PHAN THIẾT - Sáng 29.5, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự lễ Khấn Dòng. Cùng đồng tế có 50 linh mục trong và ngoài Giáo phận, lời cầu nguyện sốt mến của các tu sĩ nam nữ và đông đảo thân nhân ân nhân các tân khấn sinh.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết có thêm 12 Nữ Tu Khấn Trọn Đời. Các Nữ Tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Chúa Kitô cũng Mến Thánh Giá. Không phải Chúa mến nổi cực hình nhục nhã của thập giá mà Chúa mến yêu nhân loại và Chúa chọn Thánh Giá để yêu thương cho đến cùng. Tình yêu của Chúa đang tái diễn lại trên bàn thờ nhân ngày lễ khấn dòng của các Nữ Tu. Thánh Lễ chính là hy tế cứu độ của Chúa Kitô, cộng đoàn Dân Chúa hiệp lời cầu nguyện cho các tâm hồn đang khao khát nhân đức trọn lành được no lòng thoả dạ.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá.
Đức Cha Phaolô giảng lễ, suy niệm Tin mừng Ga 21,13-19.
Trong câu chuyện Phúc Âm vừa nghe, Chúa đặt ông Phêrô làm mục tử chăn dắt đàn chiên của Ngài. Chúa đã sửa soạn cho ông một tinh thần dấn thân bằng tình yêu kèm theo thập giá, cũng như Chúa đã sống trong tinh thần đó với tư cách là một mục tử nhân lành.
Buổi sáng tuyệt đẹp hôm ấy, Chúa Phục Sinh đến gặp các Tông đồ đang bơ phờ mệt mỏi. Sau một đêm vất vả vật lộn với biển khơi mà họ không bắt được con cá nào. Từ trên bờ biển, Chúa hỏi các ông: “các anh không có chi ăn ư?”. Vì không nhận ra Chúa, nghe tiếng gọi, họ chỉ biết trả lời như nói với một khách hàng buôn cá: “thưa không”.
Điều lạ lùng là người khách lạ đề nghị buông thêm một mẻ lưới nữa phía bên phải thuyền với hy vọng có cá. Và họ sẵn sàng làm theo. Quả thật lưới đã đầy cá. Mẻ cá được mùa này giống hệt mẻ cá đầu tiên khi Chúa gọi Phêrô trên bờ biển Tibêria. Gioan có linh tính nhận ra Thầy dễ hơn người khác. Gioan nói với Phêrô “Chúa đó”. Phêrô vội vàng nhảy xuống biển bơi vào bờ để đến gặp Thầy. Vui quá là vui! Mừng ơi là mừng! Thầy đang hiện diện bằng xương bằng thịt giữa anh em. Bữa ăn thân tình giữa Chúa Phục Sinh và bảy Tông Đồ quả là bữa tiệc vui mừng trong hân hoan gặp gỡ. Đầy tình nghĩa, tràn trào phấn khởi và chứa chan hy vọng. Rồi Chúa trao quyền lãnh đạo cho vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội.
Cuộc nhận chức lên ngôi của Phêrô thật đơn giản mà đong đầy ý nghĩa của một mục tử thay mặt Chúa chăn dắt đàn chiên.
Chúa hỏi Phêrô: “Này anh Simon con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”
Tuy bất ngờ nhưng ông Phêrô vẫn chân thành bày tỏ lòng yêu mến: “Thưa Thầy có, Thầy biết con mến Thầy”. Sau ba lần hỏi về lòng mến, Phêrô đáp trả, Chúa phong chức cho ông “Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy”.
Ngày còn ở với các môn đệ, đã có lần Chúa tỏ ý giao trách nhịêm này cho Phêrô, khi ông tuyên xưng đức tin: “Thầy là Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Chúa nói với ông: “Này anh Simon, con ông Gioan anh thật có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy Đấng ngự trên trời… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết. Anh là Phêrô, nghĩa là Đá Tảng, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời, dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Lúc đó, ông Phêrô và các Tông đồ đã được Chúa trắc nghiệm về lòng tin. Bây giờ, Chúa trắc nghiệm ông Phêrô về lòng yêu mến để chính thức đặt ông làm lãnh đạo Giáo hội. Điều này cũng có nghĩa là lòng tin, lòng yêu mến cuả ông với Chúa vừa là mối quan hệ cá nhân, và là trách nhiệm với cả cộng đồng mà Chúa trao phó. Càng quan tâm đến cộng đoàn Chúa giao phó, ông càng tỏ bày được tình yêu với Chúa.
Ba lần Chúa hỏi ông về tình yêu, tựa hồ như Chúa muốn nhắc lại sự yếu đuối làm cho ông chối Chúa ba lần. Nhưng cũng còn có thể là Chúa muốn nhấn mạnh với ông theo gương Ngài để thi hành trách nhiệm trong tình yêu mến tuyệt đối như Ngài đối với Chúa Cha và với anh em nhân loại. Tình yêu đã đưa Ngài đến hiến tế thập giá.
Con đường thập giá đã trở thành con đường đi cho tất cả những ai muốn theo Chúa: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo”. Hôm nay, sau khi trao trách nhiệm cho Phêrô, Chúa lại báo cho ông thập giá sẽ đến với ông: “Thật Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho kẻ khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”.
Thế rồi Chúa chấm dứt lễ tấn phong bằng một quyết định không nhỏ: “Hãy theo Thầy”, nhưng nó lại là trách nhiệm qúa lớn đối với Phêrô.
“Hãy theo Thầy”, lời mời gọi của Chúa cách đây hơn hai ngàn năm. Xuyên suốt dòng lịch sử, Chúa vẫn luôn tha thiết “Hãy theo Thầy” trong biết bao tâm hồn môn đệ.
Và chính hôm nay đây qua thông điệp thánh này, Chúa muốn nói lại với các Nữ Tu khấn trọn “Hãy theo Thầy”. Vì Chúa còn cần biết bao tâm hồn quảng đại để Chúa dùng trong công trình cứu độ thế giới.
Lòng tin yêu của ông Phêrô không khép kín nhưng luôn trao ban. Bản chất tình yêu Thiên Chúa là ra khỏi chính mình để vươn xa tới muôn cõi lòng đang cần đến tình thương.
Tình yêu kèm theo một trách nhiệm, một ơn gọi “Hãy theo Thầy”. Theo Chúa là để dấn thân trên con đường yêu thương phục vụ. Yêu cho đến cùng. Yêu đến chỗ sẵn sàng hy sinh mạng sống. Người dấn thân theo Chúa phải trọn tình vẹn nghĩa trong tình yêu như thế.
Ba tiếng “Khấn Trọn Đời” diễn tả chiều dài của lời đoan hứa trong thời gian “trinh khiết, khó nghèo và vâng phục”.
Nhưng với một Nữ Tu Mến Thánh Gía, cần sống chiều rộng và chiều sâu của mầu nhiệm thánh giá. Cuộc đời của Nữ Tu MTG phải thể hiện cho được tình yêu của Đấng chịu đóng đinh. Tình yêu lớn lao và trổi vượt “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng mình vì bạn hữu”. Thập giá ở trong tình yêu đó! Nữ tu Mến Thánh Giá là đón nhận thập giá với tất cả tình yêu.
Khấn Trọn Đời đối với Nữ Tu luôn mang hai ý nghĩa. Ý nghĩa chiều dài dọc theo thời gian là khấn cho cả cuộc đời còn lại mình. Hai là ý nghĩa chiều rộng và chiều sâu. Không phải chỉ ba lời khấn mà toàn bộ cuộc sống phải hướng tới chỗ sâu thẳm trọn tình vẹn nghĩa của chữ yêu. Khấn Trọn Đời phải là trọn tình vẹn nghĩa với chữ yêu “Yêu như Chúa đã yêu”.
Có như vậy cuộc đời của Nữ Tu mới trở thành của lễ tình yêu để hiệp dâng với Chúa trên bàn thờ mỗi ngày. Mến Thánh Giá cũng đồng nghĩa với tâm nguyện của Chân Phước Têrêsa Calcutta: nơi đâu thiếu tình yêu, có chúng tôi ở đó.
Đức Maria cũng Mến Thánh Giá. Mẹ đã sống mầu nhiệm thánh giá cách trọn vẹn suốt cuộc đời.
Cuối tháng hoa, tháng kính Đức Mẹ, 12 Tân Khấn Sinh như những bông hoa thanh khiết dâng kính Mẹ hiền.
Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các chị cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó.
Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn hạnh phúc trong đời dâng hiến.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết có thêm 12 Nữ Tu Khấn Trọn Đời. Các Nữ Tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Chúa Kitô cũng Mến Thánh Giá. Không phải Chúa mến nổi cực hình nhục nhã của thập giá mà Chúa mến yêu nhân loại và Chúa chọn Thánh Giá để yêu thương cho đến cùng. Tình yêu của Chúa đang tái diễn lại trên bàn thờ nhân ngày lễ khấn dòng của các Nữ Tu. Thánh Lễ chính là hy tế cứu độ của Chúa Kitô, cộng đoàn Dân Chúa hiệp lời cầu nguyện cho các tâm hồn đang khao khát nhân đức trọn lành được no lòng thoả dạ.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá.
Đức Cha Phaolô giảng lễ, suy niệm Tin mừng Ga 21,13-19.
Trong câu chuyện Phúc Âm vừa nghe, Chúa đặt ông Phêrô làm mục tử chăn dắt đàn chiên của Ngài. Chúa đã sửa soạn cho ông một tinh thần dấn thân bằng tình yêu kèm theo thập giá, cũng như Chúa đã sống trong tinh thần đó với tư cách là một mục tử nhân lành.
Buổi sáng tuyệt đẹp hôm ấy, Chúa Phục Sinh đến gặp các Tông đồ đang bơ phờ mệt mỏi. Sau một đêm vất vả vật lộn với biển khơi mà họ không bắt được con cá nào. Từ trên bờ biển, Chúa hỏi các ông: “các anh không có chi ăn ư?”. Vì không nhận ra Chúa, nghe tiếng gọi, họ chỉ biết trả lời như nói với một khách hàng buôn cá: “thưa không”.
Điều lạ lùng là người khách lạ đề nghị buông thêm một mẻ lưới nữa phía bên phải thuyền với hy vọng có cá. Và họ sẵn sàng làm theo. Quả thật lưới đã đầy cá. Mẻ cá được mùa này giống hệt mẻ cá đầu tiên khi Chúa gọi Phêrô trên bờ biển Tibêria. Gioan có linh tính nhận ra Thầy dễ hơn người khác. Gioan nói với Phêrô “Chúa đó”. Phêrô vội vàng nhảy xuống biển bơi vào bờ để đến gặp Thầy. Vui quá là vui! Mừng ơi là mừng! Thầy đang hiện diện bằng xương bằng thịt giữa anh em. Bữa ăn thân tình giữa Chúa Phục Sinh và bảy Tông Đồ quả là bữa tiệc vui mừng trong hân hoan gặp gỡ. Đầy tình nghĩa, tràn trào phấn khởi và chứa chan hy vọng. Rồi Chúa trao quyền lãnh đạo cho vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội.
Cuộc nhận chức lên ngôi của Phêrô thật đơn giản mà đong đầy ý nghĩa của một mục tử thay mặt Chúa chăn dắt đàn chiên.
Chúa hỏi Phêrô: “Này anh Simon con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”
Tuy bất ngờ nhưng ông Phêrô vẫn chân thành bày tỏ lòng yêu mến: “Thưa Thầy có, Thầy biết con mến Thầy”. Sau ba lần hỏi về lòng mến, Phêrô đáp trả, Chúa phong chức cho ông “Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy”.
Ngày còn ở với các môn đệ, đã có lần Chúa tỏ ý giao trách nhịêm này cho Phêrô, khi ông tuyên xưng đức tin: “Thầy là Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Chúa nói với ông: “Này anh Simon, con ông Gioan anh thật có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy Đấng ngự trên trời… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết. Anh là Phêrô, nghĩa là Đá Tảng, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời, dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Lúc đó, ông Phêrô và các Tông đồ đã được Chúa trắc nghiệm về lòng tin. Bây giờ, Chúa trắc nghiệm ông Phêrô về lòng yêu mến để chính thức đặt ông làm lãnh đạo Giáo hội. Điều này cũng có nghĩa là lòng tin, lòng yêu mến cuả ông với Chúa vừa là mối quan hệ cá nhân, và là trách nhiệm với cả cộng đồng mà Chúa trao phó. Càng quan tâm đến cộng đoàn Chúa giao phó, ông càng tỏ bày được tình yêu với Chúa.
Ba lần Chúa hỏi ông về tình yêu, tựa hồ như Chúa muốn nhắc lại sự yếu đuối làm cho ông chối Chúa ba lần. Nhưng cũng còn có thể là Chúa muốn nhấn mạnh với ông theo gương Ngài để thi hành trách nhiệm trong tình yêu mến tuyệt đối như Ngài đối với Chúa Cha và với anh em nhân loại. Tình yêu đã đưa Ngài đến hiến tế thập giá.
Con đường thập giá đã trở thành con đường đi cho tất cả những ai muốn theo Chúa: “Ai muốn theo tôi, hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo”. Hôm nay, sau khi trao trách nhiệm cho Phêrô, Chúa lại báo cho ông thập giá sẽ đến với ông: “Thật Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho kẻ khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”.
Thế rồi Chúa chấm dứt lễ tấn phong bằng một quyết định không nhỏ: “Hãy theo Thầy”, nhưng nó lại là trách nhiệm qúa lớn đối với Phêrô.
“Hãy theo Thầy”, lời mời gọi của Chúa cách đây hơn hai ngàn năm. Xuyên suốt dòng lịch sử, Chúa vẫn luôn tha thiết “Hãy theo Thầy” trong biết bao tâm hồn môn đệ.
Và chính hôm nay đây qua thông điệp thánh này, Chúa muốn nói lại với các Nữ Tu khấn trọn “Hãy theo Thầy”. Vì Chúa còn cần biết bao tâm hồn quảng đại để Chúa dùng trong công trình cứu độ thế giới.
Lòng tin yêu của ông Phêrô không khép kín nhưng luôn trao ban. Bản chất tình yêu Thiên Chúa là ra khỏi chính mình để vươn xa tới muôn cõi lòng đang cần đến tình thương.
Tình yêu kèm theo một trách nhiệm, một ơn gọi “Hãy theo Thầy”. Theo Chúa là để dấn thân trên con đường yêu thương phục vụ. Yêu cho đến cùng. Yêu đến chỗ sẵn sàng hy sinh mạng sống. Người dấn thân theo Chúa phải trọn tình vẹn nghĩa trong tình yêu như thế.
Ba tiếng “Khấn Trọn Đời” diễn tả chiều dài của lời đoan hứa trong thời gian “trinh khiết, khó nghèo và vâng phục”.
Nhưng với một Nữ Tu Mến Thánh Gía, cần sống chiều rộng và chiều sâu của mầu nhiệm thánh giá. Cuộc đời của Nữ Tu MTG phải thể hiện cho được tình yêu của Đấng chịu đóng đinh. Tình yêu lớn lao và trổi vượt “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng mình vì bạn hữu”. Thập giá ở trong tình yêu đó! Nữ tu Mến Thánh Giá là đón nhận thập giá với tất cả tình yêu.
Khấn Trọn Đời đối với Nữ Tu luôn mang hai ý nghĩa. Ý nghĩa chiều dài dọc theo thời gian là khấn cho cả cuộc đời còn lại mình. Hai là ý nghĩa chiều rộng và chiều sâu. Không phải chỉ ba lời khấn mà toàn bộ cuộc sống phải hướng tới chỗ sâu thẳm trọn tình vẹn nghĩa của chữ yêu. Khấn Trọn Đời phải là trọn tình vẹn nghĩa với chữ yêu “Yêu như Chúa đã yêu”.
Có như vậy cuộc đời của Nữ Tu mới trở thành của lễ tình yêu để hiệp dâng với Chúa trên bàn thờ mỗi ngày. Mến Thánh Giá cũng đồng nghĩa với tâm nguyện của Chân Phước Têrêsa Calcutta: nơi đâu thiếu tình yêu, có chúng tôi ở đó.
Đức Maria cũng Mến Thánh Giá. Mẹ đã sống mầu nhiệm thánh giá cách trọn vẹn suốt cuộc đời.
Cuối tháng hoa, tháng kính Đức Mẹ, 12 Tân Khấn Sinh như những bông hoa thanh khiết dâng kính Mẹ hiền.
Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các chị cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó.
Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn hạnh phúc trong đời dâng hiến.