MTG Tân An-Tĩnh Tâm Tháng 09/07
Sáng thứ bảy ngày 01/09/2007 các chị em thuộc Hội dòng MTG Tân An tựu về trụ sở của Hội Dòng đông đủ để cùng nhau tham dự ngày tĩnh tâm tháng. Đây là dịp để mỗi người trở về với chính mình để tìm lại những gì là thiết yếu nhất cho đời sống của người tu sĩ. Chị em đón chào nhau thật thân tình, được thể hiện qua bài hát cùng với các cử điệu rất dễ thương “Chị em ta về cùng nhau ta …….”. Trong tình thân mật và gần gũi đó, chị Tổng Phụ Trách không quên nhắc nhở chị em tiếp tục sống tinh thần hy sinh, hãm mình, cầu nguyện và chuẩn bị tâm hồn mừng kính lễ “Suy Tôn Thánh Giá” vào ngày 14/09, là tước hiệu của Hội Dòng bằng việc sống thánh thiện và sống theo tinh thần của thư mục vụ của HĐGMVN: “Tu sĩ là người được tuyển chọn cách đặc biệt, ta phải sống đặc biệt hơn, và nếu nói người Kitô hữu là Anh Sáng-Men-Muối, thì người tu sĩ phải là là Anh Sáng của Anh Sáng, là Men của Men, là Muối của Muối”. Đồng thời, chị cũng nhắc các chị em đọc và sống ba cái không của người tu sĩ theo Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI: “không rơi vào mức sống tầm thường; không sống trưởng giả; không sống theo tâm thức hưởng thụ.”
Và sáng ngày Chúa Nhật XXII Thường Niên, nhân ngày Quốc khánh 2 tháng 9 cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, Linh mục Phaolô Nguyễn Thành Sang-Thư Ký TGM Mỹ Tho đã chia sẻ với chị em về TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG nhân dịp tĩnh tâm tháng 09.
v Quê hương trần thế :
Đã là con người thì việc sống cùng, sống với và sống cho phải được thực hiện trong cuộc đời. Chính vì thế, con người cần thể hiện tình yêu cho nhau và tình yêu quê hương phải được gắn chặt với cuộc đời mỗi người. Trong thư Rm 13 và 1Pr 2,13-17, hai thánh Phêrô và Phaolô đều nhắc nhở các tín hữu nhiệm vụ vâng phục chính quyền và thực thi bổn phận của người công dân. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư chung 1980 cũng đã kêu mời con cái mình “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”.
Quê hương như là một người Mẹ, nơi đó con người được sinh ra, được bồng ẵm, được nuôi dưỡng, đùm bọc, yêu thương… quê hương không thể xoá nhoà nơi ký ức mỗi người. Người Do Thái cũng đã có kinh nghiệm nhớ về quê hương trong thời gian lưu đày tại Babylon “Trên sông Babylon, ngồi ta khóc, ngồi ta khóc, ta nhớ Sion……”
Con người và quê hương luôn gắn chặt với nhau, nên có những người dù có đi bốn bể năm châu, cuối cùng khi nhắm mắt lìa đời vẫn muốn trở về với quê cha đất tổ, trở về với lòng đất Mẹ.
v Quê hương thiên quốc :
“Thế gian không phải là nhà
Thiên đàng rực rỡ mới là quê hương”
Thật vậy, quê hương đích thực không phải là một quê hương xét theo không gian. Nhưng nơi đâu con người cảm nhận được yêu thương, được chăm sóc, được lớn lên trong tình yêu, nới đó là quê hương, là nỗi nhớ. Quê hương đích thực là nơi con người được sống trong tình yêu, và Thiên Chúa là Tình Yêu, nên quê hương đích thực của con người là Thiên Chúa:“đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời”.
Trịnh Công Sơn đã diễn tả cuộc đời là một cuộc khắc khoải đi tìm :
“Bao năm rồi còn mãi ra đi…
Đi lên non cao đi về biển rộng,..
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”
Thật bi thương và đau khổ cho những ai chưa từng có một quê hương thật sự. Chính vì thế, quê hương phải là nơi ta chia sẻ vui buồn, là một người bạn mà ta hằng tin tưởng, là người mà ta luôn nhớ đến. Và xét cho cùng, quê hương là những ai đã xây nên chính cuộc đời ta.
Là người Kitô hữu, chúng ta có Thiên Chúa là quê hương đích thực. Ngài chính là tình yêu vô biên, là nơi nương náu của con người.
Xét về chiều kích thiêng liêng, mỗi tháng chị em nữ tu MTG Tân An trở về nơi mình được đào luyện, trở về với căn tính của ơn gọi MTG để được nuôi dưỡng và lớn lên, để xây dựng lại quê hương đích thực, để nhìn lại tình yêu, và cuối cùng để được sai đi. Khi sống đúng căn tính ơn gọi MTG, sống tốt sứ mạng của người tông đồ, không bám víu vào trần gian, thì nơi đó chính là quê hương và đó là hành trình đúng để đi về quê hương đích thực.
v Hệ luận mục vụ :
Sống trong cuộc đời là cả một hành trình đi về quê, đi tìm nơi an cư lạc nghiệp.
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa thường sai các Tổ Phụ, các Ngôn Sứ từ bỏ quê hương mình đang sống để đi đến một nơi mà Thiên Chúa muốn. Ngày hôm nay, người tu sĩ đôi lúc cũng phải từ bỏ nơi mình yêu thích, nơi mà mình cho là thành công nhất, nơi mà mình cảm thấy hạnh phúc…. để đi đến một nơi mà Thiên Chúa muốn qua ý Bề Trên. Do đó, đời tu là một sự từ bỏ, không bám rễ sâu trong trần thế, sẵn sàng đi đến một quê hương khác.
Ước mong rằng mỗi người cố gắng thanh luyện mình để có một tình yêu tinh ròng đối với quê hương đích thựt là Thiên Chúa, là nguồn cội của tình yêu vĩnh cửu.
Sau đó, trong Thánh Lễ Chúa Nhật XXII Thường Niên, cha Phaolô Sang đã chia sẻ:
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc14, 11).
Phải chăng đây là một nghịch lý, con người hạ mình xuống để được người khác tôn lên. Nhưng với những ai có đời sống nội tâm sâu đậm thì không phải như vậy. Khiêm nhường là nhìn nhận mình như bụi đất bé nhỏ tầm thường. Cũng như đất biết để cho nước tưới gội để trở nên phì nhiêu, con người khiêm nhường biết để cho ân sủng Chúa tưới gội thì sẽ trổ sinh nhiều điều tốt đẹp, trổ sinh bao hoa trái.
Với trang Tin Mừng hôm nay, Thiên Chúa là Chủ mời chúng ta vào dự tiệc của Ngài, và thái độ của chúng ta khi được mời là trở về với chính thân phận của mình. Vậy khiêm nhường là trở về đúng vị trí thật của con người, là đất phì nhiêu trước mặt Chúa. Nhưng để trở nên đất phì nhiêu, chúng ta cần hiểu Lời Chúa và mở lòng ra đón nhận với khả năng của mình, khi đó ân sủng Chúa sẽ tuôn đổ trên mảnh đất của tâm hồn để nó trổ sinh hoa trái cho đời, cho cộng đoàn và cho Giáo Hội.
Xin Chúa chúc lành cho thiện chí, cho cố gắng và tài năng nơi mỗi người được triển nở để sinh ích cho chính chúng ta là những bông hoa đang chớm nở trong Hội Dòng.
Sáng thứ bảy ngày 01/09/2007 các chị em thuộc Hội dòng MTG Tân An tựu về trụ sở của Hội Dòng đông đủ để cùng nhau tham dự ngày tĩnh tâm tháng. Đây là dịp để mỗi người trở về với chính mình để tìm lại những gì là thiết yếu nhất cho đời sống của người tu sĩ. Chị em đón chào nhau thật thân tình, được thể hiện qua bài hát cùng với các cử điệu rất dễ thương “Chị em ta về cùng nhau ta …….”. Trong tình thân mật và gần gũi đó, chị Tổng Phụ Trách không quên nhắc nhở chị em tiếp tục sống tinh thần hy sinh, hãm mình, cầu nguyện và chuẩn bị tâm hồn mừng kính lễ “Suy Tôn Thánh Giá” vào ngày 14/09, là tước hiệu của Hội Dòng bằng việc sống thánh thiện và sống theo tinh thần của thư mục vụ của HĐGMVN: “Tu sĩ là người được tuyển chọn cách đặc biệt, ta phải sống đặc biệt hơn, và nếu nói người Kitô hữu là Anh Sáng-Men-Muối, thì người tu sĩ phải là là Anh Sáng của Anh Sáng, là Men của Men, là Muối của Muối”. Đồng thời, chị cũng nhắc các chị em đọc và sống ba cái không của người tu sĩ theo Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI: “không rơi vào mức sống tầm thường; không sống trưởng giả; không sống theo tâm thức hưởng thụ.”
Và sáng ngày Chúa Nhật XXII Thường Niên, nhân ngày Quốc khánh 2 tháng 9 cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, Linh mục Phaolô Nguyễn Thành Sang-Thư Ký TGM Mỹ Tho đã chia sẻ với chị em về TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG nhân dịp tĩnh tâm tháng 09.
v Quê hương trần thế :
Đã là con người thì việc sống cùng, sống với và sống cho phải được thực hiện trong cuộc đời. Chính vì thế, con người cần thể hiện tình yêu cho nhau và tình yêu quê hương phải được gắn chặt với cuộc đời mỗi người. Trong thư Rm 13 và 1Pr 2,13-17, hai thánh Phêrô và Phaolô đều nhắc nhở các tín hữu nhiệm vụ vâng phục chính quyền và thực thi bổn phận của người công dân. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư chung 1980 cũng đã kêu mời con cái mình “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”.
Quê hương như là một người Mẹ, nơi đó con người được sinh ra, được bồng ẵm, được nuôi dưỡng, đùm bọc, yêu thương… quê hương không thể xoá nhoà nơi ký ức mỗi người. Người Do Thái cũng đã có kinh nghiệm nhớ về quê hương trong thời gian lưu đày tại Babylon “Trên sông Babylon, ngồi ta khóc, ngồi ta khóc, ta nhớ Sion……”
Con người và quê hương luôn gắn chặt với nhau, nên có những người dù có đi bốn bể năm châu, cuối cùng khi nhắm mắt lìa đời vẫn muốn trở về với quê cha đất tổ, trở về với lòng đất Mẹ.
v Quê hương thiên quốc :
“Thế gian không phải là nhà
Thiên đàng rực rỡ mới là quê hương”
Thật vậy, quê hương đích thực không phải là một quê hương xét theo không gian. Nhưng nơi đâu con người cảm nhận được yêu thương, được chăm sóc, được lớn lên trong tình yêu, nới đó là quê hương, là nỗi nhớ. Quê hương đích thực là nơi con người được sống trong tình yêu, và Thiên Chúa là Tình Yêu, nên quê hương đích thực của con người là Thiên Chúa:“đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời”.
Trịnh Công Sơn đã diễn tả cuộc đời là một cuộc khắc khoải đi tìm :
“Bao năm rồi còn mãi ra đi…
Đi lên non cao đi về biển rộng,..
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”
Thật bi thương và đau khổ cho những ai chưa từng có một quê hương thật sự. Chính vì thế, quê hương phải là nơi ta chia sẻ vui buồn, là một người bạn mà ta hằng tin tưởng, là người mà ta luôn nhớ đến. Và xét cho cùng, quê hương là những ai đã xây nên chính cuộc đời ta.
Là người Kitô hữu, chúng ta có Thiên Chúa là quê hương đích thực. Ngài chính là tình yêu vô biên, là nơi nương náu của con người.
Xét về chiều kích thiêng liêng, mỗi tháng chị em nữ tu MTG Tân An trở về nơi mình được đào luyện, trở về với căn tính của ơn gọi MTG để được nuôi dưỡng và lớn lên, để xây dựng lại quê hương đích thực, để nhìn lại tình yêu, và cuối cùng để được sai đi. Khi sống đúng căn tính ơn gọi MTG, sống tốt sứ mạng của người tông đồ, không bám víu vào trần gian, thì nơi đó chính là quê hương và đó là hành trình đúng để đi về quê hương đích thực.
v Hệ luận mục vụ :
Sống trong cuộc đời là cả một hành trình đi về quê, đi tìm nơi an cư lạc nghiệp.
Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa thường sai các Tổ Phụ, các Ngôn Sứ từ bỏ quê hương mình đang sống để đi đến một nơi mà Thiên Chúa muốn. Ngày hôm nay, người tu sĩ đôi lúc cũng phải từ bỏ nơi mình yêu thích, nơi mà mình cho là thành công nhất, nơi mà mình cảm thấy hạnh phúc…. để đi đến một nơi mà Thiên Chúa muốn qua ý Bề Trên. Do đó, đời tu là một sự từ bỏ, không bám rễ sâu trong trần thế, sẵn sàng đi đến một quê hương khác.
Ước mong rằng mỗi người cố gắng thanh luyện mình để có một tình yêu tinh ròng đối với quê hương đích thựt là Thiên Chúa, là nguồn cội của tình yêu vĩnh cửu.
Sau đó, trong Thánh Lễ Chúa Nhật XXII Thường Niên, cha Phaolô Sang đã chia sẻ:
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc14, 11).
Phải chăng đây là một nghịch lý, con người hạ mình xuống để được người khác tôn lên. Nhưng với những ai có đời sống nội tâm sâu đậm thì không phải như vậy. Khiêm nhường là nhìn nhận mình như bụi đất bé nhỏ tầm thường. Cũng như đất biết để cho nước tưới gội để trở nên phì nhiêu, con người khiêm nhường biết để cho ân sủng Chúa tưới gội thì sẽ trổ sinh nhiều điều tốt đẹp, trổ sinh bao hoa trái.
Với trang Tin Mừng hôm nay, Thiên Chúa là Chủ mời chúng ta vào dự tiệc của Ngài, và thái độ của chúng ta khi được mời là trở về với chính thân phận của mình. Vậy khiêm nhường là trở về đúng vị trí thật của con người, là đất phì nhiêu trước mặt Chúa. Nhưng để trở nên đất phì nhiêu, chúng ta cần hiểu Lời Chúa và mở lòng ra đón nhận với khả năng của mình, khi đó ân sủng Chúa sẽ tuôn đổ trên mảnh đất của tâm hồn để nó trổ sinh hoa trái cho đời, cho cộng đoàn và cho Giáo Hội.
Xin Chúa chúc lành cho thiện chí, cho cố gắng và tài năng nơi mỗi người được triển nở để sinh ích cho chính chúng ta là những bông hoa đang chớm nở trong Hội Dòng.