Theo thông lệ, mỗi Thứ Bảy, Chúa Nhật đầu tháng, chị em MTG Tân An trở về Nhà Mẹ để cùng nhau chia sẻ công việc mục vụ trong tháng qua và bồi dưỡng tâm linh thêm mạnh mẽ, sâu sắc hơn làm hành trang cho những ngày tháng sắp tới. Lần gặp gỡ này Chị Tổng Phụ Trách nhắc nhở chị em chia sẻ và đồng cảm với các chị em đang đau bệnh bằng việc hy sinh và cầu nguyện hơn cho quý chị em, cũng như quý chị em thông phần đau khổ với Đức Kitô Chịu-Đóng-Đinh để cầu nguyện cho Hội Dòng. Chị Tổng Phụ Trách cũng nhắc lại điều quan trọng nhất là mỗi chị em cố gắng dành thời giờ chầu kết hợp mật thiết hơn với Chúa Giêsu Thánh Thể: “Người Nữ Tu làm được nhiều việc mà không biết cầu nguyện thì cũng vô ích” (Huấn đức của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc cho Dòng MTGTA); người ta cần một nữ tu thánh thiện hơn là một nữ tu giỏi mà không có đạo đức. Và để đạt được những điều đó mỗi chị em cùng hồi tâm bước vào ngày tĩnh tâm xin ơn Chúa trợ giúp.
Trong ngày Chúa Nhật tĩnh tâm, Cha Anrê Nguyễn Đức Quang Phó Bề Trên Đan viện Biển Đức Thiên Bình đã chia sẻ hai điểm chính: “Đối với tôi Đức Kitô là ai?”, “Niềm xác tín của ta như thế nào?”. Từ những câu hỏi trên mà Chị Em kiểm điểm đời sống trong những tháng ngày đã qua. Theo Cha giảng tĩnh tâm, là những người tu sĩ, cách riêng là nữ tu MTG, phải xác tín rằng đối với tôi Đức Kitô chính là: Đấng mang lại cả sự dịu ngọt lẫn đau khổ, là mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh, là người Thầy đồng hành, là nguồn trợ lực giúp đỡ ta trong mọi nơi mọi lúc để chia sẻ những ưu tư và trách nhiệm.
Mỗi người chúng ta là một hạt cát có một vị trí khác nhau nếu chúng ta biết ráp lại cùng nhau sẽ trở thành một kiệt tác của người Thầy đồng hành là chính Đức Kitô. Ngoài ra Đức Kitô còn là Đấng Trường Sinh cho những ai đón nhận và thi hành, là lương thực hằng ngày nuôi dưỡng bổ sức cho tâm hồn qua mỗi ngày chúng ta được rước Chúa vào lòng. Khi Chúa đã trở nên lương thực cho chúng ta rồi, Ngài cũng muốn chúng ta hãy đem chia sẻ cho người khác bằng sự hy sinh miệt mài. Và khi chiêm ngắm Đức Kitô trên Thập Giá ta đón nhận được sức mạnh của Chúa “Lạy Chúa, chỉ khi nhìn lên Thánh Giá con mới nhận được sức mạnh” và chỉ khi nào ta nhiệt tâm tìm Đức Kitô thì chính Ngài mới làm cho ta hạnh phúc thật sự.
Và Thập Giá của đời tu phải làm sao trở nên Thánh Giá của sự Phục Sinh. Muốn đạt được lý tưởng đó chúng ta không ngừng kiểm điểm bản thân và bắt đầu lại từ đầu. Mỗi lần tĩnh tâm là kiểm điểm lại con thuyền của lòng mình có về đúng hướng hay không? Nhìn theo gương Giêsu để kiểm điểm (2Cr 13,5). Đời sống đức tin là kiên trì sống trung thành với Tin Mừng và triệt để hoá trong lời Khấn để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Nếu chúng ta sống hời hợt trong đời sống đức tin giống như viên ngọc đựng trong bình sành chẳng đem lại gì cho chúng ta và những sự bất trung nho nhỏ dần dần kéo ta ra xa Chúa, xa Hội Dòng và giáo huấn của Hội Thánh, đó là tình trạng dở nóng dở lạnh, bình thường hoá tất cả, trạng thái ù lì, mà ta cho là bảo hoà tâm lý, thiếu kiên nhẫn, thiếu trung thực, thích hướng ngoại, những điều trên khác gì sống vội, sống dối, sống cho có sống chứ không sống cho ra sống. Chính từ vực thẳm của tâm hồn ta cần Chúa để được tha thứ nếu không có ơn Chúa thì sự dữ dễ dàng xâm nhập ta (Ga 15, 9-10).
Và chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ, Cha nhấn mạnh đến đức Khó nghèo. Bài Tin Mừng Chúa dạy đời này chỉ là tạm bợ không dính bén đến của cải vật chất, chúng ta hãy tìm kiếm của cải không mục nát, không tha hoá được, đó chính là tất cả những cử chỉ yêu thương, bác ái, hy sinh biết mở lòng ra với tha nhân. Câu chuyện “vị ẩn sĩ trong sa mạc” không dính bén đến của cải vật chất và sống cuộc sống nghèo trong sa mạc, Ông mua một thúng bột mì để làm bánh mì, bị con Chuột chia phần Ông đi kiếm con Mèo về nuôi để đuổi Chuột nhưng nuôi Mèo thì phải cho nó ăn thế là Ông mua con Bò sữa về để lấy sữa nuôi Mèo, nhưng Bò cũng phải ăn mới cho sữa thế là Ông mướn một Cô để cắt cỏ cho Bò ăn và cũng chính Cô là vợ của Ông sau này. Qua đó chúng ta thấy rõ ràng từ một người bỏ hết tất cả để sống cuộc đời nghèo khó cuối cùng lấy lại tất cả những gì đã mất mà còn hơn thế nữa.
Chúng ta luôn tích góp lại những gì đã mất mà còn lấy hơn, khấn Khó Nghèo cá nhân nhưng giàu tập thể bởi vì ta nghèo nhưng so với những người xung quanh ta giàu hơn họ vì nhà cao cửa rộng, vì nhu cầu tập thể mà cá nhân hưởng dùng, vì chúng ta làm ra mà chúng ta đâu có dùng bao nhiêu so với người đời, nếu không khéo ta sống rất là dư giả. Nói như thế, tinh thần nghèo khó nếu ta không cảnh tỉnh mỗi ngày thì ta dễ bị của cải lôi cuốn, sống trên của cải, mặc dầu sống nghèo nhưng tinh thần không có, trong khi đó có những người đang rách, đang đói ở bên ngoài. Chúa cho ta bàn tay, khối óc để làm đẹp cho xã hội. Điều mà Chúa và Giáo Hội muốn dạy chúng ta trong ngày hôm nay như lời Thánh Phaolô nói: “Hãy tìm kiếm thực tại trên Trời nơi mà Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa nơi đó là quê hương thật, là gia tài mà không có mối mọt ăn, đục khoét”.
Trong ngày Chúa Nhật tĩnh tâm, Cha Anrê Nguyễn Đức Quang Phó Bề Trên Đan viện Biển Đức Thiên Bình đã chia sẻ hai điểm chính: “Đối với tôi Đức Kitô là ai?”, “Niềm xác tín của ta như thế nào?”. Từ những câu hỏi trên mà Chị Em kiểm điểm đời sống trong những tháng ngày đã qua. Theo Cha giảng tĩnh tâm, là những người tu sĩ, cách riêng là nữ tu MTG, phải xác tín rằng đối với tôi Đức Kitô chính là: Đấng mang lại cả sự dịu ngọt lẫn đau khổ, là mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh, là người Thầy đồng hành, là nguồn trợ lực giúp đỡ ta trong mọi nơi mọi lúc để chia sẻ những ưu tư và trách nhiệm.
Mỗi người chúng ta là một hạt cát có một vị trí khác nhau nếu chúng ta biết ráp lại cùng nhau sẽ trở thành một kiệt tác của người Thầy đồng hành là chính Đức Kitô. Ngoài ra Đức Kitô còn là Đấng Trường Sinh cho những ai đón nhận và thi hành, là lương thực hằng ngày nuôi dưỡng bổ sức cho tâm hồn qua mỗi ngày chúng ta được rước Chúa vào lòng. Khi Chúa đã trở nên lương thực cho chúng ta rồi, Ngài cũng muốn chúng ta hãy đem chia sẻ cho người khác bằng sự hy sinh miệt mài. Và khi chiêm ngắm Đức Kitô trên Thập Giá ta đón nhận được sức mạnh của Chúa “Lạy Chúa, chỉ khi nhìn lên Thánh Giá con mới nhận được sức mạnh” và chỉ khi nào ta nhiệt tâm tìm Đức Kitô thì chính Ngài mới làm cho ta hạnh phúc thật sự.
Và Thập Giá của đời tu phải làm sao trở nên Thánh Giá của sự Phục Sinh. Muốn đạt được lý tưởng đó chúng ta không ngừng kiểm điểm bản thân và bắt đầu lại từ đầu. Mỗi lần tĩnh tâm là kiểm điểm lại con thuyền của lòng mình có về đúng hướng hay không? Nhìn theo gương Giêsu để kiểm điểm (2Cr 13,5). Đời sống đức tin là kiên trì sống trung thành với Tin Mừng và triệt để hoá trong lời Khấn để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Nếu chúng ta sống hời hợt trong đời sống đức tin giống như viên ngọc đựng trong bình sành chẳng đem lại gì cho chúng ta và những sự bất trung nho nhỏ dần dần kéo ta ra xa Chúa, xa Hội Dòng và giáo huấn của Hội Thánh, đó là tình trạng dở nóng dở lạnh, bình thường hoá tất cả, trạng thái ù lì, mà ta cho là bảo hoà tâm lý, thiếu kiên nhẫn, thiếu trung thực, thích hướng ngoại, những điều trên khác gì sống vội, sống dối, sống cho có sống chứ không sống cho ra sống. Chính từ vực thẳm của tâm hồn ta cần Chúa để được tha thứ nếu không có ơn Chúa thì sự dữ dễ dàng xâm nhập ta (Ga 15, 9-10).
Và chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ, Cha nhấn mạnh đến đức Khó nghèo. Bài Tin Mừng Chúa dạy đời này chỉ là tạm bợ không dính bén đến của cải vật chất, chúng ta hãy tìm kiếm của cải không mục nát, không tha hoá được, đó chính là tất cả những cử chỉ yêu thương, bác ái, hy sinh biết mở lòng ra với tha nhân. Câu chuyện “vị ẩn sĩ trong sa mạc” không dính bén đến của cải vật chất và sống cuộc sống nghèo trong sa mạc, Ông mua một thúng bột mì để làm bánh mì, bị con Chuột chia phần Ông đi kiếm con Mèo về nuôi để đuổi Chuột nhưng nuôi Mèo thì phải cho nó ăn thế là Ông mua con Bò sữa về để lấy sữa nuôi Mèo, nhưng Bò cũng phải ăn mới cho sữa thế là Ông mướn một Cô để cắt cỏ cho Bò ăn và cũng chính Cô là vợ của Ông sau này. Qua đó chúng ta thấy rõ ràng từ một người bỏ hết tất cả để sống cuộc đời nghèo khó cuối cùng lấy lại tất cả những gì đã mất mà còn hơn thế nữa.
Chúng ta luôn tích góp lại những gì đã mất mà còn lấy hơn, khấn Khó Nghèo cá nhân nhưng giàu tập thể bởi vì ta nghèo nhưng so với những người xung quanh ta giàu hơn họ vì nhà cao cửa rộng, vì nhu cầu tập thể mà cá nhân hưởng dùng, vì chúng ta làm ra mà chúng ta đâu có dùng bao nhiêu so với người đời, nếu không khéo ta sống rất là dư giả. Nói như thế, tinh thần nghèo khó nếu ta không cảnh tỉnh mỗi ngày thì ta dễ bị của cải lôi cuốn, sống trên của cải, mặc dầu sống nghèo nhưng tinh thần không có, trong khi đó có những người đang rách, đang đói ở bên ngoài. Chúa cho ta bàn tay, khối óc để làm đẹp cho xã hội. Điều mà Chúa và Giáo Hội muốn dạy chúng ta trong ngày hôm nay như lời Thánh Phaolô nói: “Hãy tìm kiếm thực tại trên Trời nơi mà Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa nơi đó là quê hương thật, là gia tài mà không có mối mọt ăn, đục khoét”.