Chúa Nhật II Mùa Chay/B
(St 22,1-2.9a. 10-13. 15-18; Mc 9,2-10)
Những lời nói nghe khác thường của thánh Phêrô đã trao vào tay chúng ta chiếc chìa khóa để mở ra được kho tàng ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay. Nghĩa là Phêrô muốn hiện thực trong cuộc sống trần thế những điều ông đã trông thấy khi Ðức Giêsu biến hình và trở nên sáng láng. Ðức Giêsu đứng giữa hai vị đại diện thần thế của Cựu Ước, giữa tổ phụ Môsê và tiên tri Elija. Cả hai vị đều là biểu tượng cho niềm xác tín vào Thiên Chúa Gia-vê cho đến giờ phút các ông hiện đến đàm đạo với Ðức Giêsu. Một vị là hiện thân cho lề luật, tức là về phương diện trật tự của đời sống đạo thực tiễn; Còn một vị lại hiện thân cho những điều tiên đoán lạ lùng, cho những điều mầu nhiệm khôn lường.
Cả ba vị đều trở nên quá sáng láng đến nỗi áo quần các Ngài trở thành chói lọi. Ðiều đó có nghĩa là Ðức Kitô đem chiếu tỏa vào giữa thế giới nhân loại vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. Nơi con người Ðức Kitô mọi điều Lề Luật và các Tiên Tri đã tiên báo và sửa soạn từ bao thế kỷ qua được hoàn tất. Và bỗng chốc chỉ trong một giây lát tất cả những điều đó đã trở nên hiển nhiên.
Ðó chính là điều mà Phêrô muốn biểu dương. Cần phải có ngay ba căn lều mà trong mỗi căn ai cũng đều có thể chứng kiến cách cụ thể được những điều ông cùng hai người bạn đồng hành, hai vị Tông đồ cột trụ, đã chứng kiến. Như thế người ta mới có thể cảm nhận được sự huy hoàng của Thiên Chúa thật gần gũi và ở giữa loài người.
Tuy nhiên, Ðức Giêsu đã không đồng quan điểm như thế. Người đã trở lại bình thường giản dị trong cuộc sống cụ thể và đang đứng trước mặt các ông, như thể đã không có gì bất bình thường xảy ra. Chẳng những thế, Người còn nghiêm cấm các ông không được kể lại cho ai nghe điều các ông đã chứng kiến. Nếu không, những người khác có thể cho rằng Nước Trời xuất phát từ một khuôn mẫu đã có sẵn. Vâng, thay vì xác định lại sự huy hoàng vinh quang của Thiên Chúa mà Người đã tỏ ra cho ba người môn đệ thân tín, Ðức Giêsu nhắc lại điều Người đã loan báo trước đó không lâu: Ðó là Con Người sẽ phải chịu đau khổ! Thật ra, chưa có thể loại bỏ được sự đau khổ. Thế giới vẫn tiếp tục tồn tại như hiện nay. Thế nhưng, ngay giữa lòng trần thế, khi con người cùng đồng hành với Ðức Giêsu đi lên núi cao, thì có thể nhìn thấy bừng sáng lên điều đã trở thành thực tại nơi Ðức Giêsu: Ðó là Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân.
Thật vậy, tác dụng của sự cứu rỗi không nhắm loại bỏ hết mọi nặng nhọc lao khổ của cuộc sống và thiết lập một thế giới hạnh phục phồn vinh, nhưng là qua những nặng nhọc lao khổ vẫn tiếp tục xảy đến trong cuộc sống, Nước Thiên Chúa bắt đầu khởi sự và chớm nở. Vì thế đức tin vẫn phải đối mặt với mọi thách đố như khi mới bắt đầu vậy. Nghĩa là luôn phải phấn đấu, phải can trường bền vững trong cuộc chiến giằng co và đầy thử thách của cuộc sống. Chính Áp-ra-ham, Tổ phụ của những kẻ tin, đã bắt đầu đức tin với một mạo hiểm can trường. Ông đã rời bỏ quê hương êm ấm an bình ở thành Ur. Ông đã rời bỏ một vùng đất có một nền văn minh thịnh vượng vào lúc bấy giờ, để đi định cư ở một miền đất xa lạ, còn hoang sơ, bán khai. Ông không hề biết trước được những gì đang đón chờ ông ở đó. Tuy nhiên ông vẫn tin tưởng phó thác. Ông tin tưởng phó thác hoàn toàn vào lời Chúa phán cùng ông, một người son sẻ không có con và tuổi tác đã cao, là: Ngươi sẽ trở nên tổ phụ một dân tộc đông đúc như sao trên trời và cát dưới biển. Con cháu ngươi sẽ thừa hưởng miền đất hứa (x. St 12,2). Và mặc dầu mọi sự vẫn nhỏ nhoi, vẫn tầm thường quen thuộc, chứ không hề có dấu hiệu gì phi thường xảy ra cả, và mặc dầu ông không hề hiểu được là rồi đây lời hứa đó sẽ trở nên hiện thực như thế nào, ông vẫn một lòng tin tưởng phó thác. Ông tin tưởng là điều không thể sẽ trở thành có thể. Bởi vì những gì Thiên Chúa đã phán hứa, Người sẽ thực hiện đúng như vậy. Vì thế, nếu Thiên Chúa đã hứa với chúng ta là chúng ta sẽ được cứu rỗi, thì Người sẽ cứu rỗi chúng ta.
Nhưng rồi Áp-ra-ham lại phải đối mặt với một thách đố khác. Chính Thiên Chúa giờ đây lại thử thách ông một cách quyết liệt, lại đặt ông vào một sự lựa chọn có liên quan đến sự sinh tồn của tương lai ông. Người muốn ông phải sát tế đứa con duy nhất của ông, đứa con thừa tự, đứa con của lời hứa! Phải chăng làm như thế Thiên Chúa lại không tự mâu thuẫn với chính mình sao? Phải chăng Thiên Chúa đã không làm tổn thương đến tất cả những gì Người đã vừa khởi đầu với nhân loại? Phải chăng cùng với sự sát tế mầm mống hậu duệ duy nhất này, tương lai của niềm tin vào Thiên Chúa lại không bị tiêu tan theo sao?
Tuy nhiên, Áp-ra-ham vẫn tin tưởng phó thác! Và Thiên Chúa cũng đã biết trước được sự việc sẽ xảy ra thế nào! Thiên Chúa biết rõ điều Người đòi hỏi nơi Áp-ra-ham. Tiếp đến, Áp-ra-ham cũng cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa luôn nhìn thấu suốt mọi sự và khắp mọi nơi. Người biết rõ điều Người muốn. Người muốn cho chúng ta điều thiện hảo nhất, Người muốn chúng ta có một tương lai tươi sáng và hạnh phúc thực sự.
Vì thế, sứ điệp của ngày Chúa Nhật II Mùa Chay hôm nay là: Chúng ta chắc chắn sẽ được cứu rỗi, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ được giải thoát khỏi mọi đau khổ đời này, trái lại trải qua đau khổ và nhờ đau khổ, chúng ta sẽ đạt tới ơn cứu độ muôn đời. Và chúng ta sẽ được cứu thoát khỏi sự chết, không có nghĩa là chúng ta sẽ không phải chết, nhưng là qua sự chết, chúng ta sẽ đạt tới sự phục sinh khải hoàn và sự sống vĩnh cửu! Ðây là niềm tin mà chúng ta không thể tự định chỗ cho nó được, chúng ta không thể xây nhà cho nó được, hầu có thể làm cho sự vinh quang của Thiên Chúa trở nên cụ thể. Tuy nhiên, những ai biết tin tưởng vào Thiên Chúa, thì sẽ cảm nghiệm được rằng mình đang sống trong sự che chở hoàn toàn bảo đảm chắc chắn. Nhưng những người đó cũng cần phải ý thức được rằng cũng như Áp-ra-ham xưa, họ không hề có chỗ vĩnh cư ở trên cuộc đời này. Họ phải luôn can đảm sẵn sàng lên đường theo sự hướng dẫn của Trời Cao.
Vâng, trong niềm tin, cuộc đời của con người chúng ta là một cuộc hành trình không ngừng tiến về đất hứa nơi Thiên Chúa ngự.
Thưa Thầy, ở lại đây thật tuyệt vời!
(St 22,1-2.9a. 10-13. 15-18; Mc 9,2-10)
Những lời nói nghe khác thường của thánh Phêrô đã trao vào tay chúng ta chiếc chìa khóa để mở ra được kho tàng ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay. Nghĩa là Phêrô muốn hiện thực trong cuộc sống trần thế những điều ông đã trông thấy khi Ðức Giêsu biến hình và trở nên sáng láng. Ðức Giêsu đứng giữa hai vị đại diện thần thế của Cựu Ước, giữa tổ phụ Môsê và tiên tri Elija. Cả hai vị đều là biểu tượng cho niềm xác tín vào Thiên Chúa Gia-vê cho đến giờ phút các ông hiện đến đàm đạo với Ðức Giêsu. Một vị là hiện thân cho lề luật, tức là về phương diện trật tự của đời sống đạo thực tiễn; Còn một vị lại hiện thân cho những điều tiên đoán lạ lùng, cho những điều mầu nhiệm khôn lường.
Cả ba vị đều trở nên quá sáng láng đến nỗi áo quần các Ngài trở thành chói lọi. Ðiều đó có nghĩa là Ðức Kitô đem chiếu tỏa vào giữa thế giới nhân loại vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. Nơi con người Ðức Kitô mọi điều Lề Luật và các Tiên Tri đã tiên báo và sửa soạn từ bao thế kỷ qua được hoàn tất. Và bỗng chốc chỉ trong một giây lát tất cả những điều đó đã trở nên hiển nhiên.
Ðó chính là điều mà Phêrô muốn biểu dương. Cần phải có ngay ba căn lều mà trong mỗi căn ai cũng đều có thể chứng kiến cách cụ thể được những điều ông cùng hai người bạn đồng hành, hai vị Tông đồ cột trụ, đã chứng kiến. Như thế người ta mới có thể cảm nhận được sự huy hoàng của Thiên Chúa thật gần gũi và ở giữa loài người.
Tuy nhiên, Ðức Giêsu đã không đồng quan điểm như thế. Người đã trở lại bình thường giản dị trong cuộc sống cụ thể và đang đứng trước mặt các ông, như thể đã không có gì bất bình thường xảy ra. Chẳng những thế, Người còn nghiêm cấm các ông không được kể lại cho ai nghe điều các ông đã chứng kiến. Nếu không, những người khác có thể cho rằng Nước Trời xuất phát từ một khuôn mẫu đã có sẵn. Vâng, thay vì xác định lại sự huy hoàng vinh quang của Thiên Chúa mà Người đã tỏ ra cho ba người môn đệ thân tín, Ðức Giêsu nhắc lại điều Người đã loan báo trước đó không lâu: Ðó là Con Người sẽ phải chịu đau khổ! Thật ra, chưa có thể loại bỏ được sự đau khổ. Thế giới vẫn tiếp tục tồn tại như hiện nay. Thế nhưng, ngay giữa lòng trần thế, khi con người cùng đồng hành với Ðức Giêsu đi lên núi cao, thì có thể nhìn thấy bừng sáng lên điều đã trở thành thực tại nơi Ðức Giêsu: Ðó là Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân.
Thật vậy, tác dụng của sự cứu rỗi không nhắm loại bỏ hết mọi nặng nhọc lao khổ của cuộc sống và thiết lập một thế giới hạnh phục phồn vinh, nhưng là qua những nặng nhọc lao khổ vẫn tiếp tục xảy đến trong cuộc sống, Nước Thiên Chúa bắt đầu khởi sự và chớm nở. Vì thế đức tin vẫn phải đối mặt với mọi thách đố như khi mới bắt đầu vậy. Nghĩa là luôn phải phấn đấu, phải can trường bền vững trong cuộc chiến giằng co và đầy thử thách của cuộc sống. Chính Áp-ra-ham, Tổ phụ của những kẻ tin, đã bắt đầu đức tin với một mạo hiểm can trường. Ông đã rời bỏ quê hương êm ấm an bình ở thành Ur. Ông đã rời bỏ một vùng đất có một nền văn minh thịnh vượng vào lúc bấy giờ, để đi định cư ở một miền đất xa lạ, còn hoang sơ, bán khai. Ông không hề biết trước được những gì đang đón chờ ông ở đó. Tuy nhiên ông vẫn tin tưởng phó thác. Ông tin tưởng phó thác hoàn toàn vào lời Chúa phán cùng ông, một người son sẻ không có con và tuổi tác đã cao, là: Ngươi sẽ trở nên tổ phụ một dân tộc đông đúc như sao trên trời và cát dưới biển. Con cháu ngươi sẽ thừa hưởng miền đất hứa (x. St 12,2). Và mặc dầu mọi sự vẫn nhỏ nhoi, vẫn tầm thường quen thuộc, chứ không hề có dấu hiệu gì phi thường xảy ra cả, và mặc dầu ông không hề hiểu được là rồi đây lời hứa đó sẽ trở nên hiện thực như thế nào, ông vẫn một lòng tin tưởng phó thác. Ông tin tưởng là điều không thể sẽ trở thành có thể. Bởi vì những gì Thiên Chúa đã phán hứa, Người sẽ thực hiện đúng như vậy. Vì thế, nếu Thiên Chúa đã hứa với chúng ta là chúng ta sẽ được cứu rỗi, thì Người sẽ cứu rỗi chúng ta.
Nhưng rồi Áp-ra-ham lại phải đối mặt với một thách đố khác. Chính Thiên Chúa giờ đây lại thử thách ông một cách quyết liệt, lại đặt ông vào một sự lựa chọn có liên quan đến sự sinh tồn của tương lai ông. Người muốn ông phải sát tế đứa con duy nhất của ông, đứa con thừa tự, đứa con của lời hứa! Phải chăng làm như thế Thiên Chúa lại không tự mâu thuẫn với chính mình sao? Phải chăng Thiên Chúa đã không làm tổn thương đến tất cả những gì Người đã vừa khởi đầu với nhân loại? Phải chăng cùng với sự sát tế mầm mống hậu duệ duy nhất này, tương lai của niềm tin vào Thiên Chúa lại không bị tiêu tan theo sao?
Tuy nhiên, Áp-ra-ham vẫn tin tưởng phó thác! Và Thiên Chúa cũng đã biết trước được sự việc sẽ xảy ra thế nào! Thiên Chúa biết rõ điều Người đòi hỏi nơi Áp-ra-ham. Tiếp đến, Áp-ra-ham cũng cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa luôn nhìn thấu suốt mọi sự và khắp mọi nơi. Người biết rõ điều Người muốn. Người muốn cho chúng ta điều thiện hảo nhất, Người muốn chúng ta có một tương lai tươi sáng và hạnh phúc thực sự.
Vì thế, sứ điệp của ngày Chúa Nhật II Mùa Chay hôm nay là: Chúng ta chắc chắn sẽ được cứu rỗi, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ được giải thoát khỏi mọi đau khổ đời này, trái lại trải qua đau khổ và nhờ đau khổ, chúng ta sẽ đạt tới ơn cứu độ muôn đời. Và chúng ta sẽ được cứu thoát khỏi sự chết, không có nghĩa là chúng ta sẽ không phải chết, nhưng là qua sự chết, chúng ta sẽ đạt tới sự phục sinh khải hoàn và sự sống vĩnh cửu! Ðây là niềm tin mà chúng ta không thể tự định chỗ cho nó được, chúng ta không thể xây nhà cho nó được, hầu có thể làm cho sự vinh quang của Thiên Chúa trở nên cụ thể. Tuy nhiên, những ai biết tin tưởng vào Thiên Chúa, thì sẽ cảm nghiệm được rằng mình đang sống trong sự che chở hoàn toàn bảo đảm chắc chắn. Nhưng những người đó cũng cần phải ý thức được rằng cũng như Áp-ra-ham xưa, họ không hề có chỗ vĩnh cư ở trên cuộc đời này. Họ phải luôn can đảm sẵn sàng lên đường theo sự hướng dẫn của Trời Cao.
Vâng, trong niềm tin, cuộc đời của con người chúng ta là một cuộc hành trình không ngừng tiến về đất hứa nơi Thiên Chúa ngự.