Các bạn thân mến trong Chúa,
Bốn mươi năm trước đây, đối với nhiều người, thế giới dường như đang trên bờ vực thẳm của chiến tranh, một cuộc chiến tranh như hồi chuông báo tử của nhân loại. Bức tường Bá Linh ngăn cách Đông và Tây, và hai phía lao vào một cuộc chạy đua vũ trang đáng lo ngại trong đó mỗi phía đều cố tạo ra những kho khổng lồ những vũ khí giết người hàng loạt. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng hỏa tiễn tại Cuba giữ chặt thế giới trong nỗi sợ. Những nỗi lo sợ nghiêm trọng nhất đã được đưa ra và dường như nhân loại đang vấp ngã vào một cuộc chiến tàn tệ nhất trong lịch sử.
Trong bối cảnh đó, Chân Phước Gioan XXIII, Giám Mục Rôma và là Người Kế Vị Thánh Phêrô, đã đặt bút viết thông điệp kiệt tác của ngài, Hòa Bình Tại Thế (Pacem in terris). Đó là một lời thỉnh cầu cho hòa bình, nhưng còn hơn một lời thỉnh cầu, thông điệp này hoạch định một chiến lược cho hòa bình có giá trị và bức bách trong bối cảnh hôm nay như vào năm 1963.
Trong thông điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới vào đúng tháng này, Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Gioan Phaolô II, đã hướng sự chú ý của chúng ta đến tuyên ngôn kiệt tác của Chân Phước Gioan XXIII, đặc biệt chỉ ra bốn "yêu cầu của tinh thần nhân bản" mà Đức Giáo Hoàng Gioan đã đề ra như là trọng tâm trong thông điệp của ngài.
Yêu cầu trước hết là sự thật. Ngài lưu ý là không có cuộc chiến nào dưới bất cứ chiều kích nào được tuyên bố hay theo đuổi cách hợp pháp mà không có những hiểu biết rõ ràng và chắc chắn về một mối nguy rõ rệt và cụ thể. Vì thế trong cuộc khủng hoảng hiện nay, những người nam nữ thiện chí trên thế giới đang ủng hộ và tán thưởng hoạt động của các thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc. Hoạt động của họ là khó khăn. Không ai phủ nhận chuyện này. Nhưng nhiệm vụ của họ là cần thiết. Sự thật về nguy cơ cần phải được tỏ tường không có bất cứ hồ nghi nào.
Và nếu như sự thật được sáng tỏ trước mắt chúng ta, hai yêu cầu thứ hai và thứ ba trong "các yêu cầu của tinh thần nhân bản" mà Đức Thánh Cha Gioan XXIII đề cập phải được tính đến. Nếu nguy hiểm không rõ ràng và gần kề, công lý đòi buộc không có cuộc chiến nào được phát động.
Trong thời của chúng ta, trên mọi chân trời góc bể của trái đất này, có một sự tương tự luân lý về mọi mặt với điều trên, một sự tương tự rất rõ ràng và đáng buồn. Chưa từng có ai có thể chứng minh được hữu thể đang sống trong lòng người mẹ không phải là một con người vô tội với quyền sống bất khả xâm phạm. Vì thế, hữu thể này không được và không thể bị giết hại. Không có một xác tín rõ rệt, người ta không thể tiêu hủy sự sống, cả trong việc phá thai lẫn trong chíến tranh. Công lý cần phải ngự trị khi sự sống bị đe dọa.
Và khi mà sự nguy hiểm rõ ràng và gần kề được xác nhận, thì ngay cả lúc đó, Chân Phước Gioan XXIII có một yêu cầu khác về tinh thần nhân bản đòi ta phải lưu ý: đó là lòng trắc ẩn. Chúng ta phải tiến hành mọi thương thảo với anh chị em mình không những trong sự kính sợ Thiên Chúa và công lý, mà còn với sự quan tâm, hiểu biết và tình bác ái. Chúng ta không vội vã lao vào chiến tranh. Chúng ta bước vào cuộc chiến, nếu phải làm như thế, với sự cân nhắc, sự hòa hoãn, và với sự kính trọng mọi con cái của Thiên Chúa, là hình ảnh của Đấng Chí Thánh đang ở giữa chúng ta.
Sự thật, công lý và lòng trắc ẩn - những điều này là ba "yêu cầu của tinh thần nhân bản" mà Đức Thánh Cha Gioan XXIII đề nghị với thế giới đang trên bờ vực chiến tranh 40 năm trước đây; và ngài thêm rằng chúng phải được đưa vào trên căn bản của yêu cầu thứ tư là tự do.
Tất cả chúng ta đều được tao dựng giống hình ảnh Đấng Toàn Năng và được phú cho khả năng nhận biết và lựa chọn. Điều này làm chúng ta nên cao trọng trong số các tạo vật hữu hình của Thiên Chúa, và điều này cũng đặt để trước chúng ta một gánh nặng. Trước Thiên Chúa và anh chị em đồng loại, chúng ta phải đề cập đến chiến tranh như những con cái của Cha Trên Trời đầy khôn ngoan, suy nghĩ chín chắn, và cầu nguyện luôn. Chúng ta phải thực hành tự do trong một cách thế xứng đáng với phẩm giá chúng ta, nghĩa là, với sự thật, công lý và lòng trắc ẩn. Và tất cả điều chúng ta làm cần phải được làm với sự tín thác nơi Thiên Chúa yêu thương và quan phòng và dưới sự hướng dẫn khôn ngoan và ân cần lo lắng của Giáo Hội.
+ Đức Hồng Y Edward Egan
Tổng Giám Mục New York
Bốn mươi năm trước đây, đối với nhiều người, thế giới dường như đang trên bờ vực thẳm của chiến tranh, một cuộc chiến tranh như hồi chuông báo tử của nhân loại. Bức tường Bá Linh ngăn cách Đông và Tây, và hai phía lao vào một cuộc chạy đua vũ trang đáng lo ngại trong đó mỗi phía đều cố tạo ra những kho khổng lồ những vũ khí giết người hàng loạt. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng hỏa tiễn tại Cuba giữ chặt thế giới trong nỗi sợ. Những nỗi lo sợ nghiêm trọng nhất đã được đưa ra và dường như nhân loại đang vấp ngã vào một cuộc chiến tàn tệ nhất trong lịch sử.
Trong bối cảnh đó, Chân Phước Gioan XXIII, Giám Mục Rôma và là Người Kế Vị Thánh Phêrô, đã đặt bút viết thông điệp kiệt tác của ngài, Hòa Bình Tại Thế (Pacem in terris). Đó là một lời thỉnh cầu cho hòa bình, nhưng còn hơn một lời thỉnh cầu, thông điệp này hoạch định một chiến lược cho hòa bình có giá trị và bức bách trong bối cảnh hôm nay như vào năm 1963.
Trong thông điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới vào đúng tháng này, Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Gioan Phaolô II, đã hướng sự chú ý của chúng ta đến tuyên ngôn kiệt tác của Chân Phước Gioan XXIII, đặc biệt chỉ ra bốn "yêu cầu của tinh thần nhân bản" mà Đức Giáo Hoàng Gioan đã đề ra như là trọng tâm trong thông điệp của ngài.
Yêu cầu trước hết là sự thật. Ngài lưu ý là không có cuộc chiến nào dưới bất cứ chiều kích nào được tuyên bố hay theo đuổi cách hợp pháp mà không có những hiểu biết rõ ràng và chắc chắn về một mối nguy rõ rệt và cụ thể. Vì thế trong cuộc khủng hoảng hiện nay, những người nam nữ thiện chí trên thế giới đang ủng hộ và tán thưởng hoạt động của các thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc. Hoạt động của họ là khó khăn. Không ai phủ nhận chuyện này. Nhưng nhiệm vụ của họ là cần thiết. Sự thật về nguy cơ cần phải được tỏ tường không có bất cứ hồ nghi nào.
Và nếu như sự thật được sáng tỏ trước mắt chúng ta, hai yêu cầu thứ hai và thứ ba trong "các yêu cầu của tinh thần nhân bản" mà Đức Thánh Cha Gioan XXIII đề cập phải được tính đến. Nếu nguy hiểm không rõ ràng và gần kề, công lý đòi buộc không có cuộc chiến nào được phát động.
Trong thời của chúng ta, trên mọi chân trời góc bể của trái đất này, có một sự tương tự luân lý về mọi mặt với điều trên, một sự tương tự rất rõ ràng và đáng buồn. Chưa từng có ai có thể chứng minh được hữu thể đang sống trong lòng người mẹ không phải là một con người vô tội với quyền sống bất khả xâm phạm. Vì thế, hữu thể này không được và không thể bị giết hại. Không có một xác tín rõ rệt, người ta không thể tiêu hủy sự sống, cả trong việc phá thai lẫn trong chíến tranh. Công lý cần phải ngự trị khi sự sống bị đe dọa.
Và khi mà sự nguy hiểm rõ ràng và gần kề được xác nhận, thì ngay cả lúc đó, Chân Phước Gioan XXIII có một yêu cầu khác về tinh thần nhân bản đòi ta phải lưu ý: đó là lòng trắc ẩn. Chúng ta phải tiến hành mọi thương thảo với anh chị em mình không những trong sự kính sợ Thiên Chúa và công lý, mà còn với sự quan tâm, hiểu biết và tình bác ái. Chúng ta không vội vã lao vào chiến tranh. Chúng ta bước vào cuộc chiến, nếu phải làm như thế, với sự cân nhắc, sự hòa hoãn, và với sự kính trọng mọi con cái của Thiên Chúa, là hình ảnh của Đấng Chí Thánh đang ở giữa chúng ta.
Sự thật, công lý và lòng trắc ẩn - những điều này là ba "yêu cầu của tinh thần nhân bản" mà Đức Thánh Cha Gioan XXIII đề nghị với thế giới đang trên bờ vực chiến tranh 40 năm trước đây; và ngài thêm rằng chúng phải được đưa vào trên căn bản của yêu cầu thứ tư là tự do.
Tất cả chúng ta đều được tao dựng giống hình ảnh Đấng Toàn Năng và được phú cho khả năng nhận biết và lựa chọn. Điều này làm chúng ta nên cao trọng trong số các tạo vật hữu hình của Thiên Chúa, và điều này cũng đặt để trước chúng ta một gánh nặng. Trước Thiên Chúa và anh chị em đồng loại, chúng ta phải đề cập đến chiến tranh như những con cái của Cha Trên Trời đầy khôn ngoan, suy nghĩ chín chắn, và cầu nguyện luôn. Chúng ta phải thực hành tự do trong một cách thế xứng đáng với phẩm giá chúng ta, nghĩa là, với sự thật, công lý và lòng trắc ẩn. Và tất cả điều chúng ta làm cần phải được làm với sự tín thác nơi Thiên Chúa yêu thương và quan phòng và dưới sự hướng dẫn khôn ngoan và ân cần lo lắng của Giáo Hội.
+ Đức Hồng Y Edward Egan
Tổng Giám Mục New York