Phim “Angels & Demons” đã ra mắt tại Roma tối hôm thứ hai và sẽ công chiếu ở Hoa kỳ từ ngày 15 tháng 5 sắp tới. Phim do diễn viên Tom Hanks đóng, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dan Bown, do Ron Howard làm đạo diễn. Howard cũng từng đạo diễn phim “The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci)” dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Dan Brown.
Vào khoảng ba năm trước đây, trước khi khởi chiếu, phim “The Da Vinci Code” đã bị nhiều vị lãnh đạo giáo hội Công giáo cực lực lên án vì nội dung xuyên tạc và phỉ báng Chúa Giêsu và Giáo h65i Công giáo. Nhiều cuốn sách và bài báo được công bố, cũng như một chiến dịch giải hoặc được phát động vào thời gian đó, để lột trần những sai trái trong sách của Dan Brown, nhưng đã vô tình đã làm quảng cáo không công cho cuốn phim. Doanh thu của phim lên tới hơn 750 triệu mỹ kim, khiến cho đạo diễn Ron Howard thừa thắng xông lên quay cuốn phim tiếp theo: “Angels & Demons”. Rút tỉa kinh nghiệm lần trước và không muốn làm quảng cáo không công cho cuốn phim này, nên các vị lãnh đạo trong giáo hội gần như im lặng, không lên tiếng đả kích, ngoại trừ một vài trường hợp lẻ tẻ, như Đức giám mục Malcolm McMahon ở Nottingham (Anh quốc) mới lên tiếng hôm nay:
“Đây là chuyện kỳ dị quá quắt, hoàn toàn rác rưởi. Thật là điều tai hại khi khuấy động một thứ tình cảm chống báng Công giáo như vậy. Đánh đấm Giáo hội như thế là chuyện vu vơ và tôi chẳng thấy có lý do nào để làm vậy.”
Các vị hữu trách Công giáo tại Ý cũng đã không cho phép quay phim này trong các nhà thờ giáo phận.
Nhưng giữa nhà đạo diễn Ron Howard và ông Bill Donohue, chủ tịch Liên đoàn Công giáo Hoa kỳ, đã có những lời qua tiếng lại về cuốn phim này, tin đó được hãng thông tấn CNA tường trình và chúng tôi xin loan tải dưới đây. Ông Bill Donohue đã viết cả một cuốn sách nhỏ để vạch trần thủ đoạn chống báng Giáo hội của cuốn sách và cuốn phim.
Nhưng trước khi loan bản tin của thông tấn xã CNA, chúng tôi xin lược thuật cốt truyện “Angels & Demons (Thiên thần và Ác quỷ)” của Dan Brown.
Lược truyện (theo Wikepidia)
Tình tiết câu truyện đi theo bước chân của nhà biểu tượng học Robert Langdon thuộc trường đại học Havard khi ông cố ngăn chận không để cho hội kín Illuminati dùng sức mạnh của phản vật chất (antimatter) mới được phát minh để phá hủy Thành phố Vatican.
Maximilian Kohler, giám đốc cơ quan CERN (Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu), khám phá thấy một trong số những nhà vật lý đáng kính nhất của cơ quan này tên là Leonardo Vetra bị ám sát chết ngay tại cư xá riêng và an toàn trong cơ quan. Ngực ông ta có in vết sắt nung cái hình biểu tượng của Illuminati, hai mắt lòi ra khỏi tròng. Thay vì gọi cảnh sát, Kohler sưu tầm đề tài trên Internet và cuối cùng liên lạc được với Langdon, một chuyên viên nghiên cứu về Illuminati. Kohler yêu cầu Langdon giúp khám phá ra hung thủ vụ ám sát.
Điều Langdon thấy tại hiện trường làm ông kinh ngạc: biểu tượng in trên xác chết là biểu tượng thật, và hội kín Illuminati chỉ có trong truyền thuyết, từ lâu được coi là đã bị mai một, nay hình như mới trỗi dậy. Kohler gọi người con gái nuôi của nạn nhân tên là Vittoria đến hiện trường, và sau đó phát giác ra hội kín Illuminati cũng đã lấy cắp đi chiếc hộp nhỏ chứa một phần tư gram phản vật chất – một chất liệu cực kỳ nguy hiểm có khả năng tàn phá tương đương với một loại vũ khí hạt nhân nhỏ, phóng ra lực phá khi chạm đến bất cứ một hình thái vật chất thông thường nào. Khi được nạp điện tại cơ sở CERN, từ trường của chiếc hộp nhỏ kiểm soát giọt phản vật chất, để cho nó bay lơ lửng trong chân không, bảo đảm được an toàn; nhưng khi bị rút ra khỏi nguồn điện lực cung ứng, thì nó chuyển qua sử dụng pin dự phòng, và pin này chỉ lâu được 24 tiếng đồng hồ. Chuyện kinh khủng là hội kín Illuminati đã đặt chiếc bình nhỏ lấy cắp được ấy ở đâu đó trong nội vi Thành phố Vatican, để một máy ảnh rà soát an ninh phía trước trong khi đồng hồ của máy này đếm giờ phát nổ.
Langdon và Vittoria cùng tiến vào Thành phố Vatican. Nơi đây Đức giáo hoàng vừa mới qua đời, và Mật nghị bầu giáo hoàng mới đã được triệu tập. Hồng y Mortati, chủ tọa cuộc bầu cử, khám phá thấy 4 Preferiti (là những hồng y được coi là ứng viên sáng giá nhất có thể được bầu làm tân giáo hoàng) bị mất tích. Khi tới nơi, Langdon và Vittoria bắt đầu lùng sục đi tìm kiếm 4 vị này, hy vọng sẽ tìm lại được chiếc hộp nhỏ chứa phản vật chất. Cuộc lùng kiếm được sự trợ lực của Hồng y thị thần Carlo Ventresca (là phụ tá thân cận nhất của cố giáo hoàng) và đội Vệ binh Thụy sĩ của Tòa thánh Vatican, gồm Chỉ huy trưởng Olivetti, Đại uý Rocher and Trung uý Chartrand.
Tin chắc rằng hội kín Illuminati có phần nào trách nhiệm trong vụ 4 Preferiti bị mất tích, Langdon cố gắng vạch lại những bước đi của cái gọi là “Con đường Khai sáng (Path of Illumination )”, một thủ tục xưa cũ và phức tạp đã được hội kín Illuminati dùng làm phương tiện kết nạp thành viên mới; người dự tuyển muốn gia nhập tổ chức này phải lần theo một loạt những đầu mối tinh vi đặt trong các dấu mốc khác nhau ở nội vi và chung quanh Roma. Nếu theo đúng các đầu mối này, ứng viên đó sẽ tìm được địa điểm họp kín của Illuminati và sẽ được thu nhận làm hội viên. Dùng khả năng hiểu biết rộng rãi về lịch sử tôn giáo và hội kín, Langdon đi theo Con đường Khai sáng, hy vọng khám phá ra các đầu mối dẫn đến vụ mất tích của 4 Preferiti cũng như nơi giấu chiếc hộp chứa phản vật chất.
Con đường Khai sáng dẫn Langdon tới 4 địa điểm chính ở Roma (Thành phố Vatican nằm trong nội vi đô thị Roma), liên hệ với 4 yếu tố nguyên thủy mà hội kín Illuminati tin là nguồn gốc của mọi vật thể hiện hữu: Thổ (Đất), Khí, Hỏa (Lửa) và Thuỷ (Nước). Khi đến mỗi địa điểm, Langdon tìm thấy một trong các vị Preferiti bị ám sát theo hình thức phù hợp với yếu tố tương ứng của địa điểm: Hồng y thứ nhất được chôn vùi, cổ họng tọng đầy đất sét (Thổ), phổi vị thứ hai bị đâm lủng (Khí), vị thứ ba bị nhận chìm trong biển lửa và bị thiêu sống (Hỏa), còn vị thứ tư bị chết đuối trong một giếng nước lớn (Thủy).
Sau khi tìm thấy thi thể của hai vị Preferiti đầu tiên (Thổ và Khí), Langdon hối hả chạy tới Vương cung thánh đường Santa Maria della Vittoria, thấy tên bắt cóc vị hồng y thứ ba đang đốt ngài trong lửa đỏ. Tên bắt cóc, cũng là thủ phạm giết chết Leonardo Vetra và đánh cắp hộp đựng phản vật chất, chính là Sát thủ, hành động theo lệnh của người chủ chốt hội Illuminati dưới cái tên “Janus”, nhưng danh tính thật sự của “Janus” chưa được biết. Trong cuộc đụng độ này với Sát thủ, Chỉ huy trưởng Olivetti bị giết và Langdon gần chết hụt, còn cô Vittoria thì bị hắn bắt cóc. Langdon cố thoát hiểm và đụng đầu với Sát thủ lần nữa tại điểm mốc của yếu tố sau cùng (Thủy), nhưng không thể cứu được vị hồng y thứ tư.
Tuy vậy, Langdon cố hoàn tất Con đường Khai sáng mong tìm được Kẻ Sát thủ và giải cứu cô Vittoria. Cuộc tìm kiếm dẫn tới một kiến trúc giống như một lâu đài bỏ hoang phế, có đường hầm dẫn thằng tới các phòng ốc của Giáo hoàng trong điện Vatican. Langdon giải thoát được Vittoria, rồi hai người cùng nhau đẩy kẻ Sát thủ từ trên cao hàng mấy trăm thước rớt xuống đất chết. Cả hai vội vã quay về Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, ở đây họ thấy Kohler đã tới và đụng đầu với hồng y thị thần nơi phòng riêng. Langdon và Vittoria sợ rằng Kohler chính là tên “Janus”, y tới để giết vị hồng y thị thần là giai đoạn cuối cùng trong âm mưu chống phá Giáo hội của y. Nghe tiếng la thất thanh của hồng y thị thần như trong cơn hấp hối, các Vệ binh Thụy sĩ nhẩy sổ vào căn phòng, nổ súng vào Kohler. Ngay trước khi tắt thở, Kohler đưa cho Langdon một cuộn băng video, cho biết mọi chuyện đều được giải thích trong đó.
Với giờ khắc phát nổ của chiếc hộp chứa phản vật chất chẳng còn bao nhiêu, viên Vệ binh Thụy sĩ bắt đầu di tản người ra khỏi Vương cung Thánh đường. Khi người vệ binh này ra khỏi nhà thờ, thì hồng y thị thần, rõ rệt là trong trạng thái hôn mê xuất thần, vội vã chạy trở ngược vào Vương cung Thánh đường, nói rằng ông được Chúa khải thị cho biết địa điểm của chiếc hộp chứa phản vật chất. Đuổi theo sau là Langdon và một số ít người khác, hồng y thị thần liều lĩnh đi sâu xuống hầm mộ bên dưới Vương cung Thánh đường, tìm được chiếc hộp ngay trên ngôi mộ Thánh Phêrô. Langdon và hồng y thị thần thu hồi được phản vật chất rồi chui vào được một chiếc trực thăng, và chỉ còn được 5 phút nữa để thoát hiểm. Hồng y thị thần dùng dù nhảy ra khỏi trực thăng an toàn và hạ chân trên nóc nhà thờ Thánh Phêrô, vừa đúng lúc chiếc hộp nổ tung trên bầu trời, không gây ra nguy hại nào. Số phận của Langdon chưa được biết ngay lúc đó vì trên trực thăng không có chiếc dù thứ hai.
Đám đông tại Quảng trường Thánh Phêrô thảng thốt nhìn Hồng y thị thần đắc thắng đứng trước mặt họ. Vì “phép lạ” này, các vị trong mật nghị bầu cử tranh cãi xem có nên làm một ngoại lệ để chọn Hồng y thị thần làm tân giáo hoàng hay không. Còn Langdon thoát chết vụ nổ là nhờ dùng chiếc cửa máy bay trực thăng làm như một chiếc dù và hạ xuống được sông Tiber, gần Đảo Tiber, thời danh vì tiếng tăm là một hòn đảo được chúc phước với nhiều phép lạ chữa lành bệnh tật. Ông bị thương, nhưng không nặng.
Langdon trở lại nhà thờ Thánh Phêrô và xem cuộn băng video của Kohler cùng với Hồng y đoàn. Langdon, Vittoria và các hồng y đụng đầu với Hồng y nhiếp chánh trong nhà nguyện Sistine, nơi đây mọi uẩn khúc đều được giãi tỏ. Ngay trước những biến cố thuật trong cuốn tiểu thuyết này, vị Giáo hoàng dự kiến gặp mặt Leonardo Vetra liên quan đến cuộc nghiên cứu của ông này tại CERN. Leonardo Vetra là một người Công giáo sùng đạo, tin tưởng rằng khoa học có khả năng thiết lập một sự nối kết giữa Con người và Thiên Chúa, một niềm tin được biểu lộ do cuộc nghiên cứu của ông về phản vật chất. Niềm tin của Leonardo Vetra gây bực bội cho Hồng y thị thần, vì ông này tin chắc rằng chỉ mình Giáo hội thôi, không phải khoa học, sẽ đặt định tín điều luân lý cho người tín hữu Kitô giáo. Trong khi thảo luận về Leonardo Vetra, Giáo hoàng tiết lộ rằng ngài ủng hộ vì khoa học đã tạo ra một phép lạ cho ngài: một đứa con trai đã được thành hình bằng thụ tinh nhân tạo. Kinh hoàng vì sự kiện giáo hoàng làm cha một đứa nhỏ, Hồng y thị thần âm mưu “chỉnh sửa” tình huống đó. Ông ta đầu độc giáo hoàng và, trá hình làm chủ nhân hội kín Illuminati dưới tên “Janus”, ông chiêu mộ Sát thủ, một kẻ giết người được khích động bởi cùng một nhiệt huyết và tinh thần đối với Giáo hội như tổ tiên của y trong cuộc Thập tự chinh ngày trước, nhằm giết chết Leonardo Vetra, đánh cắp phản vật chất, bắt cóc và giết hại các Preferiti ngay khi mật nghị bầu giáo hoàng được triệu tập. Hồng y thị thần gài phản vật chất dưới hầm đến thánh Phêrô và bịa đặt “thị kiến” của Chúa vào phút chót nhằm để được những người chứng kiến các hành động can trường của ông coi ông là vị anh hùng và kẻ cứu vớt đạo Chúa. Do đó, hội kín Illuminati không có vai trò thực tế nào trong các biến cố của tiểu thuyết, và sự can dự của nó chỉ là một âm mưu của Hồng y thị thần để che đậy kế hoạch của riêng ông. Như Langdon nghi ngờ ngay từ lúc đầu, tổ chức Illuminati đã quả thực mai một từ lâu.
Khúc quanh cuối cùng tiết lộ rằng Hồng y nhiếp chánh Ventresca chính là con ruột của giáo hoàng mới chết, thụ thai bằng ống nghiệm. Bỗng dưng mất tinh thần vì những đau buồn và tội lỗi đã gây ra quá nhiều cái chết, nhất là của chính người cha đẻ ra mình, Ventresca tưới dầu vào người tự thiêu trước đám người đông đảo nơi Quảng trường Thánh Phêrô. Mật nghị chọn Hồng y Mortati làm tân giáo hoàng. Chi tiết mỉa mai là, qua một điều khoản hàm hồ, một lỗ hổng trong tiến trình bầu cử giáo hoàng được gọi là bầu cử bằng đồng thanh tung hô, đã có tới hai giáo hoàng đã được bầu chọn: Ventresca bằng sự việc tất cả các hồng y cùng đồng thanh hoan hô danh tính của ông trước khi ông tự thiêu, và Mortati qua thủ tục thông thường.
Langdon và Vittoria trở về khách sạn Bernini. Trung úy Chartrand trao cho ông một lá thư và gói đồ do tân giáo hoàng gửi tới. Trong gói này là ấn dấu “Kim cương Illuminati” được cho Langdon mượn vĩnh viễn.
Bản tin
New York City, N.Y. (CNA).- Bill Donohue, Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Hoa kỳ đã kết án những người quảng cáo phim “Angels & Demons (Thiên thần và Ác quỷ)” là “cố lập lờ chơi trò nước đôi”, do chuyện lúc đầu họ cho rằng cuốn phim -- trong đó có những điều dối trá ác liệt về Công giáo -- chỉ là chuyện hư cấu, nhưng sau đó lại đề cao tiền đề của nó là dựa trên sự thực.
Ông nói rằng các hành động đều là tiếng vang lặp lại thủ đoạn đã dùng để quảng cáo cho cuốn phim trước đó là cuốn “The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci)”. Bill Donohue và Ron Howard, nhà đạo diễn phim “Angels & Demons (Thiên thần và Ác quỷ)” đã trao đổi lời qua tiếng lại xem cuốn phim mới này với cốt truyện dựa trên tiểu thuyết của Dan Brown có chống báng Công giáo hay không.
Cho là những người làm phim “không giấu diếm ý dịnh chống lại mọi chuyện liên quan đến Công giáo”, Bill Donohue kết án rằng đoạn quảng cáo cho cuốn phim này “dối gạt” khi nói rằng Giáo hội Công giáo đã ra lệnh tàn sát để làm câm miệng Illuminati, một hội kín huyền bí được mô tả trong phim.
Trả lời Bill Donohue, trong một bài viết đăng trên báo Huffington Post hôm thứ Ba tuần qua, Ron Howard nói: “Hãy để cho tôi minh định: Cả phim “Angels & Demons” và tôi đều không chống báng Công giáo.”
Ron Howard nói ông tin là người Công giáo sẽ thích thú cuốn phim “hồi hộp kỳ bí” đặt trong khung cảnh “đẹp truyền cảm đến mức thảng thốt” của thành phố Roma. Ron Howard cũng nói là “nếu như lúc nào chúng tôi cũng gợi ý rằng cuốn phim của chúng tôi chẳng gì khác hơn là một tác phẩm hư cấu” thì những lời buộc tội về cuộc tàn sát tổ chức Illuminati sẽ là một điều dối trá.
Ron Howard cho rằng cả ông và Bill Donohue đều thích tạo ra “những câu chuyện giả tưởng”, ông nói thế là để mô tả một cuốn sách nhỏ của Bill Donohue, cho nó là một “việc làm tuyên truyền ngớ ngẩn và ác ý.”
Ron Howard tự xưng mình có lòng tôn trọng người Công giáo và Giáo hội của họ cũng như “nhiều công trình tốt đẹp” họ đã thực hiện. Ông cũng nói ông tin là phim của ông đề cập đến Giáo hội bằng tấm lòng tôn trọng và “ngay cả một mức độ kính ngưỡng nữa” vì các truyền thống và niềm tin của Giáo hội.
Đáp lại lời của Ron Howard, ông Bill Donohue trong một thông cáo báo chí nói rằng cuốn sách của Dan Brown cho tổ chức Illuminati là sự kiện có thật và đã bị Giáo hội Công giáo không ngừng nhẫn tâm săn đuổi.” Bill Donohue trưng dẫn lời vai trò mà diễn viên Tom Hanks đóng trong phim “Angels & Demons” nói: “Giáo hội Công giáo đã ra lệnh tàn sát thô bạo để làm họ mãi mãi câm họng.”
Bill Donohue cũng cho biết rằng Ron Howard, trong một cuộc phỏng vấn, có nói là “Tổ chức Illuminati được thành lập vào những năm 1600. Họ là những nhà nghệ sĩ và khoa học gia như Galileo và Bernini, có những tư tưởng tiến bộ gây ra mối đe dọa cho Vatican.”
Bill Donohue nhận xét: “Tất cả điều đó đều là dối trá. Tổ chức Illuminati được thành lập năm 1776 và bị giải tán năm 1787. Chuyện hiển nhiên là Galileo và Bernini không thể nào mà là thành viên tổ chức đó được, vì Galileo mất năm 1647 còn Bernini thì qua đời năm 1680. Quan trọng hơn nữa, là Giáo hội Công giáo không hề săn đuổi, nói chi đến chuyện giết chóc, chỉ một thành viên thôi của Illuminati. Nhưng điều đó không ngăn được Dan Brown khẳng định thế này: “Có sự kiện lịch sử cho thấy vào những năm 1600, Illuminati thề trả thù lại Vatican.”
Về lời tuyên bố của Ron Howard cho rằng các viên chức Vatican sẽ thích cuốn phim do mình làm đạo diễn, ông Bill Donohue cho đó là chuyện “ảo tưởng”.
Thông tấn xã CNA đã nói truyện với Bill Donohue trong cuộc phỏng vấn bằng điện thoại hôm thứ Ba để có thêm lời bình luận.
Ông nói: Ron Howard cho rằng những lời phản đối của Liên đoàn Công giáo Hoa kỳ nhằm vào một tác phẩm hoàn toàn hư cấu “có phần nào đáng ngạc nhiên”
“Đây không phải là chuyện “ông nói gà bà bảo vịt”, mà đơn giản là ông ta sai lầm.” Bill Donohue bình luận như thế và kết án Ron Howard “bịa đặt từ đầu đến cuối cái ý tưởng là đã có tổ chức Illuminati này ở thế kỷ 17, ông ta phải đem đặt nó vào những năm 1600 để có thể kéo Galileo ra và đem đặt vào trong đó.”
Ông nhắc lại là Illuminati chỉ mãi đến thế kỷ 18 mới được thành lập.
Ông cũng kết án Dan Brown và Howard chơi trò lập lờ hai mặt khi mô tả tác phẩm của họ là hư cấu, nhưng rồi sau đó lại đề cao là dựa trên những sự kiện có thật.
“Họ không thể chơi trò nước đôi”, ông nói thế, và đề cập đến chuyện Dan Brown đã lên chương trình truyền hình “The Today Show” nói về một cuốn sách khác của ông ta, cuốn “The Da Vinci Code”, bảo nó là chuyện hư cấu, nhưng chẳng mấy lâu sau lại cho là “dựa trên sự việc có thật.”
Bill Donohue nói với thông tấn xã CNA: “Họ cố chơi trò xuôi ngược cả hai chiều trên cùng một con đường. Dan Brown là tổ sư chuyện đó.”
“Nếu Ron Howard muốn tranh luận với tôi về chuyện này, tôi sẽ vui lòng đến bất cứ đài truyền hình nào. Tôi có cảm tưởng ông ta không muốn thế.” Bill Donohue nói thêm như vậy và cho biết rằng một cuộc tranh biện sẽ tốt đẹp hơn là “nhờ một ai đó viết hộ cho ông ta đôi điều trên báo Huffington Post rồi bỏ đó mà đi.”
Bill Donohue cũng loan tin rằng linh mục Bernard O’Connor người Canada đã mặc thường phục tới coi những cảnh quay phim “Angels & Demons” và nghe lỏm được “một số những câu nói chống báng Công giáo ác ý nhất, được lặp đi lặp lại nhiều lần.”
Bill Donohue lập luận: “Trình tự là để bôi nhọ Giáo hội Công giáo, như họ đã làm trong The Da Vinci Code.”
Ông nói với thông tấn xã CNA: “Điều xảy ra ở đây là [Ron Howard] đang cung cấp thêm một số những món người ta thèm ăn và những định kiến đê tiện nhất. “Amos and Andy” chỉ là một phim hài hước, nhưng hãng truyền hình CBS đã không phát sóng lại chỉ vì nó xúc phạm đến các cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi.
“Chẳng ai sẽ bảo là “sao cũng được” cả. Người ta sẽ than phiền rằng việc đó nuôi dưỡng những định kiến xấu xa tồi bại nhất.”
“Mỗi nhóm nhân chủng đều có đồ dơ phải giặt giũ, và họ cũng có những điều dối trá, những vết nhơ và những huyền thoại. Đám người ở Hollywood chẳng làm phim dựa trên những điều dối trá, những vết nhơ và những huyền thoại.” Ông nói thế và cho biết thêm rằng Liên đoàn Công giáo Hoa kỳ muốn người Công giáo cũng được đối xử như vậy, với “một mức độ tương dung và kính trọng nào đó.”
Ông nói với thông tấn xã CNA là cuốn phim đã làm gia tăng “một trong những điều dối trá ác hiểm nhất” chống báng Giáo hội Công giáo, đó là cho rằng Giáo hội phản lý trí, chống khoa học.
“Giáo hội Công giáo chẳng có vấn đề khó khăn nào với thuyết tiến hóa cả, đó đúng hơn là khó khăn nơi các anh chị em Tin Lành.”
Hãng tin CNA hỏi Bill Donohue là ông sẽ đáp lại như thế nào đối với lời rêu rao rằng những sự chống đối của ông chỉ làm cho cuốn phim được nhiều người biết đến hơn mà không tốn tiền quảng cáo.
Bill Donohue lý luận: cứ cho rằng tất cả mọi sự chống đối thành kiến sẽ tạo ra quảng cáo có lợi, thì đó là một lối tổng quát hóa sai lạc, mặc dầu điều đó có thể xảy ra trong một số trường hợp.
Ông chỉ ra cuốn phim chống Kitô giáo The Golden Compass (Chiếc địa bàn bằng vàng), nói rằng cuốn phim tiếp theo đã không được thực hiện bởi vì cuốn phim chính thất bại không dành được nhiều khán giả tới coi. Ông cho biết: Philip Pullman, tác giả cuốn sách dùng làm cốt truyện cho phim đó, có nói rằng sự tẩy chay ở Hoa kỳ đã gây ra hiệu quả như thế.
Vào khoảng ba năm trước đây, trước khi khởi chiếu, phim “The Da Vinci Code” đã bị nhiều vị lãnh đạo giáo hội Công giáo cực lực lên án vì nội dung xuyên tạc và phỉ báng Chúa Giêsu và Giáo h65i Công giáo. Nhiều cuốn sách và bài báo được công bố, cũng như một chiến dịch giải hoặc được phát động vào thời gian đó, để lột trần những sai trái trong sách của Dan Brown, nhưng đã vô tình đã làm quảng cáo không công cho cuốn phim. Doanh thu của phim lên tới hơn 750 triệu mỹ kim, khiến cho đạo diễn Ron Howard thừa thắng xông lên quay cuốn phim tiếp theo: “Angels & Demons”. Rút tỉa kinh nghiệm lần trước và không muốn làm quảng cáo không công cho cuốn phim này, nên các vị lãnh đạo trong giáo hội gần như im lặng, không lên tiếng đả kích, ngoại trừ một vài trường hợp lẻ tẻ, như Đức giám mục Malcolm McMahon ở Nottingham (Anh quốc) mới lên tiếng hôm nay:
“Đây là chuyện kỳ dị quá quắt, hoàn toàn rác rưởi. Thật là điều tai hại khi khuấy động một thứ tình cảm chống báng Công giáo như vậy. Đánh đấm Giáo hội như thế là chuyện vu vơ và tôi chẳng thấy có lý do nào để làm vậy.”
Các vị hữu trách Công giáo tại Ý cũng đã không cho phép quay phim này trong các nhà thờ giáo phận.
Nhưng giữa nhà đạo diễn Ron Howard và ông Bill Donohue, chủ tịch Liên đoàn Công giáo Hoa kỳ, đã có những lời qua tiếng lại về cuốn phim này, tin đó được hãng thông tấn CNA tường trình và chúng tôi xin loan tải dưới đây. Ông Bill Donohue đã viết cả một cuốn sách nhỏ để vạch trần thủ đoạn chống báng Giáo hội của cuốn sách và cuốn phim.
Nhưng trước khi loan bản tin của thông tấn xã CNA, chúng tôi xin lược thuật cốt truyện “Angels & Demons (Thiên thần và Ác quỷ)” của Dan Brown.
Lược truyện (theo Wikepidia)
Tình tiết câu truyện đi theo bước chân của nhà biểu tượng học Robert Langdon thuộc trường đại học Havard khi ông cố ngăn chận không để cho hội kín Illuminati dùng sức mạnh của phản vật chất (antimatter) mới được phát minh để phá hủy Thành phố Vatican.
Maximilian Kohler, giám đốc cơ quan CERN (Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu), khám phá thấy một trong số những nhà vật lý đáng kính nhất của cơ quan này tên là Leonardo Vetra bị ám sát chết ngay tại cư xá riêng và an toàn trong cơ quan. Ngực ông ta có in vết sắt nung cái hình biểu tượng của Illuminati, hai mắt lòi ra khỏi tròng. Thay vì gọi cảnh sát, Kohler sưu tầm đề tài trên Internet và cuối cùng liên lạc được với Langdon, một chuyên viên nghiên cứu về Illuminati. Kohler yêu cầu Langdon giúp khám phá ra hung thủ vụ ám sát.
Bìa cuốn tiểu thuyết (bản dịch Việt ngữ) |
Điều Langdon thấy tại hiện trường làm ông kinh ngạc: biểu tượng in trên xác chết là biểu tượng thật, và hội kín Illuminati chỉ có trong truyền thuyết, từ lâu được coi là đã bị mai một, nay hình như mới trỗi dậy. Kohler gọi người con gái nuôi của nạn nhân tên là Vittoria đến hiện trường, và sau đó phát giác ra hội kín Illuminati cũng đã lấy cắp đi chiếc hộp nhỏ chứa một phần tư gram phản vật chất – một chất liệu cực kỳ nguy hiểm có khả năng tàn phá tương đương với một loại vũ khí hạt nhân nhỏ, phóng ra lực phá khi chạm đến bất cứ một hình thái vật chất thông thường nào. Khi được nạp điện tại cơ sở CERN, từ trường của chiếc hộp nhỏ kiểm soát giọt phản vật chất, để cho nó bay lơ lửng trong chân không, bảo đảm được an toàn; nhưng khi bị rút ra khỏi nguồn điện lực cung ứng, thì nó chuyển qua sử dụng pin dự phòng, và pin này chỉ lâu được 24 tiếng đồng hồ. Chuyện kinh khủng là hội kín Illuminati đã đặt chiếc bình nhỏ lấy cắp được ấy ở đâu đó trong nội vi Thành phố Vatican, để một máy ảnh rà soát an ninh phía trước trong khi đồng hồ của máy này đếm giờ phát nổ.
Langdon và Vittoria cùng tiến vào Thành phố Vatican. Nơi đây Đức giáo hoàng vừa mới qua đời, và Mật nghị bầu giáo hoàng mới đã được triệu tập. Hồng y Mortati, chủ tọa cuộc bầu cử, khám phá thấy 4 Preferiti (là những hồng y được coi là ứng viên sáng giá nhất có thể được bầu làm tân giáo hoàng) bị mất tích. Khi tới nơi, Langdon và Vittoria bắt đầu lùng sục đi tìm kiếm 4 vị này, hy vọng sẽ tìm lại được chiếc hộp nhỏ chứa phản vật chất. Cuộc lùng kiếm được sự trợ lực của Hồng y thị thần Carlo Ventresca (là phụ tá thân cận nhất của cố giáo hoàng) và đội Vệ binh Thụy sĩ của Tòa thánh Vatican, gồm Chỉ huy trưởng Olivetti, Đại uý Rocher and Trung uý Chartrand.
Tin chắc rằng hội kín Illuminati có phần nào trách nhiệm trong vụ 4 Preferiti bị mất tích, Langdon cố gắng vạch lại những bước đi của cái gọi là “Con đường Khai sáng (Path of Illumination )”, một thủ tục xưa cũ và phức tạp đã được hội kín Illuminati dùng làm phương tiện kết nạp thành viên mới; người dự tuyển muốn gia nhập tổ chức này phải lần theo một loạt những đầu mối tinh vi đặt trong các dấu mốc khác nhau ở nội vi và chung quanh Roma. Nếu theo đúng các đầu mối này, ứng viên đó sẽ tìm được địa điểm họp kín của Illuminati và sẽ được thu nhận làm hội viên. Dùng khả năng hiểu biết rộng rãi về lịch sử tôn giáo và hội kín, Langdon đi theo Con đường Khai sáng, hy vọng khám phá ra các đầu mối dẫn đến vụ mất tích của 4 Preferiti cũng như nơi giấu chiếc hộp chứa phản vật chất.
Con đường Khai sáng dẫn Langdon tới 4 địa điểm chính ở Roma (Thành phố Vatican nằm trong nội vi đô thị Roma), liên hệ với 4 yếu tố nguyên thủy mà hội kín Illuminati tin là nguồn gốc của mọi vật thể hiện hữu: Thổ (Đất), Khí, Hỏa (Lửa) và Thuỷ (Nước). Khi đến mỗi địa điểm, Langdon tìm thấy một trong các vị Preferiti bị ám sát theo hình thức phù hợp với yếu tố tương ứng của địa điểm: Hồng y thứ nhất được chôn vùi, cổ họng tọng đầy đất sét (Thổ), phổi vị thứ hai bị đâm lủng (Khí), vị thứ ba bị nhận chìm trong biển lửa và bị thiêu sống (Hỏa), còn vị thứ tư bị chết đuối trong một giếng nước lớn (Thủy).
Sau khi tìm thấy thi thể của hai vị Preferiti đầu tiên (Thổ và Khí), Langdon hối hả chạy tới Vương cung thánh đường Santa Maria della Vittoria, thấy tên bắt cóc vị hồng y thứ ba đang đốt ngài trong lửa đỏ. Tên bắt cóc, cũng là thủ phạm giết chết Leonardo Vetra và đánh cắp hộp đựng phản vật chất, chính là Sát thủ, hành động theo lệnh của người chủ chốt hội Illuminati dưới cái tên “Janus”, nhưng danh tính thật sự của “Janus” chưa được biết. Trong cuộc đụng độ này với Sát thủ, Chỉ huy trưởng Olivetti bị giết và Langdon gần chết hụt, còn cô Vittoria thì bị hắn bắt cóc. Langdon cố thoát hiểm và đụng đầu với Sát thủ lần nữa tại điểm mốc của yếu tố sau cùng (Thủy), nhưng không thể cứu được vị hồng y thứ tư.
Tuy vậy, Langdon cố hoàn tất Con đường Khai sáng mong tìm được Kẻ Sát thủ và giải cứu cô Vittoria. Cuộc tìm kiếm dẫn tới một kiến trúc giống như một lâu đài bỏ hoang phế, có đường hầm dẫn thằng tới các phòng ốc của Giáo hoàng trong điện Vatican. Langdon giải thoát được Vittoria, rồi hai người cùng nhau đẩy kẻ Sát thủ từ trên cao hàng mấy trăm thước rớt xuống đất chết. Cả hai vội vã quay về Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, ở đây họ thấy Kohler đã tới và đụng đầu với hồng y thị thần nơi phòng riêng. Langdon và Vittoria sợ rằng Kohler chính là tên “Janus”, y tới để giết vị hồng y thị thần là giai đoạn cuối cùng trong âm mưu chống phá Giáo hội của y. Nghe tiếng la thất thanh của hồng y thị thần như trong cơn hấp hối, các Vệ binh Thụy sĩ nhẩy sổ vào căn phòng, nổ súng vào Kohler. Ngay trước khi tắt thở, Kohler đưa cho Langdon một cuộn băng video, cho biết mọi chuyện đều được giải thích trong đó.
Với giờ khắc phát nổ của chiếc hộp chứa phản vật chất chẳng còn bao nhiêu, viên Vệ binh Thụy sĩ bắt đầu di tản người ra khỏi Vương cung Thánh đường. Khi người vệ binh này ra khỏi nhà thờ, thì hồng y thị thần, rõ rệt là trong trạng thái hôn mê xuất thần, vội vã chạy trở ngược vào Vương cung Thánh đường, nói rằng ông được Chúa khải thị cho biết địa điểm của chiếc hộp chứa phản vật chất. Đuổi theo sau là Langdon và một số ít người khác, hồng y thị thần liều lĩnh đi sâu xuống hầm mộ bên dưới Vương cung Thánh đường, tìm được chiếc hộp ngay trên ngôi mộ Thánh Phêrô. Langdon và hồng y thị thần thu hồi được phản vật chất rồi chui vào được một chiếc trực thăng, và chỉ còn được 5 phút nữa để thoát hiểm. Hồng y thị thần dùng dù nhảy ra khỏi trực thăng an toàn và hạ chân trên nóc nhà thờ Thánh Phêrô, vừa đúng lúc chiếc hộp nổ tung trên bầu trời, không gây ra nguy hại nào. Số phận của Langdon chưa được biết ngay lúc đó vì trên trực thăng không có chiếc dù thứ hai.
Đám đông tại Quảng trường Thánh Phêrô thảng thốt nhìn Hồng y thị thần đắc thắng đứng trước mặt họ. Vì “phép lạ” này, các vị trong mật nghị bầu cử tranh cãi xem có nên làm một ngoại lệ để chọn Hồng y thị thần làm tân giáo hoàng hay không. Còn Langdon thoát chết vụ nổ là nhờ dùng chiếc cửa máy bay trực thăng làm như một chiếc dù và hạ xuống được sông Tiber, gần Đảo Tiber, thời danh vì tiếng tăm là một hòn đảo được chúc phước với nhiều phép lạ chữa lành bệnh tật. Ông bị thương, nhưng không nặng.
Langdon trở lại nhà thờ Thánh Phêrô và xem cuộn băng video của Kohler cùng với Hồng y đoàn. Langdon, Vittoria và các hồng y đụng đầu với Hồng y nhiếp chánh trong nhà nguyện Sistine, nơi đây mọi uẩn khúc đều được giãi tỏ. Ngay trước những biến cố thuật trong cuốn tiểu thuyết này, vị Giáo hoàng dự kiến gặp mặt Leonardo Vetra liên quan đến cuộc nghiên cứu của ông này tại CERN. Leonardo Vetra là một người Công giáo sùng đạo, tin tưởng rằng khoa học có khả năng thiết lập một sự nối kết giữa Con người và Thiên Chúa, một niềm tin được biểu lộ do cuộc nghiên cứu của ông về phản vật chất. Niềm tin của Leonardo Vetra gây bực bội cho Hồng y thị thần, vì ông này tin chắc rằng chỉ mình Giáo hội thôi, không phải khoa học, sẽ đặt định tín điều luân lý cho người tín hữu Kitô giáo. Trong khi thảo luận về Leonardo Vetra, Giáo hoàng tiết lộ rằng ngài ủng hộ vì khoa học đã tạo ra một phép lạ cho ngài: một đứa con trai đã được thành hình bằng thụ tinh nhân tạo. Kinh hoàng vì sự kiện giáo hoàng làm cha một đứa nhỏ, Hồng y thị thần âm mưu “chỉnh sửa” tình huống đó. Ông ta đầu độc giáo hoàng và, trá hình làm chủ nhân hội kín Illuminati dưới tên “Janus”, ông chiêu mộ Sát thủ, một kẻ giết người được khích động bởi cùng một nhiệt huyết và tinh thần đối với Giáo hội như tổ tiên của y trong cuộc Thập tự chinh ngày trước, nhằm giết chết Leonardo Vetra, đánh cắp phản vật chất, bắt cóc và giết hại các Preferiti ngay khi mật nghị bầu giáo hoàng được triệu tập. Hồng y thị thần gài phản vật chất dưới hầm đến thánh Phêrô và bịa đặt “thị kiến” của Chúa vào phút chót nhằm để được những người chứng kiến các hành động can trường của ông coi ông là vị anh hùng và kẻ cứu vớt đạo Chúa. Do đó, hội kín Illuminati không có vai trò thực tế nào trong các biến cố của tiểu thuyết, và sự can dự của nó chỉ là một âm mưu của Hồng y thị thần để che đậy kế hoạch của riêng ông. Như Langdon nghi ngờ ngay từ lúc đầu, tổ chức Illuminati đã quả thực mai một từ lâu.
Khúc quanh cuối cùng tiết lộ rằng Hồng y nhiếp chánh Ventresca chính là con ruột của giáo hoàng mới chết, thụ thai bằng ống nghiệm. Bỗng dưng mất tinh thần vì những đau buồn và tội lỗi đã gây ra quá nhiều cái chết, nhất là của chính người cha đẻ ra mình, Ventresca tưới dầu vào người tự thiêu trước đám người đông đảo nơi Quảng trường Thánh Phêrô. Mật nghị chọn Hồng y Mortati làm tân giáo hoàng. Chi tiết mỉa mai là, qua một điều khoản hàm hồ, một lỗ hổng trong tiến trình bầu cử giáo hoàng được gọi là bầu cử bằng đồng thanh tung hô, đã có tới hai giáo hoàng đã được bầu chọn: Ventresca bằng sự việc tất cả các hồng y cùng đồng thanh hoan hô danh tính của ông trước khi ông tự thiêu, và Mortati qua thủ tục thông thường.
Langdon và Vittoria trở về khách sạn Bernini. Trung úy Chartrand trao cho ông một lá thư và gói đồ do tân giáo hoàng gửi tới. Trong gói này là ấn dấu “Kim cương Illuminati” được cho Langdon mượn vĩnh viễn.
Bản tin
New York City, N.Y. (CNA).- Bill Donohue, Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Hoa kỳ đã kết án những người quảng cáo phim “Angels & Demons (Thiên thần và Ác quỷ)” là “cố lập lờ chơi trò nước đôi”, do chuyện lúc đầu họ cho rằng cuốn phim -- trong đó có những điều dối trá ác liệt về Công giáo -- chỉ là chuyện hư cấu, nhưng sau đó lại đề cao tiền đề của nó là dựa trên sự thực.
Ông nói rằng các hành động đều là tiếng vang lặp lại thủ đoạn đã dùng để quảng cáo cho cuốn phim trước đó là cuốn “The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci)”. Bill Donohue và Ron Howard, nhà đạo diễn phim “Angels & Demons (Thiên thần và Ác quỷ)” đã trao đổi lời qua tiếng lại xem cuốn phim mới này với cốt truyện dựa trên tiểu thuyết của Dan Brown có chống báng Công giáo hay không.
Cho là những người làm phim “không giấu diếm ý dịnh chống lại mọi chuyện liên quan đến Công giáo”, Bill Donohue kết án rằng đoạn quảng cáo cho cuốn phim này “dối gạt” khi nói rằng Giáo hội Công giáo đã ra lệnh tàn sát để làm câm miệng Illuminati, một hội kín huyền bí được mô tả trong phim.
Trả lời Bill Donohue, trong một bài viết đăng trên báo Huffington Post hôm thứ Ba tuần qua, Ron Howard nói: “Hãy để cho tôi minh định: Cả phim “Angels & Demons” và tôi đều không chống báng Công giáo.”
Ron Howard nói ông tin là người Công giáo sẽ thích thú cuốn phim “hồi hộp kỳ bí” đặt trong khung cảnh “đẹp truyền cảm đến mức thảng thốt” của thành phố Roma. Ron Howard cũng nói là “nếu như lúc nào chúng tôi cũng gợi ý rằng cuốn phim của chúng tôi chẳng gì khác hơn là một tác phẩm hư cấu” thì những lời buộc tội về cuộc tàn sát tổ chức Illuminati sẽ là một điều dối trá.
Ron Howard cho rằng cả ông và Bill Donohue đều thích tạo ra “những câu chuyện giả tưởng”, ông nói thế là để mô tả một cuốn sách nhỏ của Bill Donohue, cho nó là một “việc làm tuyên truyền ngớ ngẩn và ác ý.”
Một cảnh trong phim |
Ron Howard tự xưng mình có lòng tôn trọng người Công giáo và Giáo hội của họ cũng như “nhiều công trình tốt đẹp” họ đã thực hiện. Ông cũng nói ông tin là phim của ông đề cập đến Giáo hội bằng tấm lòng tôn trọng và “ngay cả một mức độ kính ngưỡng nữa” vì các truyền thống và niềm tin của Giáo hội.
Đáp lại lời của Ron Howard, ông Bill Donohue trong một thông cáo báo chí nói rằng cuốn sách của Dan Brown cho tổ chức Illuminati là sự kiện có thật và đã bị Giáo hội Công giáo không ngừng nhẫn tâm săn đuổi.” Bill Donohue trưng dẫn lời vai trò mà diễn viên Tom Hanks đóng trong phim “Angels & Demons” nói: “Giáo hội Công giáo đã ra lệnh tàn sát thô bạo để làm họ mãi mãi câm họng.”
Bill Donohue cũng cho biết rằng Ron Howard, trong một cuộc phỏng vấn, có nói là “Tổ chức Illuminati được thành lập vào những năm 1600. Họ là những nhà nghệ sĩ và khoa học gia như Galileo và Bernini, có những tư tưởng tiến bộ gây ra mối đe dọa cho Vatican.”
Bill Donohue nhận xét: “Tất cả điều đó đều là dối trá. Tổ chức Illuminati được thành lập năm 1776 và bị giải tán năm 1787. Chuyện hiển nhiên là Galileo và Bernini không thể nào mà là thành viên tổ chức đó được, vì Galileo mất năm 1647 còn Bernini thì qua đời năm 1680. Quan trọng hơn nữa, là Giáo hội Công giáo không hề săn đuổi, nói chi đến chuyện giết chóc, chỉ một thành viên thôi của Illuminati. Nhưng điều đó không ngăn được Dan Brown khẳng định thế này: “Có sự kiện lịch sử cho thấy vào những năm 1600, Illuminati thề trả thù lại Vatican.”
Về lời tuyên bố của Ron Howard cho rằng các viên chức Vatican sẽ thích cuốn phim do mình làm đạo diễn, ông Bill Donohue cho đó là chuyện “ảo tưởng”.
Thông tấn xã CNA đã nói truyện với Bill Donohue trong cuộc phỏng vấn bằng điện thoại hôm thứ Ba để có thêm lời bình luận.
Ông nói: Ron Howard cho rằng những lời phản đối của Liên đoàn Công giáo Hoa kỳ nhằm vào một tác phẩm hoàn toàn hư cấu “có phần nào đáng ngạc nhiên”
“Đây không phải là chuyện “ông nói gà bà bảo vịt”, mà đơn giản là ông ta sai lầm.” Bill Donohue bình luận như thế và kết án Ron Howard “bịa đặt từ đầu đến cuối cái ý tưởng là đã có tổ chức Illuminati này ở thế kỷ 17, ông ta phải đem đặt nó vào những năm 1600 để có thể kéo Galileo ra và đem đặt vào trong đó.”
Ông nhắc lại là Illuminati chỉ mãi đến thế kỷ 18 mới được thành lập.
Ông cũng kết án Dan Brown và Howard chơi trò lập lờ hai mặt khi mô tả tác phẩm của họ là hư cấu, nhưng rồi sau đó lại đề cao là dựa trên những sự kiện có thật.
“Họ không thể chơi trò nước đôi”, ông nói thế, và đề cập đến chuyện Dan Brown đã lên chương trình truyền hình “The Today Show” nói về một cuốn sách khác của ông ta, cuốn “The Da Vinci Code”, bảo nó là chuyện hư cấu, nhưng chẳng mấy lâu sau lại cho là “dựa trên sự việc có thật.”
Bill Donohue nói với thông tấn xã CNA: “Họ cố chơi trò xuôi ngược cả hai chiều trên cùng một con đường. Dan Brown là tổ sư chuyện đó.”
“Nếu Ron Howard muốn tranh luận với tôi về chuyện này, tôi sẽ vui lòng đến bất cứ đài truyền hình nào. Tôi có cảm tưởng ông ta không muốn thế.” Bill Donohue nói thêm như vậy và cho biết rằng một cuộc tranh biện sẽ tốt đẹp hơn là “nhờ một ai đó viết hộ cho ông ta đôi điều trên báo Huffington Post rồi bỏ đó mà đi.”
Bill Donohue cũng loan tin rằng linh mục Bernard O’Connor người Canada đã mặc thường phục tới coi những cảnh quay phim “Angels & Demons” và nghe lỏm được “một số những câu nói chống báng Công giáo ác ý nhất, được lặp đi lặp lại nhiều lần.”
Bill Donohue lập luận: “Trình tự là để bôi nhọ Giáo hội Công giáo, như họ đã làm trong The Da Vinci Code.”
Ông nói với thông tấn xã CNA: “Điều xảy ra ở đây là [Ron Howard] đang cung cấp thêm một số những món người ta thèm ăn và những định kiến đê tiện nhất. “Amos and Andy” chỉ là một phim hài hước, nhưng hãng truyền hình CBS đã không phát sóng lại chỉ vì nó xúc phạm đến các cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi.
“Chẳng ai sẽ bảo là “sao cũng được” cả. Người ta sẽ than phiền rằng việc đó nuôi dưỡng những định kiến xấu xa tồi bại nhất.”
“Mỗi nhóm nhân chủng đều có đồ dơ phải giặt giũ, và họ cũng có những điều dối trá, những vết nhơ và những huyền thoại. Đám người ở Hollywood chẳng làm phim dựa trên những điều dối trá, những vết nhơ và những huyền thoại.” Ông nói thế và cho biết thêm rằng Liên đoàn Công giáo Hoa kỳ muốn người Công giáo cũng được đối xử như vậy, với “một mức độ tương dung và kính trọng nào đó.”
Ông nói với thông tấn xã CNA là cuốn phim đã làm gia tăng “một trong những điều dối trá ác hiểm nhất” chống báng Giáo hội Công giáo, đó là cho rằng Giáo hội phản lý trí, chống khoa học.
“Giáo hội Công giáo chẳng có vấn đề khó khăn nào với thuyết tiến hóa cả, đó đúng hơn là khó khăn nơi các anh chị em Tin Lành.”
Hãng tin CNA hỏi Bill Donohue là ông sẽ đáp lại như thế nào đối với lời rêu rao rằng những sự chống đối của ông chỉ làm cho cuốn phim được nhiều người biết đến hơn mà không tốn tiền quảng cáo.
Bill Donohue lý luận: cứ cho rằng tất cả mọi sự chống đối thành kiến sẽ tạo ra quảng cáo có lợi, thì đó là một lối tổng quát hóa sai lạc, mặc dầu điều đó có thể xảy ra trong một số trường hợp.
Ông chỉ ra cuốn phim chống Kitô giáo The Golden Compass (Chiếc địa bàn bằng vàng), nói rằng cuốn phim tiếp theo đã không được thực hiện bởi vì cuốn phim chính thất bại không dành được nhiều khán giả tới coi. Ông cho biết: Philip Pullman, tác giả cuốn sách dùng làm cốt truyện cho phim đó, có nói rằng sự tẩy chay ở Hoa kỳ đã gây ra hiệu quả như thế.