Phỏng vấn ông Mimmo Candito, Chủ tịch Hiệp hội các phóng viên vô biên giới, về vụ nhà nước Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng
ROMA - Từ ngày 10-3-2008 nhân tưởng niệm 49 năm Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, đã có các cuộc biểu tình phản đối tại Lhasa và 20 nơi khác nhau, kể cả trong lãnh thổ Trung Quốc. Tại Lhasa ít nhất đã có 600 nhà sư thuộc tu viện Drepung và Sera xuống đường biểu tình phản đối. Cảnh sát đã dùng hơi ngạt để giải tán. Một số nhà sư đã bị bắt và cộng đoàn Sera đã tuyệt thực đòi tự do cho các vị.
Trong các ngày tiếp theo tại Lhasa các vụ biểu tình đã gia tăng mạnh hơn với hàng ngàn người tham dự. Nhà nước Bắc Kinh đã huy động xe tăng và 20.000 binh sĩ để đàn áp các đoàn biểu tình. Quân đội đã bắn vào các đoàn người biểu tình khiến cho 140 người chết, hàng ngàn người bị thương và 1.100 người bị bắt, trong đó nhiều nhà sư. Tin tức cũng cho biết các tù nhân bị giam giữ tại những nơi hẻo lánh và bị tra tấn dã man. Hình ảnh cảnh sát và quân đội dùng gậy dánh đập dân chúng và các nhà sư đã được các dài truyền hình quốc tế chiếu khắp nơi.
Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19-3-2008 tại đại thính đường Phaolo VI trong nội thành Vaticăng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Tây Tạng vì nó không giúp giải quyết các vấn đề mà chỉ khiến cho chúng trở thành trầm trọng thêm. Ngài nói với 8000 tín hữu hiện diện: ”Tôi rất âu lo theo dõi các tin tức đến từ Tibet trong những ngày này. Con tim hiền phụ của tôi cảm thấy buồn phiền trước nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người. Xin cho mầu nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, mà chúng ta sống trở lại trong Tuần Thánh này, giúp chúng ta đặc biệt nhậy cảm đối với tình hình của các anh chị em Tây Tạng.
Với bạo lực người ta không giải quyết được các vấn đề, mà chỉ khiến cho chúng trở nên trầm trọng hơn. Tôi kêu mời anh chị em hiệp ý cầu nguyện với tôi. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa Toàn Năng, là suối nguồn ánh sáng chiếu soi tâm trí của tất cả mọi người và ban cho từng người ơn can đảm lựa chọn con đường đối thoại và khoan nhượng”.
Dư luận quốc tế đã mạnh mẽ lên án nhà nước Trung Quốc vì các vụ đàn áp nói trên cũng như phảm đối Ấn độ và Nepal vì đã bắt giữ và ngăn chặn các người ủng hộ nhân dân và các nhà sư Tây Tạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Hôm 16-3-2008 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở cuộc họp báo tại Dharamsala, và tuyên bố rằng Trung Quốc đang thực hiện chính sách diệt chủng văn hóa tại Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu nhà nước Bắc Kinh thôi dùng bạo lực nhưng hãy đối thoại và đáp ứng các khát vọng của người dân Tây Tạng.
Tây Tạng bị Trung Quốc xâm lăng năm 1949. Từ đó tới nay đã có 1 triệu người Tây Tạng bị giết chết và 90% gia tài nghệ thuật và kiến trúc bị phá hủy. Năm 1959 nhân dân Tây Tạng đã ồ ạt xuống đường biểu tình đòi độc lập, nhưng đã bị nhà nước Trung Quốc đàn áp đẫm máu và Đức Lai Lạt Ma đã phải bó buộc sống lưu vong bên Ấn Độ.
Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông cũng đã mạnh mẽ kêu gọi nhà nước Bắc Kinh ngưng đàn áp nhân dân và giới truyền thông bên Tây Tạng. Trong thông cáo công bố ngày 18-3-2008 Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông viết: ”Chúng tôi phản đối việc chính quyền Trung Quốc dùng bạo lực để đàn áp các người biểu tình và giới truyền thông bên Tây Tạng. Chúng tôi yêu cầu nhà nước Trung Quốc ngưng mọi hình thức đàn áp và đối thoại với người dân Tây Tạng, và bảo đảm cho họ được hưởng các quyền dân sự như ghi trong hiến pháp, và cho nhân dân Tây Tạng được độc lập cũng như tôn trọng tôn giáo và nền văn hóa của họ”.
Hiệp hội báo chí Hồng Kông cũng ra thông cáo cho biết ngày 17-3-2008 các nhà báo và phóng viên đã bị quân đội bắt buộc ra khỏi thành phố Lhasa. Sự kiện nhà nước không muốn giới báo chí có mặt tại đây che dấu âm mưu đen tối của chính quyền Bắc Kinh, muốn ém nhẹm mọi tin tức liên quan tới vụ đàn áp nhân dân Tây Tạng và là điều không thể chấp nhận được. Sự kiên này khiến cho thế giới có một hình ảnh rất xấu về Trung Quốc, đặc biệt khi vụ đàn áp nhân dân Tây Tạng xảy ra chỉ mấy ngày sau khi Hoa Kỳ bỏ tên Trung Quốc ra ngoài sổ các quốc gia đàn áp nhân quyền tệ hại nhất thế giới hôm 11-3-2008.
Trong các ngày qua tại nhiều thành phố lớn trên thế giới người dân đã biểu tình trước các dại sứ quán của Trung Quốc để phản đối chính sách đàn áp thô bạo đối với nhân dân và các nhà sư Tây Tạng. Trước các vi phạm và chà đạp nhân quyền trắng trợn trên đây của nhà nước Bắc Kinh nhiều giới chức lãnh đạo chính trị, xã hội, khoa học cũng lên tiếng ủng hộ việc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây. Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố sẽ không tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Sáng ngày 24-3-2008, trong lễ nghi đốt đuốc thiêng tại Olymnpia bên Hy Lạp, khi ông Lưu Kỳ, trưởng ban tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh đọc diễn văn, một vài nhà báo thuộc Hiệp hội các phóng viên vô biên giới đã giơ cao lá cờ Thế Vận Hội có vẽ các còng tay, để phản đối các vụ đàn áp thô bạo của nhà nước Trung Quốc đối với nhân dân Tây Tạng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Mimmo Candito, nhà báo chuyên viết về các vấn đề lịch sử của nhật báo La Stampa Italia, kiêm Chủ tịch Hiệp hội các phóng viên vô biên giới, về vụ nhà nước Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng.
Hỏi: Thưa ông Candito, ông nghĩ gì về lời tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố những ngày vừa qua là ông sẽ tẩy chay không tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008?
Đáp: Đó là một cử chỉ chính trị phi thường. Sau khi một nhà báo thuộc hiệp hội các phóng viên không biên giới cầm lá cờ có vẽ các còng tay thay vì các vòng tròn biểu hiệu của Thế Vận Hội Olimpic, và chạy lên phản đối Trung Quốc đàn áp nhân dân và các nhà sư Tây Tạng, trong khi ông Lưu Kỳ Trưởng ban tổ chức Thế vận Hội Bắc Kinh đang đọc diễn văn trong lễ nghi đốt ngọn đuốc thiêng tại thành phố Olympia bên Hy Lạp, thì đây là sự thành công quan trọng thứ hai trong chiến dịch phản đối các vụ đàn áp thô bạo của Nhà nước Trung Quốc và tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ khai diễn vào tháng 8 tới đây. Nó là một dấu chỉ cho thấy sự nhậy cảm của thế giới đối với nhân quyền không bị xẹp lép như nhiều người tưởng nghĩ.
Hỏi: Lời tuyên bố của tổng thống Sarkozy xem ra lay động được thái độ vô cảm của thế giới chính trị đối với các vụ Trung Quốc đàn áp nhân dân và các nhà sư Tây Tạng có đúng thế không thưa ông?
Đáp: Vâng, đó là một cử chỉ chính trị phi thường. Tổng thống Sarkozy đã đáp lại lời hiệp hội phóng viên vô biên giới kêu gọi cách đây 10 hôm. Lời tuyên bố của tổng thống Pháp nói lên nhiều điều. Liên Hiệp Âu châu tái khẳng định sự yếu kém chính trị của mình, và không hiệp nhất với nhau. Trong khi nước Pháp can đảm hơn và mở rộng trước thái độ thờ ơ của tổng thống Bush là người đã vội vã tuyên bố là sẽ tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh.
Hỏi: Thế Vận Hội Bắc Kinh đáng lý ra phải là gian hàng để Trung Quốc giới thiệu với thế giới gương mặt ”tốt đẹp” của nhà nước chứ. Nhưng hiện nay xem ra nó lại là một ám ảnh truyền thông. Nhà nước Bắc Kinh lo sợ tới mức độ nào trước sự kiện các phương tiện truyền thông thế giới mạnh mẽ phê bình và trình chiếu cảnh các binh sĩ Trung Quốc đánh đập và bắn vào người dân Tây Tạng, thưa ông?
Đáp: Thật ra Trung Quốc không sợ hãi đâu. Và đây là điều phát xuất từ lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc đã luôn luôn có ý thức rất mạnh mẽ về chính mình, và lì lợm giữ thái độ thờ ơ trước tất cả những gì xa lạ với nó. Tuy nhiên điều đã xảy ra tại Olympia trong lễ nghi đốt đuốc thiêng chứng minh cho thấy một điều: sự ám ảnh truyền thông có thể biến thành sự thật, nếu tất cả mọi phương tiện truyền thông xã hội có các cử chỉ và tinh thần trách nhiệm, khiến cho sự nhậy cảm đối với vấn đề Tây Tạng luôn sống động, luôn luôn cháy sáng.
Hỏi: Hiệp hội phóng viên vô biên giới đã cho biết là từ nay cho tới tháng 8 tức ngày khai mạc Thế Vận Hội, hiệp hội sẽ lên tiếng. Hiệp hội ”đánh” nhà nước Trung Quốc như thế nào thưa ông?
Đáp: Sự hữu hiệu sẽ tùy thuộc nơi sự bất ngờ. Tùy thuộc nơi tính cách không thể thấy và liệu trước được. Tác nhân của các hành động ”đánh” nhà nước Trung Quốc là các nhà báo, các nhân viên thông tin, hoạt động một cách trong sáng và có tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi không phải là các chiến sĩ, nhưng là các nhà báo.
Hỏi: Nhà nước Bắc Kinh đã loan báo là sẽ đóng cửa quảng trường Thiên An Môn, không cho các nhà báo và giới truyền thông quốc tế bén mảng tới. Các phóng viên quốc tế sẽ không được tự do di chuyển. Thế Vận Hội Olympic 2008 tại Bắc Kinh có là bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của nghành báo chí trên thế giới hay không, thưa ông?
Đáp: Có chứ, nếu giới truyền thông biết duy trì cao sự chú ý của mình. Hành động phản đối đã xảy ra tại Olympia, trong lễ nghi đốt đuốc thiêng Olympic đã chứng minh cho thấy việc lập lại các hành động ”phản đối, nứt rạn” ấy là điều nòng cốt để có thể chọc thủng sự thinh lặng của chế độ Bắc Kinh. Có một nền luân lý đạo đức của các nguyên tắc - nếu muốn dùng kiểu nói của triết gia Max Weber - mà xã hội dân sự và các nhà báo phải đảm trách việc bảo vệ.
Hỏi: Sau khi các cuộc tranh tài Thế Vận Hội kết thúc và sau khi ánh đèn các máy quay phim và chụp hình tắt ngấm, nhân dân Tây Tạng có nguy cơ lại bị đàn áp một cách thộ bạo hơn hay không?
Đáp: Đây là điều mà chúng tôi lo sợ, vì nó có thể xảy ra. Nhưng một lần nữa chúng ta tất cả đều có nhiệm vụ đối với các nguyên tắc của nền luân lý đạo đức mà tôi đã nói trên đây, nghĩa là chúng ta tất cả đều có bổn phận lên tiếng bênh vực các quyền của nhân dân Tây Tạng, đừng để cho họ bị rơi vào cái thinh lặng của sự quên lãng.
(Avvenire 26-3-2008; SD 19-3-2008; ASIANEWS 17.25.26-3-2008)
ROMA - Từ ngày 10-3-2008 nhân tưởng niệm 49 năm Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, đã có các cuộc biểu tình phản đối tại Lhasa và 20 nơi khác nhau, kể cả trong lãnh thổ Trung Quốc. Tại Lhasa ít nhất đã có 600 nhà sư thuộc tu viện Drepung và Sera xuống đường biểu tình phản đối. Cảnh sát đã dùng hơi ngạt để giải tán. Một số nhà sư đã bị bắt và cộng đoàn Sera đã tuyệt thực đòi tự do cho các vị.
Trong các ngày tiếp theo tại Lhasa các vụ biểu tình đã gia tăng mạnh hơn với hàng ngàn người tham dự. Nhà nước Bắc Kinh đã huy động xe tăng và 20.000 binh sĩ để đàn áp các đoàn biểu tình. Quân đội đã bắn vào các đoàn người biểu tình khiến cho 140 người chết, hàng ngàn người bị thương và 1.100 người bị bắt, trong đó nhiều nhà sư. Tin tức cũng cho biết các tù nhân bị giam giữ tại những nơi hẻo lánh và bị tra tấn dã man. Hình ảnh cảnh sát và quân đội dùng gậy dánh đập dân chúng và các nhà sư đã được các dài truyền hình quốc tế chiếu khắp nơi.
Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19-3-2008 tại đại thính đường Phaolo VI trong nội thành Vaticăng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Tây Tạng vì nó không giúp giải quyết các vấn đề mà chỉ khiến cho chúng trở thành trầm trọng thêm. Ngài nói với 8000 tín hữu hiện diện: ”Tôi rất âu lo theo dõi các tin tức đến từ Tibet trong những ngày này. Con tim hiền phụ của tôi cảm thấy buồn phiền trước nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người. Xin cho mầu nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, mà chúng ta sống trở lại trong Tuần Thánh này, giúp chúng ta đặc biệt nhậy cảm đối với tình hình của các anh chị em Tây Tạng.
Với bạo lực người ta không giải quyết được các vấn đề, mà chỉ khiến cho chúng trở nên trầm trọng hơn. Tôi kêu mời anh chị em hiệp ý cầu nguyện với tôi. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa Toàn Năng, là suối nguồn ánh sáng chiếu soi tâm trí của tất cả mọi người và ban cho từng người ơn can đảm lựa chọn con đường đối thoại và khoan nhượng”.
Dư luận quốc tế đã mạnh mẽ lên án nhà nước Trung Quốc vì các vụ đàn áp nói trên cũng như phảm đối Ấn độ và Nepal vì đã bắt giữ và ngăn chặn các người ủng hộ nhân dân và các nhà sư Tây Tạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Hôm 16-3-2008 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở cuộc họp báo tại Dharamsala, và tuyên bố rằng Trung Quốc đang thực hiện chính sách diệt chủng văn hóa tại Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu nhà nước Bắc Kinh thôi dùng bạo lực nhưng hãy đối thoại và đáp ứng các khát vọng của người dân Tây Tạng.
Tây Tạng bị Trung Quốc xâm lăng năm 1949. Từ đó tới nay đã có 1 triệu người Tây Tạng bị giết chết và 90% gia tài nghệ thuật và kiến trúc bị phá hủy. Năm 1959 nhân dân Tây Tạng đã ồ ạt xuống đường biểu tình đòi độc lập, nhưng đã bị nhà nước Trung Quốc đàn áp đẫm máu và Đức Lai Lạt Ma đã phải bó buộc sống lưu vong bên Ấn Độ.
Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông cũng đã mạnh mẽ kêu gọi nhà nước Bắc Kinh ngưng đàn áp nhân dân và giới truyền thông bên Tây Tạng. Trong thông cáo công bố ngày 18-3-2008 Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông viết: ”Chúng tôi phản đối việc chính quyền Trung Quốc dùng bạo lực để đàn áp các người biểu tình và giới truyền thông bên Tây Tạng. Chúng tôi yêu cầu nhà nước Trung Quốc ngưng mọi hình thức đàn áp và đối thoại với người dân Tây Tạng, và bảo đảm cho họ được hưởng các quyền dân sự như ghi trong hiến pháp, và cho nhân dân Tây Tạng được độc lập cũng như tôn trọng tôn giáo và nền văn hóa của họ”.
Hiệp hội báo chí Hồng Kông cũng ra thông cáo cho biết ngày 17-3-2008 các nhà báo và phóng viên đã bị quân đội bắt buộc ra khỏi thành phố Lhasa. Sự kiện nhà nước không muốn giới báo chí có mặt tại đây che dấu âm mưu đen tối của chính quyền Bắc Kinh, muốn ém nhẹm mọi tin tức liên quan tới vụ đàn áp nhân dân Tây Tạng và là điều không thể chấp nhận được. Sự kiên này khiến cho thế giới có một hình ảnh rất xấu về Trung Quốc, đặc biệt khi vụ đàn áp nhân dân Tây Tạng xảy ra chỉ mấy ngày sau khi Hoa Kỳ bỏ tên Trung Quốc ra ngoài sổ các quốc gia đàn áp nhân quyền tệ hại nhất thế giới hôm 11-3-2008.
Trong các ngày qua tại nhiều thành phố lớn trên thế giới người dân đã biểu tình trước các dại sứ quán của Trung Quốc để phản đối chính sách đàn áp thô bạo đối với nhân dân và các nhà sư Tây Tạng. Trước các vi phạm và chà đạp nhân quyền trắng trợn trên đây của nhà nước Bắc Kinh nhiều giới chức lãnh đạo chính trị, xã hội, khoa học cũng lên tiếng ủng hộ việc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây. Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố sẽ không tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Sáng ngày 24-3-2008, trong lễ nghi đốt đuốc thiêng tại Olymnpia bên Hy Lạp, khi ông Lưu Kỳ, trưởng ban tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh đọc diễn văn, một vài nhà báo thuộc Hiệp hội các phóng viên vô biên giới đã giơ cao lá cờ Thế Vận Hội có vẽ các còng tay, để phản đối các vụ đàn áp thô bạo của nhà nước Trung Quốc đối với nhân dân Tây Tạng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Mimmo Candito, nhà báo chuyên viết về các vấn đề lịch sử của nhật báo La Stampa Italia, kiêm Chủ tịch Hiệp hội các phóng viên vô biên giới, về vụ nhà nước Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng.
Hỏi: Thưa ông Candito, ông nghĩ gì về lời tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố những ngày vừa qua là ông sẽ tẩy chay không tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008?
Đáp: Đó là một cử chỉ chính trị phi thường. Sau khi một nhà báo thuộc hiệp hội các phóng viên không biên giới cầm lá cờ có vẽ các còng tay thay vì các vòng tròn biểu hiệu của Thế Vận Hội Olimpic, và chạy lên phản đối Trung Quốc đàn áp nhân dân và các nhà sư Tây Tạng, trong khi ông Lưu Kỳ Trưởng ban tổ chức Thế vận Hội Bắc Kinh đang đọc diễn văn trong lễ nghi đốt ngọn đuốc thiêng tại thành phố Olympia bên Hy Lạp, thì đây là sự thành công quan trọng thứ hai trong chiến dịch phản đối các vụ đàn áp thô bạo của Nhà nước Trung Quốc và tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ khai diễn vào tháng 8 tới đây. Nó là một dấu chỉ cho thấy sự nhậy cảm của thế giới đối với nhân quyền không bị xẹp lép như nhiều người tưởng nghĩ.
Hỏi: Lời tuyên bố của tổng thống Sarkozy xem ra lay động được thái độ vô cảm của thế giới chính trị đối với các vụ Trung Quốc đàn áp nhân dân và các nhà sư Tây Tạng có đúng thế không thưa ông?
Đáp: Vâng, đó là một cử chỉ chính trị phi thường. Tổng thống Sarkozy đã đáp lại lời hiệp hội phóng viên vô biên giới kêu gọi cách đây 10 hôm. Lời tuyên bố của tổng thống Pháp nói lên nhiều điều. Liên Hiệp Âu châu tái khẳng định sự yếu kém chính trị của mình, và không hiệp nhất với nhau. Trong khi nước Pháp can đảm hơn và mở rộng trước thái độ thờ ơ của tổng thống Bush là người đã vội vã tuyên bố là sẽ tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh.
Hỏi: Thế Vận Hội Bắc Kinh đáng lý ra phải là gian hàng để Trung Quốc giới thiệu với thế giới gương mặt ”tốt đẹp” của nhà nước chứ. Nhưng hiện nay xem ra nó lại là một ám ảnh truyền thông. Nhà nước Bắc Kinh lo sợ tới mức độ nào trước sự kiện các phương tiện truyền thông thế giới mạnh mẽ phê bình và trình chiếu cảnh các binh sĩ Trung Quốc đánh đập và bắn vào người dân Tây Tạng, thưa ông?
Đáp: Thật ra Trung Quốc không sợ hãi đâu. Và đây là điều phát xuất từ lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc đã luôn luôn có ý thức rất mạnh mẽ về chính mình, và lì lợm giữ thái độ thờ ơ trước tất cả những gì xa lạ với nó. Tuy nhiên điều đã xảy ra tại Olympia trong lễ nghi đốt đuốc thiêng chứng minh cho thấy một điều: sự ám ảnh truyền thông có thể biến thành sự thật, nếu tất cả mọi phương tiện truyền thông xã hội có các cử chỉ và tinh thần trách nhiệm, khiến cho sự nhậy cảm đối với vấn đề Tây Tạng luôn sống động, luôn luôn cháy sáng.
Hỏi: Hiệp hội phóng viên vô biên giới đã cho biết là từ nay cho tới tháng 8 tức ngày khai mạc Thế Vận Hội, hiệp hội sẽ lên tiếng. Hiệp hội ”đánh” nhà nước Trung Quốc như thế nào thưa ông?
Đáp: Sự hữu hiệu sẽ tùy thuộc nơi sự bất ngờ. Tùy thuộc nơi tính cách không thể thấy và liệu trước được. Tác nhân của các hành động ”đánh” nhà nước Trung Quốc là các nhà báo, các nhân viên thông tin, hoạt động một cách trong sáng và có tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi không phải là các chiến sĩ, nhưng là các nhà báo.
Hỏi: Nhà nước Bắc Kinh đã loan báo là sẽ đóng cửa quảng trường Thiên An Môn, không cho các nhà báo và giới truyền thông quốc tế bén mảng tới. Các phóng viên quốc tế sẽ không được tự do di chuyển. Thế Vận Hội Olympic 2008 tại Bắc Kinh có là bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của nghành báo chí trên thế giới hay không, thưa ông?
Đáp: Có chứ, nếu giới truyền thông biết duy trì cao sự chú ý của mình. Hành động phản đối đã xảy ra tại Olympia, trong lễ nghi đốt đuốc thiêng Olympic đã chứng minh cho thấy việc lập lại các hành động ”phản đối, nứt rạn” ấy là điều nòng cốt để có thể chọc thủng sự thinh lặng của chế độ Bắc Kinh. Có một nền luân lý đạo đức của các nguyên tắc - nếu muốn dùng kiểu nói của triết gia Max Weber - mà xã hội dân sự và các nhà báo phải đảm trách việc bảo vệ.
Hỏi: Sau khi các cuộc tranh tài Thế Vận Hội kết thúc và sau khi ánh đèn các máy quay phim và chụp hình tắt ngấm, nhân dân Tây Tạng có nguy cơ lại bị đàn áp một cách thộ bạo hơn hay không?
Đáp: Đây là điều mà chúng tôi lo sợ, vì nó có thể xảy ra. Nhưng một lần nữa chúng ta tất cả đều có nhiệm vụ đối với các nguyên tắc của nền luân lý đạo đức mà tôi đã nói trên đây, nghĩa là chúng ta tất cả đều có bổn phận lên tiếng bênh vực các quyền của nhân dân Tây Tạng, đừng để cho họ bị rơi vào cái thinh lặng của sự quên lãng.
(Avvenire 26-3-2008; SD 19-3-2008; ASIANEWS 17.25.26-3-2008)