Đài truyền hình quốc gia Nam Phi vào ngày 17.11 đã cho phát sóng bộ phim tài liệu điều tra về nạn buôn bán sừng tê giác lậu ở Nam Phi, với cáo buộc về sự dính líu của nhân viên sứ quán Việt Nam.
Trước đó, Sứ quán Việt Nam nói với BBC rằng không có nhân viên nào nhận có hành vi tham gia buôn lậu.
Bộ phim tài liệu của chương trình tự nhiên 50/50 hiện đã có thể xem được tại trang web của chương trình này.
Nó ngầm quay được cảnh một tay buôn lậu đưa sừng tê giác cho một người có vẻ là nữ nhân viên sứ quán Việt Nam.
Sau đó, đoàn làm phim đến sứ quán, vặn hỏi người phụ nữ rất giống với người trong phim, nhưng bà phủ nhận.
Chương trình 50/50, chuyên bàn về quan hệ giữa con người và tự nhiên, so sánh việc buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi đem lại lợi nhuận tương tự buôn ma túy, kim cương và buôn người.
Nhu cầu lớn tới mức có những kẻ thậm chí đột nhập vào bảo tàng để ăn cắp sừng, như vụ trộm ở Pretoria năm 2002.
Mới hồi tháng Tư năm nay, bọn trộm đã vác hai sừng ra khỏi một bảo tàng ở Cape Town.
Theo bộ phim tài liệu, cái gọi là tác dụng cường dương của sừng tê giác chỉ là huyền thoại không thực, nhưng một số nơi, gồm cả châu Á, vẫn tin vào chuyện này.
Jaap Pienaar là nhân viên thanh tra thuộc Sở Kinh Tế, Môi Trường và Du Lịch ở Eastern Cape.
Theo Jaap, những tay buôn lậu đã lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống cấp phép săn bắn tê giác của Nam Phi để đưa sừng tê giác mua lậu ra khỏi đất nước.
Hồi tháng Tư năm nay, tại sòng bạc Kimberley, một công dân Việt Nam bị bắt giữ về tội tàng trữ sừng tê giác.
Bộ phim nói tuy không xác định được đây có phải là nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi hay không, nhưng ông ta lái một chiếc xe của tòa đại sứ.
Hai công dân Việt Nam khác cũng đã bị bắt giữ tại Sân bay quốc tế OR Tambo hồi tháng Bảy 2007 cùng bốn sừng tê giác. Hồi đầu năm nay, 18 kg sừng từ Nam Phi đã bị thu giữ khi được vận chuyển từ Nam Phi về tới Hà Nội.
Theo dõi và quay phim
Khi nhận được tin báo là có người từ Toà Đại Sứ Việt Nam lại dính dáng vào các vụ buôn bán sừng tê giác, nhóm làm phim Nam Phi lên kế hoạch theo dõi.
Nghi ngờ về một đơn nộp tại Eastern Cape, xin bán sừng tê giác cho một công dân Việt Nam tại Pretoria, nhóm làm phim đã lần theo dấu vết một người đàn ông Nam Phi, người bị tình nghi là kẻ môi giới.
Họ có mặt bên ngoài tòa sứ quán Việt Nam ở Pretoria và chứng kiến vụ trao đổi.
Trong phim, sau khi trao đổi chút ít, người phụ nữ kéo một người đàn ông từ trong sứ quán ra. Hai người kiểm tra những chiếc sừng tê giác.
Sau khi đàm phán thêm, người phụ nữ quay vào sứ quán và trở ra với một thứ trông giống như túi đựng quà, nhưng nhóm điều tra cho rằng đó là tiền thanh toán cho vụ mua bán.
Phóng viên điều tra Johann Botha sau đó đi tới sứ quán và gặp người phụ nữ ở quầy lễ tân, tự xưng tên là Dung.
Đoàn phim nhận xét bà Dung trông rất giống với người phụ nữ đã mua sừng tê giác.
Bà được cho xem đoạn phim, nhưng bác bỏ, nói rằng đó không phải là bà trong đoạn phim.
Đoàn phim yêu cầu được gặp cấp trên, nhưng bà Dung nói ông đại sứ đi vắng và yêu cầu họ ra về.
Im lặng
Phóng viên Johann Botha nói trong vài tuần tiếp theo, họ viết nhiều lá thư, gọi nhiều cuộc điện thoại tới cả Bộ Ngoại giao Nam Phi lẫn Toà đại sứ Việt Nam để lấy phản ứng.
Toà đại sứ Việt Nam nói họ ủng hộ luật chống buôn bán tê giác, nhưng đề nghị có cuộc phỏng vấn không ghi hình.
Khi chương trình nói họ cần có phản ứng chính thức, phía Việt Nam im lặng.
Ngay cả giới chức ngoại giao Nam Phi, theo chương trình 50/50, cũng lấy đủ lý do từ chối và rồi thôi không trả lời điện thoại.
Trước đó, Sứ quán Việt Nam nói với BBC rằng không có nhân viên nào nhận có hành vi tham gia buôn lậu.
Bộ phim tài liệu của chương trình tự nhiên 50/50 hiện đã có thể xem được tại trang web của chương trình này.
Nó ngầm quay được cảnh một tay buôn lậu đưa sừng tê giác cho một người có vẻ là nữ nhân viên sứ quán Việt Nam.
Sau đó, đoàn làm phim đến sứ quán, vặn hỏi người phụ nữ rất giống với người trong phim, nhưng bà phủ nhận.
Chương trình 50/50, chuyên bàn về quan hệ giữa con người và tự nhiên, so sánh việc buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi đem lại lợi nhuận tương tự buôn ma túy, kim cương và buôn người.
Nhu cầu lớn tới mức có những kẻ thậm chí đột nhập vào bảo tàng để ăn cắp sừng, như vụ trộm ở Pretoria năm 2002.
Mới hồi tháng Tư năm nay, bọn trộm đã vác hai sừng ra khỏi một bảo tàng ở Cape Town.
Theo bộ phim tài liệu, cái gọi là tác dụng cường dương của sừng tê giác chỉ là huyền thoại không thực, nhưng một số nơi, gồm cả châu Á, vẫn tin vào chuyện này.
Jaap Pienaar là nhân viên thanh tra thuộc Sở Kinh Tế, Môi Trường và Du Lịch ở Eastern Cape.
Theo Jaap, những tay buôn lậu đã lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống cấp phép săn bắn tê giác của Nam Phi để đưa sừng tê giác mua lậu ra khỏi đất nước.
Hồi tháng Tư năm nay, tại sòng bạc Kimberley, một công dân Việt Nam bị bắt giữ về tội tàng trữ sừng tê giác.
Bộ phim nói tuy không xác định được đây có phải là nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi hay không, nhưng ông ta lái một chiếc xe của tòa đại sứ.
Hai công dân Việt Nam khác cũng đã bị bắt giữ tại Sân bay quốc tế OR Tambo hồi tháng Bảy 2007 cùng bốn sừng tê giác. Hồi đầu năm nay, 18 kg sừng từ Nam Phi đã bị thu giữ khi được vận chuyển từ Nam Phi về tới Hà Nội.
Theo dõi và quay phim
Khi nhận được tin báo là có người từ Toà Đại Sứ Việt Nam lại dính dáng vào các vụ buôn bán sừng tê giác, nhóm làm phim Nam Phi lên kế hoạch theo dõi.
Nghi ngờ về một đơn nộp tại Eastern Cape, xin bán sừng tê giác cho một công dân Việt Nam tại Pretoria, nhóm làm phim đã lần theo dấu vết một người đàn ông Nam Phi, người bị tình nghi là kẻ môi giới.
Họ có mặt bên ngoài tòa sứ quán Việt Nam ở Pretoria và chứng kiến vụ trao đổi.
Trong phim, sau khi trao đổi chút ít, người phụ nữ kéo một người đàn ông từ trong sứ quán ra. Hai người kiểm tra những chiếc sừng tê giác.
Sau khi đàm phán thêm, người phụ nữ quay vào sứ quán và trở ra với một thứ trông giống như túi đựng quà, nhưng nhóm điều tra cho rằng đó là tiền thanh toán cho vụ mua bán.
Phóng viên điều tra Johann Botha sau đó đi tới sứ quán và gặp người phụ nữ ở quầy lễ tân, tự xưng tên là Dung.
Đoàn phim nhận xét bà Dung trông rất giống với người phụ nữ đã mua sừng tê giác.
Bà được cho xem đoạn phim, nhưng bác bỏ, nói rằng đó không phải là bà trong đoạn phim.
Đoàn phim yêu cầu được gặp cấp trên, nhưng bà Dung nói ông đại sứ đi vắng và yêu cầu họ ra về.
Im lặng
Phóng viên Johann Botha nói trong vài tuần tiếp theo, họ viết nhiều lá thư, gọi nhiều cuộc điện thoại tới cả Bộ Ngoại giao Nam Phi lẫn Toà đại sứ Việt Nam để lấy phản ứng.
Toà đại sứ Việt Nam nói họ ủng hộ luật chống buôn bán tê giác, nhưng đề nghị có cuộc phỏng vấn không ghi hình.
Khi chương trình nói họ cần có phản ứng chính thức, phía Việt Nam im lặng.
Ngay cả giới chức ngoại giao Nam Phi, theo chương trình 50/50, cũng lấy đủ lý do từ chối và rồi thôi không trả lời điện thoại.