Đau nhất là khi không còn biết đau
Chắc là sau khi đọc tiêu đề này ai cũng phải phì cười, bởi vì khi không còn biết đau nữa thì sao có thể gọi là đau nhất được, mà phải là không đau chút nào nữa mới đúng chứ? Vâng suy nghĩ như vậy cũng không sai, và xét một mặt nào đó thì nó cũng có phần đúng.
Nhưng điều này thì lại hoàn toàn đúng với xã hội Việt Nam ngày nay, một xã hội mà bất cứ ai còn thao thức cho sự phát triển của nó thì đang cảm thấy rất đau. Song một phần không nhỏ quần chúng trong xã hội và nhất là những nhà lãnh đạo lại không cảm thấy đau, không nhận ra được cái đau của đất nước. Chính trong lúc xã hội Việt Nam đang phải đau đớn quằn quại nhất, thì các nhà lãnh đạo lại ngộ nhận rằng mình đây rất khỏe và cứ thế đi khoe với thiên hạ rằng ta là “vô địch”.
Ở phương diện một con người.
Khi chúng ta mắc một chứng bệnh nào đó, hay vì một lý do nào đó mà thân thể chúng ta bị đau. Lúc đầu chúng ta còn cảm nhận được sự đau đớn, và chúng ta còn kêu than, song dần dần căn bệnh ngày càng nặng hơn và chúng ta không còn đủ sức đề kháng nữa, chúng ta không thể cảm nhận được cái đau nữa và khi đó thì người nhà chỉ còn chờ để lo “hậu sự” mà thôi.
Xã hội Việt Nam ngày nay cũng vậy thôi. Khi mà chúng ta chẳng làm được cái gì ra hồn nhưng chúng ta lại cứ lầm tưởng rằng chúng ta thành công tất cả. Xã hội này deo dắc vào đầu óc tầng lớp trẻ những suy nghĩ “ăn sẵn”, làm cho tầng lớp những người chủ tương lai của đất nước không còn chí hướng phấn đấu nữa.
Nhìn sang nước Nhật ta thấy, người Nhật ngay tứ lúc đi học họ đã dạy cho học sinh của họ biết những khó khăn của đất nước, để từ đó tầng lớp này luôn có chí hướng phải cố gắng phấn đấu để vượt qua những khó khăn ấy. Và ngày nay thì đất nước Nhật như thế nào thì mọi người đều rõ.
Còn Việt Nam chúng ta thì ngược lại, ngay từ khi đi học, học sinh của chúng ta đã được nhồi nhét nào là: “đất nước ta rừng vàng, biền bạc”. Thế thì cần gì phải làm việc nữa, cứ ngồi đấy mà ăn…. Và giờ đây đất nước chúng ta như thế nào thì ai cũng rõ.
Chúng ta cứ mãi tự lừa dối mình thì không bao giờ chúng ta phát triển được, phải biết nhìn vào sự thật đang tồn tại ngay trong chính chúng ta.
Có bệnh thì chúng ta phải chữa, để đến khi nó nặng quá cho đến lúc ta không còn biết gì nữa thì cũng là lúc chấm hết.
Chúng ta thấy thời gian vừa qua báo đài nhà nước đã tập chung mọi cố gắng của mình để công kích Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Bởi vì nhà nước đã xuyên tạc, cắt xén đi cái phần chính bài phát biểu của Ngài với UBND TP Hà Nội.
Nhà nước đã không chịu nhận ra cái đau của mình.
Đất nước cần phải có những người biết nhận ra đau cái đau của đất nước, và nhất là can đảm nói nên cái đau ấy. Đó là những người như Đức TGM Ngô Quang Kiệt.
Chúng ta phải biết chân trọng những người dám nói thẳng và nói thật như Đức TGM Ngô Quang Kiệt thì đất nước mới có thể phát triển được. Phải nhìn vào những cái ung nhọt mà xã hội đang mang, để từ đó chúng ta có cách chữa trị nó. Đừng để đến khi nó nặng quá và chúng ta không còn sức đề kháng để chống lại nó nữa.
Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo phải biết nhìn vào sự thật tồn tại những “cái đau” của đất nước, để từ đó mình có phương hướng phát triển cho đúng.
Ước mong đất nước ngày càng có nhiều người can đảm như Đức TGM Ngô Quang Kiệt khi nhìn ra được “cái đau” trước khi không còn “biết đau”.
Chắc là sau khi đọc tiêu đề này ai cũng phải phì cười, bởi vì khi không còn biết đau nữa thì sao có thể gọi là đau nhất được, mà phải là không đau chút nào nữa mới đúng chứ? Vâng suy nghĩ như vậy cũng không sai, và xét một mặt nào đó thì nó cũng có phần đúng.
Nhưng điều này thì lại hoàn toàn đúng với xã hội Việt Nam ngày nay, một xã hội mà bất cứ ai còn thao thức cho sự phát triển của nó thì đang cảm thấy rất đau. Song một phần không nhỏ quần chúng trong xã hội và nhất là những nhà lãnh đạo lại không cảm thấy đau, không nhận ra được cái đau của đất nước. Chính trong lúc xã hội Việt Nam đang phải đau đớn quằn quại nhất, thì các nhà lãnh đạo lại ngộ nhận rằng mình đây rất khỏe và cứ thế đi khoe với thiên hạ rằng ta là “vô địch”.
Ở phương diện một con người.
Khi chúng ta mắc một chứng bệnh nào đó, hay vì một lý do nào đó mà thân thể chúng ta bị đau. Lúc đầu chúng ta còn cảm nhận được sự đau đớn, và chúng ta còn kêu than, song dần dần căn bệnh ngày càng nặng hơn và chúng ta không còn đủ sức đề kháng nữa, chúng ta không thể cảm nhận được cái đau nữa và khi đó thì người nhà chỉ còn chờ để lo “hậu sự” mà thôi.
Xã hội Việt Nam ngày nay cũng vậy thôi. Khi mà chúng ta chẳng làm được cái gì ra hồn nhưng chúng ta lại cứ lầm tưởng rằng chúng ta thành công tất cả. Xã hội này deo dắc vào đầu óc tầng lớp trẻ những suy nghĩ “ăn sẵn”, làm cho tầng lớp những người chủ tương lai của đất nước không còn chí hướng phấn đấu nữa.
Nhìn sang nước Nhật ta thấy, người Nhật ngay tứ lúc đi học họ đã dạy cho học sinh của họ biết những khó khăn của đất nước, để từ đó tầng lớp này luôn có chí hướng phải cố gắng phấn đấu để vượt qua những khó khăn ấy. Và ngày nay thì đất nước Nhật như thế nào thì mọi người đều rõ.
Còn Việt Nam chúng ta thì ngược lại, ngay từ khi đi học, học sinh của chúng ta đã được nhồi nhét nào là: “đất nước ta rừng vàng, biền bạc”. Thế thì cần gì phải làm việc nữa, cứ ngồi đấy mà ăn…. Và giờ đây đất nước chúng ta như thế nào thì ai cũng rõ.
Chúng ta cứ mãi tự lừa dối mình thì không bao giờ chúng ta phát triển được, phải biết nhìn vào sự thật đang tồn tại ngay trong chính chúng ta.
Có bệnh thì chúng ta phải chữa, để đến khi nó nặng quá cho đến lúc ta không còn biết gì nữa thì cũng là lúc chấm hết.
Chúng ta thấy thời gian vừa qua báo đài nhà nước đã tập chung mọi cố gắng của mình để công kích Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Bởi vì nhà nước đã xuyên tạc, cắt xén đi cái phần chính bài phát biểu của Ngài với UBND TP Hà Nội.
Nhà nước đã không chịu nhận ra cái đau của mình.
Đất nước cần phải có những người biết nhận ra đau cái đau của đất nước, và nhất là can đảm nói nên cái đau ấy. Đó là những người như Đức TGM Ngô Quang Kiệt.
Chúng ta phải biết chân trọng những người dám nói thẳng và nói thật như Đức TGM Ngô Quang Kiệt thì đất nước mới có thể phát triển được. Phải nhìn vào những cái ung nhọt mà xã hội đang mang, để từ đó chúng ta có cách chữa trị nó. Đừng để đến khi nó nặng quá và chúng ta không còn sức đề kháng để chống lại nó nữa.
Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo phải biết nhìn vào sự thật tồn tại những “cái đau” của đất nước, để từ đó mình có phương hướng phát triển cho đúng.
Ước mong đất nước ngày càng có nhiều người can đảm như Đức TGM Ngô Quang Kiệt khi nhìn ra được “cái đau” trước khi không còn “biết đau”.