Gia Đình và Sự Sống
Gia đình nuôi dưỡng sự sống và sự sống duy trì gia đình. Hai thực tại ấy luôn đi đôi với nhau. Trong tuần này, nhiều tin tức sôi đọng liên quan tới hai thực tại ấy đã được các hãng thông tấn Công Giáo truyền đi.
Giáo Hội Có Thích Hợp Cho Việc Truyền Giáo Chăng?
Đó là tựa đề một tài liệu dầy gần 100 trang được Đức Cha Patrick O’Donaghue, Giám Mục Giáo Phận Lancester, Anh Quốc, công bố ngày 27 tháng Tám năm 2008, trong đó ngài trình bày các hướng dẫn thực tiễn để sống thực các giáo huấn của Công Đồng Vatican II bằng cách thách thức các giải thích sai lầm thường có đối với các tài liệu chủ yếu của Công Đồng này về Phụng Vụ, Mạc Khải, Giáo Hội và Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay. Trong tài liệu này, Đức Cha Lancaster dựa vào ý kiến của nhiều nhà thần học, giáo sĩ và giáo dân. Theo ngài, ta sẽ lấy lại được cảm thức Công Giáo trong việc quân bình hóa thay đổi và liên tục, và sinh hoạt giáo xứ sẽ lấy lại sinh lực nhờ các ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho Công Đồng Vatican II. Đức Cha cho rằng: đã đến lúc người Công Giáo cần phải hiểu một cách tin tưởng các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và cuộc sống gia đình. Chúng ta cần giúp xã hội biết cưỡng lại việc giảm thiểu hóa bản nhiên và sự sống con người xuống hàng “sản phẩm tiêu thụ”, mặc tình cho người đời thao túng không thương tiếc, như ta đã thấy trong nền văn hóa đồng tính và đổi tính hay trong các thử nghiệm cấy tinh trùng (IVF) hoặc dùng tế bào phôi thai để nghiên cứu. Đức Cha nói rằng: “Ta phải lên mái nhà mà hô lớn chân lý này là: Thiên Chúa đã tạo nên con người giống hình ảnh Người, có nam có nữ. Hạnh phúc và thoả mãn đích thực trong tình yêu tính dục chỉ có thể tìm thấy trong tính đa phức và bổ túc lẫn nhau giữa một người đàn ông và một người đàn bà, kết hợp nên một trong một hôn nhân kéo dài suốt đời và biết mở cửa chào đón sự sống mới. Tất cả mọi chuyện khác đều chỉ là ảo mộng. Sống bằng ảo mộng bằng cách bác bỏ chân lý kia không những mang họa lại cho cá nhân mà hiển nhiên còn gây họa cho các gia đình, các cộng đoàn của họ và cả xã hội nói chung”.
Tài liệu trên được nhiều giới tại Vatican khen ngợi. Trong lá thư đề ngày 5 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã lên tiếng ca ngợi tài liệu trên trong việc bênh vực hôn nhân và gia đình. Theo Đức Hồng Y, tài liệu trên đã thành công trong việc đả phá các nguy cơ của thứ triết lý lầm lạc về phái tính, hiện đang hết sức phổ biến. Ngài viết: “Việc Đức Cha nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tự hiến cũng rất thích đáng, cũng như Đức Cha đã đưa ra được nhiều trường hợp điển hình và những con số thống kê rõ ràng cho thấy hậu quả của nền văn hóa sự chết đang vây quanh ta”.
Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình là Đức Hồng Y Renato Martino; Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, thư ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin; và Đức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, thư ký Thánh Bộ Giáo Sĩ cũng lên tiếng ca ngợi cuốn sách của Đức Cha Patrick O’Donaghue.
Bước Theo Nẻo Chính
Trước các phản ứng tích cực trên, Đức Cha Patrick O’Donaghue cho hay các cố gắng rao truyền và sống thực chân lý trên đã giúp ngài cương quyết loại bỏ một tổ chức “bác ái” ra khỏi hàng ngũ các tổ chức Công Giáo. Đó là trường hợp cơ quan “Các Dịch Vụ Chăm Sóc Công Giáo” (Catholic Caring Services). Ngài đích thân yêu cầu Cơ Quan này phải tìm các ngả đường hợp pháp để duy trì cho bằng được giáo huấn của Giáo Hội không chấp nhận việc đặt các trẻ em Công Giáo dưới sự chăm sóc của các “cặp đồng tính luyến ái”. Cơ Quan này chính thức khước từ đề nghị trên, nên buộc lòng ngài phải tuyên bố nó không còn là một cơ quan Công Giáo nữa.
Đầu năm 2009, Đức Cha Patrick O’Donaghue còn khai triển nhiều hơn nữa về chủ đề hôn nhân và gia đình: “Giáo Hội đang sống qua những thời buổi nhiễu nhương, nhưng có lẽ chúng ta nên an tâm khi biết rằng chẳng có thời điểm nào trong lịch sử Giáo Hội mà lại không có nhiễu nhương! Ta đừng ngã lòng hay giận dữ, mà đúng hơn nên để Chúa Thánh Thần thâm hậu hóa trong ta các nhân đức tin, cậy và mến, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vẫn hằng mời gọi trong giáo huấn tuyệt diệu của ngài”.
Vị giáo chủ này lên tiếng ca ngợi việc Giáo Hội ngày nay đang ra sức “thâm hậu hóa học lý và lòng mộ mến bí tích hôn nhân”. Ngài cho đó là một phần trong các khai triển rộng lớn của Giáo Hội nhằm bênh vực phẩm giá và định mệnh con người nhân bản chống lại cuộc tấn công tứ phía từ hết trợ tự tử, hôn nhân đồng tính tới dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu. Ngài nói rằng: “Ta đang khám phá ra điều này: kính trọng tính thánh thiêng của hôn nhân là điều nền tảng đối với sự sống con người”
Suy Thoái Kinh Tế
Đức Cha Patrick O’Donaghue cũng đề cập tới các hậu quả tai hại của suy thoái kinh tế đối với Gia Đình. “Thảm hoạ thay, nỗi đau khổ do khủng hoảng tín dụng đem lại càng tăng độ với việc xuống giốc nơi các gia đình trước đây vốn vững mạnh và gồm nhiều thế hệ, những gia đình sống chết có nhau, bảo bọc nhau nhờ cam kết và tình yêu hỗ tương của vợ chồng”. Ngài nói rằng: “Hiện nay, nhiều người đang phải tự mình chống đỡ lấy các khó khăn và áp lực tài chánh trong khi trước đây, nghĩa là trong những cuộc suy thoái kinh tế trước đây, họ được đại gia đình nâng đỡ… Cho nên, trong viễn ảnh thiếu sự nâng đỡ của chính phủ cũng như giới truyền thông dành cho gia đình, Giáo Hội phải cùng với những người thiện chí khác tìm cách đáp ứng các áp lực mà cuộc khủng hoảng tín dụng đang đặt lên hôn nhân và cuộc sống gia đình”.
Một trong các phương thế là sinh hoạt tích cực nơi giáo xứ. Theo ngài, “các giáo xứ và trường học phải cùng đâu lưng để chứng tỏ cho người trẻ thấy một cách thực tiễn và tích cực niềm vui hân hoan và phần thưởng đáng giá của hôn nhân mãn đời, vĩnh viễn, đơn hôn giữa đàn ông và đàn bà”.
Đại Hội Gia Đình Thế Giới
Trong khi đó, Mecixo City đang bước vào những ngày cuối cùng tổ chức Đại Hội Gia Đình Thế Giới, sẽ kéo dài từ ngày 14 tới ngày 18 tháng này. Mặc dù Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI không đích thân tham dự Đại Hội, nhưng ngài sẽ trình bày hai sứ điệp dưới dạng Video. Ban tổ chúc Đại Hội cho hay: Đức Thánh Cha sẽ gửi tới Đại Hội một sứ điệp vào ngày khai mạc và một sứ điệp khác sẽ được vệ tinh truyền thông phát đi trực tiếp vào ngày bế mạc.
Đức Thánh Cha cũng sẽ cử Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh làm đặc sứ của ngài để chủ tọa Đại Hội. Các tin tức này đã được công bố trong lá thư ký ngày 28 tháng Mười Hai vừa qua, trong đó, Đức Thánh Cha nêu lên một số gia đình Kitô giáo gương mẫu đáng để ta suy gẫm.
Trong Giáo Hội Đông Phương, ngài nhắc đến gương sáng của Basil và Emmelia, sống giữa thế kỷ thứ ba và thứ bốn. Họ có tất cả chín người con, thì hết bốn người đã được phong hiển thánh, đó là các Thánh Basiliô, Thánh Grêgôriô thành Nyssa, Thánh Phêrô thành Sebastô và Thánh Macrina Hậu.
Trong Giáo Hội Tây Phương, Đức Thánh Cha ghi nhận gương sáng của Thượng Nghị Sĩ Gordianus, ngời sáng về lòng trung trực chính trị và phu nhân của ông là bà Silva. Hai vị là song thân của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả (540-604).
Trong các điển hình mới đây, Đức Bênêđíctô XVI nhắc đến vị tử đạo người Tây Ban Nha là María Teresa Ferragud Roig, người bị bắt giam lúc đã 83 tuổi cùng với 4 người con gái của bà, cả bốn đều là các nữ tu chiêm niệm. Đức Thánh Cha cho hay vào ngày 25 tháng Mười năm 1936, ngày lễ Kính Chúa Kitô Vua, María Teresa xin được tháp tùng bốn con gái trên đường tử đạo và bà đã được hành quyết sau cùng, đủ thì giờ để khích lệ bốn con gái thân yêu sẵn sàng chết cho đức tin. Cái chết của bà gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các lý hình đến độ họ phải hô lên: “Đây quả là một vị thánh”.
Đức Thánh Cha cũng nói tới đời sống gương mẫu của cặp vợ chồng người Ý là Luigi (1880-1951) và Maria (1884-1965) Beltrame Quattrochi, cặp vợ chồng đầu tiên cùng được phong á thánh một ngày. Ông là một luật sư, bà là một giáo sư kiêm văn sĩ. Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc tới song thân Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Louis Martin (1823-1894) và Marie-Zélie Guérin (1831-1877) vừa được phong á thánh hồi tháng Mười vừa qua.
Người Mỹ Phò Sự Sống Hơn Là Luật Lệ Của Họ
Những tranh luận liên quan đến lập trường chính trị của ông Obama nói riêng và của Đảng Dân Chủ nói chung đã khiến nhiều người lo âu. Nhưng người Mỹ ngày nay rất khác người Mỹ ngày xưa: cuộc sống tinh thần của họ dường như bị phân cực đến độ không còn suy nghĩ theo một hướng nhất định nữa. Nên việc họ ủng hộ một ai đó, không hẳn là họ ủng hộ “mọi” điều người ấy nghĩ hay chủ trương. Về vấn đề phá thai cũng vậy. Dù ông Obama có chủ trương ủng hộ luật tự do phá thai bao nhiêu đi chăng nữa, người Mỹ vẫn dành trọn quyền tự do để không đi theo chủ trương của ông hay không “tự do” phá thai. Thái độ ấy hiện đang được truyền thông lưu ý.
Một cuộc thăm dò trên mạng do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bảo trợ, thực hiện trong khoảng các ngày 10 và 12 tháng Mười Hai vừa qua, cho thấy đại đa số dân chúng Mỹ muốn có những hạn chế về tính hợp pháp của phá thai. Theo kết quả cuộc thăm dò này, bốn trong số năm người Mỹ muốn hạn chế việc phá thai, trong đó có 11% muốn đặt nó ngoài vòng pháp luật bất cứ trong hoàn cảnh nào. Ba mươi tám phần trăm chủ trương chỉ nên cho phép phá thai trong các hoàn cảnh như bị hiếp dâm, loạn luân hay để cứu sống người mẹ; thêm vào đó, 33% muốn hạn chế phá thai lúc được 3 tháng hay cùng lắm là 6 tháng tuổi. Chỉ có 9% muốn hợp pháp hóa phá thai vì bất cứ lý do gì và ở bất cứ giai đoạn thai nghén nào.
Deirdre McQuade, phụ tá giám đốc về chính sách và truyền thông của Văn Phòng Các Giám Mục đặc trách các Sinh Hoạt Phò Sự Sống, cho hay: “Các khám phá trên rất đáng lưu ý. Không tới 1/10 người Mỹ ủng hộ việc hợp pháp hóa phá thai vì bất cứ lý do gì và ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ”.
Cuộc thăm dò 2,341 người trưởng thành này cũng cho thấy 95% thích có những đạo luật buộc việc phá thai phải do các y sĩ có giấy phép thực hiện; 88% đòi các nhà cung cấp việc phá thai phải thông báo cho phụ nữ thấy các nguy hại có thể có đối với sức khỏe của họ cũng như các giải pháp thay thế việc phá thai; 76% đòi phải có các đạo luật bảo vệ các nhà chuyên nghiệp về y tế khỏi bị bó buộc phải thực hiện việc phá thai hay phải giới thiệu để người ta được phá thai; và 73% đòi phải có các đạo luật giúp các cha mẹ can dự vào các quyết định phá thai của con gái vị thành niên của họ. McQuade cho hay: “Việc ủng hộ các biện pháp trên vượt lên trên các chủ trương phò sự sống và phò lựa chọn. Cuộc thăm dò ấy cho thấy các nhóm
phò phá thai đã lạc lõng ra sao đối với chính dòng Mỹ Quốc”. Tuy nhiên, McQuade rất tiếc khi thấy các biện pháp vốn hữu hiệu trong việc cắt giảm tỷ lệ phá thai nay “đang bị những người bênh vực phá thai và các đồng minh trong Quốc Hội của họ đe doạ. Các nhóm phò phá thai đã gửi một cương lĩnh hành động dầy 55 trang cho chính phủ sắp nhậm chức”. Nhưng McQuade tin rằng cương lĩnh ấy sẽ không được công chúng nói chung ủng hộ.
Gia đình nuôi dưỡng sự sống và sự sống duy trì gia đình. Hai thực tại ấy luôn đi đôi với nhau. Trong tuần này, nhiều tin tức sôi đọng liên quan tới hai thực tại ấy đã được các hãng thông tấn Công Giáo truyền đi.
Giáo Hội Có Thích Hợp Cho Việc Truyền Giáo Chăng?
Đó là tựa đề một tài liệu dầy gần 100 trang được Đức Cha Patrick O’Donaghue, Giám Mục Giáo Phận Lancester, Anh Quốc, công bố ngày 27 tháng Tám năm 2008, trong đó ngài trình bày các hướng dẫn thực tiễn để sống thực các giáo huấn của Công Đồng Vatican II bằng cách thách thức các giải thích sai lầm thường có đối với các tài liệu chủ yếu của Công Đồng này về Phụng Vụ, Mạc Khải, Giáo Hội và Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay. Trong tài liệu này, Đức Cha Lancaster dựa vào ý kiến của nhiều nhà thần học, giáo sĩ và giáo dân. Theo ngài, ta sẽ lấy lại được cảm thức Công Giáo trong việc quân bình hóa thay đổi và liên tục, và sinh hoạt giáo xứ sẽ lấy lại sinh lực nhờ các ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho Công Đồng Vatican II. Đức Cha cho rằng: đã đến lúc người Công Giáo cần phải hiểu một cách tin tưởng các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và cuộc sống gia đình. Chúng ta cần giúp xã hội biết cưỡng lại việc giảm thiểu hóa bản nhiên và sự sống con người xuống hàng “sản phẩm tiêu thụ”, mặc tình cho người đời thao túng không thương tiếc, như ta đã thấy trong nền văn hóa đồng tính và đổi tính hay trong các thử nghiệm cấy tinh trùng (IVF) hoặc dùng tế bào phôi thai để nghiên cứu. Đức Cha nói rằng: “Ta phải lên mái nhà mà hô lớn chân lý này là: Thiên Chúa đã tạo nên con người giống hình ảnh Người, có nam có nữ. Hạnh phúc và thoả mãn đích thực trong tình yêu tính dục chỉ có thể tìm thấy trong tính đa phức và bổ túc lẫn nhau giữa một người đàn ông và một người đàn bà, kết hợp nên một trong một hôn nhân kéo dài suốt đời và biết mở cửa chào đón sự sống mới. Tất cả mọi chuyện khác đều chỉ là ảo mộng. Sống bằng ảo mộng bằng cách bác bỏ chân lý kia không những mang họa lại cho cá nhân mà hiển nhiên còn gây họa cho các gia đình, các cộng đoàn của họ và cả xã hội nói chung”.
Tài liệu trên được nhiều giới tại Vatican khen ngợi. Trong lá thư đề ngày 5 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã lên tiếng ca ngợi tài liệu trên trong việc bênh vực hôn nhân và gia đình. Theo Đức Hồng Y, tài liệu trên đã thành công trong việc đả phá các nguy cơ của thứ triết lý lầm lạc về phái tính, hiện đang hết sức phổ biến. Ngài viết: “Việc Đức Cha nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tự hiến cũng rất thích đáng, cũng như Đức Cha đã đưa ra được nhiều trường hợp điển hình và những con số thống kê rõ ràng cho thấy hậu quả của nền văn hóa sự chết đang vây quanh ta”.
Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình là Đức Hồng Y Renato Martino; Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, thư ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin; và Đức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, thư ký Thánh Bộ Giáo Sĩ cũng lên tiếng ca ngợi cuốn sách của Đức Cha Patrick O’Donaghue.
Bước Theo Nẻo Chính
Trước các phản ứng tích cực trên, Đức Cha Patrick O’Donaghue cho hay các cố gắng rao truyền và sống thực chân lý trên đã giúp ngài cương quyết loại bỏ một tổ chức “bác ái” ra khỏi hàng ngũ các tổ chức Công Giáo. Đó là trường hợp cơ quan “Các Dịch Vụ Chăm Sóc Công Giáo” (Catholic Caring Services). Ngài đích thân yêu cầu Cơ Quan này phải tìm các ngả đường hợp pháp để duy trì cho bằng được giáo huấn của Giáo Hội không chấp nhận việc đặt các trẻ em Công Giáo dưới sự chăm sóc của các “cặp đồng tính luyến ái”. Cơ Quan này chính thức khước từ đề nghị trên, nên buộc lòng ngài phải tuyên bố nó không còn là một cơ quan Công Giáo nữa.
Đầu năm 2009, Đức Cha Patrick O’Donaghue còn khai triển nhiều hơn nữa về chủ đề hôn nhân và gia đình: “Giáo Hội đang sống qua những thời buổi nhiễu nhương, nhưng có lẽ chúng ta nên an tâm khi biết rằng chẳng có thời điểm nào trong lịch sử Giáo Hội mà lại không có nhiễu nhương! Ta đừng ngã lòng hay giận dữ, mà đúng hơn nên để Chúa Thánh Thần thâm hậu hóa trong ta các nhân đức tin, cậy và mến, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vẫn hằng mời gọi trong giáo huấn tuyệt diệu của ngài”.
Vị giáo chủ này lên tiếng ca ngợi việc Giáo Hội ngày nay đang ra sức “thâm hậu hóa học lý và lòng mộ mến bí tích hôn nhân”. Ngài cho đó là một phần trong các khai triển rộng lớn của Giáo Hội nhằm bênh vực phẩm giá và định mệnh con người nhân bản chống lại cuộc tấn công tứ phía từ hết trợ tự tử, hôn nhân đồng tính tới dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu. Ngài nói rằng: “Ta đang khám phá ra điều này: kính trọng tính thánh thiêng của hôn nhân là điều nền tảng đối với sự sống con người”
Suy Thoái Kinh Tế
Đức Cha Patrick O’Donaghue cũng đề cập tới các hậu quả tai hại của suy thoái kinh tế đối với Gia Đình. “Thảm hoạ thay, nỗi đau khổ do khủng hoảng tín dụng đem lại càng tăng độ với việc xuống giốc nơi các gia đình trước đây vốn vững mạnh và gồm nhiều thế hệ, những gia đình sống chết có nhau, bảo bọc nhau nhờ cam kết và tình yêu hỗ tương của vợ chồng”. Ngài nói rằng: “Hiện nay, nhiều người đang phải tự mình chống đỡ lấy các khó khăn và áp lực tài chánh trong khi trước đây, nghĩa là trong những cuộc suy thoái kinh tế trước đây, họ được đại gia đình nâng đỡ… Cho nên, trong viễn ảnh thiếu sự nâng đỡ của chính phủ cũng như giới truyền thông dành cho gia đình, Giáo Hội phải cùng với những người thiện chí khác tìm cách đáp ứng các áp lực mà cuộc khủng hoảng tín dụng đang đặt lên hôn nhân và cuộc sống gia đình”.
Một trong các phương thế là sinh hoạt tích cực nơi giáo xứ. Theo ngài, “các giáo xứ và trường học phải cùng đâu lưng để chứng tỏ cho người trẻ thấy một cách thực tiễn và tích cực niềm vui hân hoan và phần thưởng đáng giá của hôn nhân mãn đời, vĩnh viễn, đơn hôn giữa đàn ông và đàn bà”.
Đại Hội Gia Đình Thế Giới
Trong khi đó, Mecixo City đang bước vào những ngày cuối cùng tổ chức Đại Hội Gia Đình Thế Giới, sẽ kéo dài từ ngày 14 tới ngày 18 tháng này. Mặc dù Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI không đích thân tham dự Đại Hội, nhưng ngài sẽ trình bày hai sứ điệp dưới dạng Video. Ban tổ chúc Đại Hội cho hay: Đức Thánh Cha sẽ gửi tới Đại Hội một sứ điệp vào ngày khai mạc và một sứ điệp khác sẽ được vệ tinh truyền thông phát đi trực tiếp vào ngày bế mạc.
Đức Thánh Cha cũng sẽ cử Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh làm đặc sứ của ngài để chủ tọa Đại Hội. Các tin tức này đã được công bố trong lá thư ký ngày 28 tháng Mười Hai vừa qua, trong đó, Đức Thánh Cha nêu lên một số gia đình Kitô giáo gương mẫu đáng để ta suy gẫm.
Trong Giáo Hội Đông Phương, ngài nhắc đến gương sáng của Basil và Emmelia, sống giữa thế kỷ thứ ba và thứ bốn. Họ có tất cả chín người con, thì hết bốn người đã được phong hiển thánh, đó là các Thánh Basiliô, Thánh Grêgôriô thành Nyssa, Thánh Phêrô thành Sebastô và Thánh Macrina Hậu.
Trong Giáo Hội Tây Phương, Đức Thánh Cha ghi nhận gương sáng của Thượng Nghị Sĩ Gordianus, ngời sáng về lòng trung trực chính trị và phu nhân của ông là bà Silva. Hai vị là song thân của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả (540-604).
Trong các điển hình mới đây, Đức Bênêđíctô XVI nhắc đến vị tử đạo người Tây Ban Nha là María Teresa Ferragud Roig, người bị bắt giam lúc đã 83 tuổi cùng với 4 người con gái của bà, cả bốn đều là các nữ tu chiêm niệm. Đức Thánh Cha cho hay vào ngày 25 tháng Mười năm 1936, ngày lễ Kính Chúa Kitô Vua, María Teresa xin được tháp tùng bốn con gái trên đường tử đạo và bà đã được hành quyết sau cùng, đủ thì giờ để khích lệ bốn con gái thân yêu sẵn sàng chết cho đức tin. Cái chết của bà gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các lý hình đến độ họ phải hô lên: “Đây quả là một vị thánh”.
Đức Thánh Cha cũng nói tới đời sống gương mẫu của cặp vợ chồng người Ý là Luigi (1880-1951) và Maria (1884-1965) Beltrame Quattrochi, cặp vợ chồng đầu tiên cùng được phong á thánh một ngày. Ông là một luật sư, bà là một giáo sư kiêm văn sĩ. Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc tới song thân Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Louis Martin (1823-1894) và Marie-Zélie Guérin (1831-1877) vừa được phong á thánh hồi tháng Mười vừa qua.
Người Mỹ Phò Sự Sống Hơn Là Luật Lệ Của Họ
Những tranh luận liên quan đến lập trường chính trị của ông Obama nói riêng và của Đảng Dân Chủ nói chung đã khiến nhiều người lo âu. Nhưng người Mỹ ngày nay rất khác người Mỹ ngày xưa: cuộc sống tinh thần của họ dường như bị phân cực đến độ không còn suy nghĩ theo một hướng nhất định nữa. Nên việc họ ủng hộ một ai đó, không hẳn là họ ủng hộ “mọi” điều người ấy nghĩ hay chủ trương. Về vấn đề phá thai cũng vậy. Dù ông Obama có chủ trương ủng hộ luật tự do phá thai bao nhiêu đi chăng nữa, người Mỹ vẫn dành trọn quyền tự do để không đi theo chủ trương của ông hay không “tự do” phá thai. Thái độ ấy hiện đang được truyền thông lưu ý.
Một cuộc thăm dò trên mạng do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bảo trợ, thực hiện trong khoảng các ngày 10 và 12 tháng Mười Hai vừa qua, cho thấy đại đa số dân chúng Mỹ muốn có những hạn chế về tính hợp pháp của phá thai. Theo kết quả cuộc thăm dò này, bốn trong số năm người Mỹ muốn hạn chế việc phá thai, trong đó có 11% muốn đặt nó ngoài vòng pháp luật bất cứ trong hoàn cảnh nào. Ba mươi tám phần trăm chủ trương chỉ nên cho phép phá thai trong các hoàn cảnh như bị hiếp dâm, loạn luân hay để cứu sống người mẹ; thêm vào đó, 33% muốn hạn chế phá thai lúc được 3 tháng hay cùng lắm là 6 tháng tuổi. Chỉ có 9% muốn hợp pháp hóa phá thai vì bất cứ lý do gì và ở bất cứ giai đoạn thai nghén nào.
Deirdre McQuade, phụ tá giám đốc về chính sách và truyền thông của Văn Phòng Các Giám Mục đặc trách các Sinh Hoạt Phò Sự Sống, cho hay: “Các khám phá trên rất đáng lưu ý. Không tới 1/10 người Mỹ ủng hộ việc hợp pháp hóa phá thai vì bất cứ lý do gì và ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ”.
Cuộc thăm dò 2,341 người trưởng thành này cũng cho thấy 95% thích có những đạo luật buộc việc phá thai phải do các y sĩ có giấy phép thực hiện; 88% đòi các nhà cung cấp việc phá thai phải thông báo cho phụ nữ thấy các nguy hại có thể có đối với sức khỏe của họ cũng như các giải pháp thay thế việc phá thai; 76% đòi phải có các đạo luật bảo vệ các nhà chuyên nghiệp về y tế khỏi bị bó buộc phải thực hiện việc phá thai hay phải giới thiệu để người ta được phá thai; và 73% đòi phải có các đạo luật giúp các cha mẹ can dự vào các quyết định phá thai của con gái vị thành niên của họ. McQuade cho hay: “Việc ủng hộ các biện pháp trên vượt lên trên các chủ trương phò sự sống và phò lựa chọn. Cuộc thăm dò ấy cho thấy các nhóm
phò phá thai đã lạc lõng ra sao đối với chính dòng Mỹ Quốc”. Tuy nhiên, McQuade rất tiếc khi thấy các biện pháp vốn hữu hiệu trong việc cắt giảm tỷ lệ phá thai nay “đang bị những người bênh vực phá thai và các đồng minh trong Quốc Hội của họ đe doạ. Các nhóm phò phá thai đã gửi một cương lĩnh hành động dầy 55 trang cho chính phủ sắp nhậm chức”. Nhưng McQuade tin rằng cương lĩnh ấy sẽ không được công chúng nói chung ủng hộ.