần phải xem xét vì chúng không phù hợp với các tiêu chí quốc tế về tự do tôn giáo, tự do tập họp, và tự do bày tỏ quan điểm.
Trà Mi: Nhưng Hà Nội vẫn khẳng định rằng những khiếm khuyết đó chỉ do chính quyền các cấp địa phương chưa thực hiện đúng, chứ không phải do chính sách của nhà nước…
Tiến sĩ Scott Flipse: Đó không phải là góc nhìn của chúng tôi. Chúng tôi đã thu thập những văn bản từ chính quyền trung ương về chính sách này rằng nhà nứơc Việt Nam một mặt tuyên bố tạo điều kiện cho nhu cầu về tôn giáo, nhưng đồng thời có những biện pháp đối với các sinh hoạt tôn giáo độc lập và những người mới theo đạo, cũng như nhắm vào những người cổ suý ôn hoà cho sự cải tổ nhân quyền và dân chủ như luật sư Đài, linh mục Lý, hay những tù nhân tôn giáo theo đạo Hoà Hảo mà chúng tôi đang quan tâm.
Trà Mi: Về tình hình tại Thái Hà, nhà nước Việt Nam khẳng định đó thuần tuý là việc tranh chấp đất đai gữa chính quyền với giáo hội, không liên quan gì đến vấn đề tự do tôn giáo. Ông nghĩ sao?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã đến tận Thái Hà để xem xét xem khía cạnh nào của vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo. Quyền đựơc có đất đai cho các sinh hoạt tôn giáo là vấn đề quan tâm của tất cả mọi cộng đồng tôn giáo.
Tuy nhiên, chúng tôi nhìn vấn đề Thái Hà ở khía cạnh là quyền bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà, quyền được tổ chức các buổi cầu nguyện tập thể ôn hoà yêu cầu công lý của giáo dân, giáo sĩ ở đây đã bị nhà nước vi phạm, cản trở bằng võ lực.
Người Công giáo có nhiệm vụ thể hiện quan điểm công khai về những vấn đề liên quan đến đạo đức và công lý xã hội trong các buổi tập trung tập thể.
Thành quả chuyến đi?
Trà Mi: Có những báo rằng nhiều ngừơi bị sách nhiễu, bị công an câu lưu thẩm vấn, và bị cấm cản không cho tiếp xúc với phái đoàn của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ. Phái đoàn có ghi nhận những trừơng hợp này chăng, và có nêu vấn đề với Hà Nội không?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại về những trường hợp này tại nhiều điểm dừng chân của mình. Hồi đáp của chính quyền địa phương là đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ, hoặc những người đó có liên quan đến các hoạt động chính trị chống đối nhà nứơc, chúng tôi đều phản đối những luận điệu đó.
Chúng tôi nêu lên các vụ việc như luật sư Lê Trần Luật bị giữ chân suốt đêm, không gặp được chúng tôi. Mục sư Quang của đạo Tin lành Mennonite bị hộ tống từ khách sạn của chúng tôi trọ. Tại Điện Biên Phủ, trong chuyến thăm một giáo đoàn ngừơi Hmong theo đạo Tin lành, đã có 3 vụ đụng xe liên tiếp xảy ra trên đường chúng tôi đi.
Dù chúng tôi không nghĩ rằng chính quyền dàn xếp các việc này, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng hoàn toàn không cần thiết. Bởi lẽ chúng tôi đã nhận thấy những tiến bộ và cũng biết cả những trì trệ về tự do tôn giáo của Việt Nam, cho nên những chuyện như thế này chỉ mang lại những ảnh hưởng không hay cho những tiến bộ đạt đựơc mà thôi.
Trà Mi: Câu hỏi cuối cùng, thưa tiến sĩ, ông đánh giá về hiệu quả chuyến đi Việt Nam lần này của Ủy ban USCIRF như thế nào và Ủy ban có dự định sẽ thực hiện những chuyến đi như vậy thường xuyên hơn?
Tiến sĩ Scott Flipse: Đây là chuyến thăm lần thứ 4, và chúng tôi muốn duy trì lâu dài. Chúng tôi đã yêu cầu được biết về bất cứ hành động thay đổi hay bổ sung nào về Sắc lệnh tôn giáo của Việt Nam và Hà Nội đã đồng ý. Chúng tôi cũng hứa sẽ cung cấp thông tin cho họ về bất cứ trường hợp nào quan tâm.
Tóm lại chuyến đi có thành quả cụ thể. Thể hiện sự quan tâm của bên ngoài đối với tự do tôn giáo của Việt Nam là điều cần thiết. Và điều quan trọng đối với mối quan hệ Việt-Mỹ là tự do tôn giáo đựơc bảo vệ.
Trà Mi: Sau chuyến đi này, liệu sẽ có thay đổi gì chăng đối với đề nghị bỏ tên Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đưa ra đề nghị này ngày 1/5 và đề nghị đó vẫn không có gì thay đổi. Chúngn tôi có thể bỏ đề nghị đó bất cứ lúc nào trong năm, nhưng ngay lúc này, chúng tôi không thay đổi gì đối với đề nghị đó.
Vào ngày 8/6 tới đây, Ủy ban chúng tôi sẽ có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và sẽ trình bày về chuyến đi Việt Nam vừa qua và những giải pháp giúp cải thiện quan hệ Việt-Mỹ với mối quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Scott Flipse đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/USCIRF-trip-to-Vietnam-outcome-and-findings-TMi-06032009122804.html)
Photo courtesy of USCIRF |
Về nội dung chuyến đi, Tiến sĩ Flipse cho biết: “Đây là chuyến thăm lần thứ tư của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế đến Việt Nam, kể từ năm 2003 tới nay. Chuyến đi lần này bắt đầu từ ngày 12/5 đến 21/5. Chúng tôi đi từ Sài Gòn đến Hà Nội, rồi đến các tỉnh khu vực Tây Bắc như Sơn La và Điện Biên. Trọng tâm của chuyến đi là tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo và những nhân quyền căn bản liên quan như quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do tập họp, vốn là những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quyền tự do tôn giáo.”
Những điểm đáng chú ý
Trà Mi: Ông có gì chia sẻ về chuyến đi này. Có gì đáng chú ý so với các chuyến đi trứơc không, thưa ông?
Tiến sĩ Scott Flipse: Hồi đầu tháng 5, tức khoảng một tuần trứơc khi lên đường đi Việt Nam, chúng tôi đã công bố phúc trình thường niên, trong đó nêu ra nhiều dữ kiện, cả tích cực lẫn tiêu cực và một số vấn đề đang tiếp diễn liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Dấu hiệu tích cực mà chúng tôi ghi nhận được qua chuyến đi này là nay có nhiều tín đồ đi hành lễ tại các chùa chiềng, nhà thờ Công giáo và nhà thờ Tin lành hơn trứơc.
Còn điểm đáng lưu ý mà chúng tôi ghi nhận đựơc là chính quyền có ý muốn cản trở những tín đồ cải đạo bằng sự hăm doạ và kỳ thị, cũng như ngăn cản những hoạt động tín ngữơng độc lập, đặc biệt là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Phật giáo Hoà Hảo.
Ngoài ra, bất kỳ vị lãnh đạo tinh thần nào dám mạnh dạn lên tiếng đề nghị cải tổ chính trị hay pháp luật, hoặc nêu ý kiến về các vấn đề liên quan đến công lý xã hội, chỉ trích nhà nước đều gặp rắc rối với chính quyền cả.
Trà Mi: Những điều Ủy ban USCIRF thắc mắc và quan tâm được nhà nứơc Việt Nam hồi đáp ra sao, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi tương đối bằng lòng về các cuộc tiếp xúc thẳng thắn với giới chức Việt Nam. Tuy nhiên, có những vấn đề chúng tôi nêu lên mà không một quan chức nào, dù là cấp tỉnh hay cấp xã, đưa ra được lời giải đáp. Chẳng hạn như tại sao người này bị cầm tù, tại sao một số ngừơi cải đạo lại bị chính quyền hăm doạ, v.v…
Điều này cũng dễ hiểu thôi. Trong các cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với giới chức cấp cao như Ngoại trưởng, Thứ trưởng, chúng tôi đều có đề cập đến các vấn đề và các trường hợp quan tâm. Có được câu trả lời cụ thể hay không, không quan trọng bằng việc chúng ta nêu lên quan ngại để chính quyền Việt Nam biết rằng thế giới bên ngoài đang theo dõi chặt chẽ những việc này.
Trà Mi: Còn về cuộc gặp giữa Ủy ban USCIRF của Hoa Kỳ với Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam thì như thế nào, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi rất ấn tựơng. Họ đã sắp xếp nhiều cuộc gặp cho chúng tôi, trong đó có cả cuộc gặp với Linh mục Nguyễn Văn Lý và Luật sư Nguyễn Văn Đài trong nhà tù. Chúng tôi rất hài lòng về các cuộc tiếp xúc với Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng khả năng của họ còn hạn chế trong việc ngăn chặn các hành động hăm doạ, sách nhiễu đối với các thành phần thiểu số cũng như đối với các sinh hoạt tôn giáo độc lập.
Không phải là họ không có tầm ảnh hưởng đối với những thay đổi, nhưng có thể thấy rằng có vài người trong chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy Việt Nam tiến lên một xã hội vận hành theo nguyên lý pháp luật. Cũng có những người muốn cải tổ. Đó chính là những ngừơi chúng tôi muốn gặp gỡ và giao lưu.
Thực tế sinh hoạt tôn giáoTrà Mi: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với chúng tôi, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng để đánh giá tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, Ủy ban USCIRF không nên nhìn vào những cá biệt mà nhìn vào sự vận động toàn cục của tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như đừng nêu lên những vấn đề đã cũ như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hay các trường hợp như của linh mục Nguyễn Văn Lý..v..v. Ý kiến của ông thế nào?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã thảo luận với Phó Trửơng Ban về vấn đề này và chúng tôi không cho rằng chúng tôi nhìn vào những trường hợp cá biệt đơn lẻ. Tại Bangkok, chúng tôi phỏng vấn vài nhà sư Khmer vừa được phóng thích.
Chúng tôi đi lên Điện Biên gặp những ngừơi Hmong theo đạo Tin lành. Chúng tôi nói chuyện với các tu sĩ nhà thờ Thái Hà, các tu sĩ đạo Hoà Hảo và các nhà sư của Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Chúng tôi không tin rằng những trừơng hợp chúng tôi ghi nhận là những trường hợp đơn lẻ. Đây là những vấn đề phổ biến ở nhiều nơi, dù là thành thị hay tại những khu vực từng có vấn đề về tự do tôn giáo trong quá khứ. Vì vậy, chúng tôi sẽ nêu lên những điểm mà chúng tôi thấy có tiến bộ cũng như đề cập những trường hợp đáng quan tâm.
Chúng tôi hứa với Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam rằng khi ghi nhận một trường hợp nào đáng quan tâm, chúng tôi sẽ liên hệ với họ hỏi thăm ý kiến của họ trứơc khi chúng tôi có những bứơc kế tiếp.
Trà Mi: Theo chính quyền Việt Nam, những trường hợp đơn lẻ đó không phản ánh bức tranh tổng thể về tự do tôn giáo tại Việt Nam, mà chính sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ mới thể hiện tình hình chung. Xin nghe quan điểm của ông?
Tiến sĩ Scott Flipse: Văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao tại buổi kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu của Việt Nam hôm 8/5 vừa qua cũng nói rằng có những khiếm khuyết nhất định về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Chúng tôi không nhìn vào những khiếm khuyết nhỏ nhặt mà quan tâm đến bức tranh toàn diện. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có chính sách bảo thủ ngăn cản các hoạt động tôn giáo độc lập và cản trở những ngừơi mới theo đạo. Đó là những vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần phải xem xét vì chúng không phù hợp với các tiêu chí quốc tế về tự do tôn giáo, tự do tập họp, và tự do bày tỏ quan điểm.
Trà Mi: Nhưng Hà Nội vẫn khẳng định rằng những khiếm khuyết đó chỉ do chính quyền các cấp địa phương chưa thực hiện đúng, chứ không phải do chính sách của nhà nước…
Tiến sĩ Scott Flipse: Đó không phải là góc nhìn của chúng tôi. Chúng tôi đã thu thập những văn bản từ chính quyền trung ương về chính sách này rằng nhà nứơc Việt Nam một mặt tuyên bố tạo điều kiện cho nhu cầu về tôn giáo, nhưng đồng thời có những biện pháp đối với các sinh hoạt tôn giáo độc lập và những người mới theo đạo, cũng như nhắm vào những người cổ suý ôn hoà cho sự cải tổ nhân quyền và dân chủ như luật sư Đài, linh mục Lý, hay những tù nhân tôn giáo theo đạo Hoà Hảo mà chúng tôi đang quan tâm.
Trà Mi: Về tình hình tại Thái Hà, nhà nước Việt Nam khẳng định đó thuần tuý là việc tranh chấp đất đai gữa chính quyền với giáo hội, không liên quan gì đến vấn đề tự do tôn giáo. Ông nghĩ sao?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã đến tận Thái Hà để xem xét xem khía cạnh nào của vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo. Quyền đựơc có đất đai cho các sinh hoạt tôn giáo là vấn đề quan tâm của tất cả mọi cộng đồng tôn giáo.
Tuy nhiên, chúng tôi nhìn vấn đề Thái Hà ở khía cạnh là quyền bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà, quyền được tổ chức các buổi cầu nguyện tập thể ôn hoà yêu cầu công lý của giáo dân, giáo sĩ ở đây đã bị nhà nước vi phạm, cản trở bằng võ lực.
Người Công giáo có nhiệm vụ thể hiện quan điểm công khai về những vấn đề liên quan đến đạo đức và công lý xã hội trong các buổi tập trung tập thể.
Thành quả chuyến đi?
Trà Mi: Có những báo rằng nhiều ngừơi bị sách nhiễu, bị công an câu lưu thẩm vấn, và bị cấm cản không cho tiếp xúc với phái đoàn của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ. Phái đoàn có ghi nhận những trừơng hợp này chăng, và có nêu vấn đề với Hà Nội không?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại về những trường hợp này tại nhiều điểm dừng chân của mình. Hồi đáp của chính quyền địa phương là đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ, hoặc những người đó có liên quan đến các hoạt động chính trị chống đối nhà nứơc, chúng tôi đều phản đối những luận điệu đó.
Chúng tôi nêu lên các vụ việc như luật sư Lê Trần Luật bị giữ chân suốt đêm, không gặp được chúng tôi. Mục sư Quang của đạo Tin lành Mennonite bị hộ tống từ khách sạn của chúng tôi trọ. Tại Điện Biên Phủ, trong chuyến thăm một giáo đoàn ngừơi Hmong theo đạo Tin lành, đã có 3 vụ đụng xe liên tiếp xảy ra trên đường chúng tôi đi.
Dù chúng tôi không nghĩ rằng chính quyền dàn xếp các việc này, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng hoàn toàn không cần thiết. Bởi lẽ chúng tôi đã nhận thấy những tiến bộ và cũng biết cả những trì trệ về tự do tôn giáo của Việt Nam, cho nên những chuyện như thế này chỉ mang lại những ảnh hưởng không hay cho những tiến bộ đạt đựơc mà thôi.
Trà Mi: Câu hỏi cuối cùng, thưa tiến sĩ, ông đánh giá về hiệu quả chuyến đi Việt Nam lần này của Ủy ban USCIRF như thế nào và Ủy ban có dự định sẽ thực hiện những chuyến đi như vậy thường xuyên hơn?
Tiến sĩ Scott Flipse: Đây là chuyến thăm lần thứ 4, và chúng tôi muốn duy trì lâu dài. Chúng tôi đã yêu cầu được biết về bất cứ hành động thay đổi hay bổ sung nào về Sắc lệnh tôn giáo của Việt Nam và Hà Nội đã đồng ý. Chúng tôi cũng hứa sẽ cung cấp thông tin cho họ về bất cứ trường hợp nào quan tâm.
Tóm lại chuyến đi có thành quả cụ thể. Thể hiện sự quan tâm của bên ngoài đối với tự do tôn giáo của Việt Nam là điều cần thiết. Và điều quan trọng đối với mối quan hệ Việt-Mỹ là tự do tôn giáo đựơc bảo vệ.
Trà Mi: Sau chuyến đi này, liệu sẽ có thay đổi gì chăng đối với đề nghị bỏ tên Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Scott Flipse: Chúng tôi đưa ra đề nghị này ngày 1/5 và đề nghị đó vẫn không có gì thay đổi. Chúngn tôi có thể bỏ đề nghị đó bất cứ lúc nào trong năm, nhưng ngay lúc này, chúng tôi không thay đổi gì đối với đề nghị đó.
Vào ngày 8/6 tới đây, Ủy ban chúng tôi sẽ có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và sẽ trình bày về chuyến đi Việt Nam vừa qua và những giải pháp giúp cải thiện quan hệ Việt-Mỹ với mối quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Scott Flipse đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/USCIRF-trip-to-Vietnam-outcome-and-findings-TMi-06032009122804.html)