Denver (CNA) – Hội Ân Xá Quốc Tế vẫn tỏ ra thách thức vể lập trường ủng hộ phá thai mặc dầu đã nhận được những chỉ trích khắp nơi vì đã quyết định rời bỏ lập trường cố hữu từ lâu vẫn đứng trung lập trong vấn đề phá thai.
Ân xá Quốc tế được thành lập năm 1961 do ông Peter Benenson, một người Công giáo tân tòng nay đã quá cố. Hội đã được các tổ chức và nhân vật Công giáo ủng hộ trong các chiến dịch của Hội nhằm chống lại sự hành hạ tra tấn và án tử hình. Trong quá khứ Hội cũng nhận được những lời khen ngợi vì không dính dáng trong suốt 50 năm qua đến vấn đề phá thai mà Hội coi là “ngoài thẩm quyền”.
Tuy nhiên, sau tiến trình tư vấn kéo dài hai năm, Hội quay ra quyết định rằng phá thai là một “nhân quyền”. Tiến trình này đã bị đa số trong 2.2 triệu thành viên cho là “có thành kiến”, “sai sót” và “thiên vị trong việc ủng hộ phá thai”.
Từ nay trở đi, Hội sẽ đẩy mạnh việc hợp pháp hóa phá thai trong 97 nước hiện đang coi phá thai là phạm luật. Quyết định của Hội sẽ chính thức phát động vào ngày 11 tháng 8 tại Mexico City, được Đức Hồng Y Renato Martino mô tả là phản bội sứ mạng của mình. Trong cuộc phỏng vấn của báo National Catholic Register ngày 14 tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y nói rằng khi ông Benenson thành lập Phong trào này thì đã ấn định sứ mạng rõ rệt là :”làm chứng nhân cho các quyền bất khả chuyển nhượng của mọi con người”, và con số đó bao gồm cả trẻ chưa ra đời.
“Làm tê liệt nền văn hóa cho tới tội ác phá thai là phần thiết yếu của nhóm vận động ủng hộ phá thai. Thật khó mà tin là Hội phải chịu nhượng bộ vì áp lực của nhóm vận động này. Nếu Hội cương quyết như vậy, ngài nói tiếp, các cá nhân và các cơ quan Công giáo phải đình chỉ sự ủng hộ của mình.”
Hồi đầu tháng này, Đức Giám mục William Skylstad, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa kỳ tuyên bố rằng chính sách mới của Ân xá Quốc tế “xói mòn uy tín lâu dài về luân lý của Hội, làm chệch hướng sứ mạng, chia rẽ các thành viên…và hủy hoại sự hỗ trợ của người trong nhiều nước, văn hóa và tôn giáo.”
Tại Canada, ông Neil McCarthy, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Công giáo Toronto, nói rằng chưa có chỉ thị từ trên xuống về việc chấm dứt ủng hộ, nhưng ông nói thêm là Ân xá Quốc tế “chắc không ngạc nhiên” về phản ứng của Giáo hội đối với việc Hội thay đổi chính sách.
McCarthy nói rằng :”Mạng sống thì thánh thiêng, và mặc dầu chắc chắn có những hoàn cảnh bi thương trên cõi đời này, nhưng phá thai vẫn là phá thai – bạn không thể là người được quyền lựa chọn trong các hoàn cảnh. Các ân nhân ủng hộ Hội sẽ phải đưa ra quyết định.”
Trước các yêu cầu liên tiếp của những người Công giáo, phát ngôn viên của Ân xá Quốc tế trên khắp thế giới đã phản ứng lại với thái độ thách thức công khai.
Trong thực tế, phó Tổng thư ký Ân xá Quốc tế là Kate Gilmore, đã giận dữ kết án Giáo hội Công giáo đã đưa ra những sự kiện thiếu trung thực.
“Chúng tôi đã đào sâu để thấy nỗi khổ đau của những người mà chúng tôi phải đáp ứng. Giáo hội Công giáo, qua sự trình bày sai lạc lập trường của chúng tôi về khía cạnh lựa chọn trong việc phá thai, đang đặt công tác nhân quyền vào thế nguy cơ.”
Gilmore nói rằng Ân xá Quốc tế bảo vệ quyền của Giáo hội khi đề cập đến các tín ngưỡng luân lý, nhưng “mục đích của chúng tôi kêu gọi tới luật pháp và quốc gia, không phải tới Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là đôi lúc cơ cấu thế tục của quyền con người mà Ân xá Quốc tế ủng hộ sẽ hội tụ khít khao với quan điểm của một số cộng đồng tôn giáo nào đó; đôi khi không được như vậy.”
Tại Canada, mặc dầu chi nhánh địa phương của Ân xá Quốc tế mất đi chừng 200 người bảo trợ, nhưng Cheryl Hotchkiss, một người vận động của Ân xá Quốc tế tại Ottawa, cải chính sự việc đó và nói “chúng tôi trong thực tế đã nhận được tiền ủng hộ của 25 người Công giáo vì công việc chúng tôi đang làm.”
Suzi Clark tại văn phòng quản trị ở London tiên đoán Ân xá Quốc tế “có thể được nhiều hơn là mất.” “Từ các phản hồi nhận được, chúng tôi hiểu là nơi một số quốc gia nhiều người đã gia nhập hơn vì sự ủng hộ của chúng tôi đối với quyền tính dục và sinh sản, bao gồm các phương diện chọn lựa để phá thai, số người này nhiều hơn là số bỏ ra đi để phản đối.”
Tại Hoa kỳ, phát ngôn viên Ân xá Quốc tế Suzanne Trimel nói rằng chi nhánh của Ân xá Quốc tế có 400 ngàn hội viên và chỉ có một dúm người – vào khoảng dưới 200 – đã bỏ đi ra” để phản kháng chính sách.
Gilmore bình luận về những nhà hoạt động Ân xá Quốc tế tại các quốc gia khác có hạn chế gắt gao về phá thai, như Balan và một số nước ở châu Mỹ Latinh, nói rằng những người này ủng hộ chính sách “với toàn tâm toàn ý.”
Bà cũng còn tuyên bố rằng Ân xá Quốc tế sẽ “có biện pháp tại Nigeria, nơi phụ nữ muốn phá thai có thể chịu phạt nặng nề, và tại những nước châu Mỹ Latinh có các phụ nữ dù bị bệnh tật đe dọa mạng sống cũng bị từ chối không cho phá thai..” Bà nói: “Chúng tôi có mặt để làm điều gì xét là đúng, bất kể điều đó không được lòng người hay có chuyện gì khác nữa.”
Ân xá Quốc tế được thành lập năm 1961 do ông Peter Benenson, một người Công giáo tân tòng nay đã quá cố. Hội đã được các tổ chức và nhân vật Công giáo ủng hộ trong các chiến dịch của Hội nhằm chống lại sự hành hạ tra tấn và án tử hình. Trong quá khứ Hội cũng nhận được những lời khen ngợi vì không dính dáng trong suốt 50 năm qua đến vấn đề phá thai mà Hội coi là “ngoài thẩm quyền”.
Tuy nhiên, sau tiến trình tư vấn kéo dài hai năm, Hội quay ra quyết định rằng phá thai là một “nhân quyền”. Tiến trình này đã bị đa số trong 2.2 triệu thành viên cho là “có thành kiến”, “sai sót” và “thiên vị trong việc ủng hộ phá thai”.
Từ nay trở đi, Hội sẽ đẩy mạnh việc hợp pháp hóa phá thai trong 97 nước hiện đang coi phá thai là phạm luật. Quyết định của Hội sẽ chính thức phát động vào ngày 11 tháng 8 tại Mexico City, được Đức Hồng Y Renato Martino mô tả là phản bội sứ mạng của mình. Trong cuộc phỏng vấn của báo National Catholic Register ngày 14 tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y nói rằng khi ông Benenson thành lập Phong trào này thì đã ấn định sứ mạng rõ rệt là :”làm chứng nhân cho các quyền bất khả chuyển nhượng của mọi con người”, và con số đó bao gồm cả trẻ chưa ra đời.
“Làm tê liệt nền văn hóa cho tới tội ác phá thai là phần thiết yếu của nhóm vận động ủng hộ phá thai. Thật khó mà tin là Hội phải chịu nhượng bộ vì áp lực của nhóm vận động này. Nếu Hội cương quyết như vậy, ngài nói tiếp, các cá nhân và các cơ quan Công giáo phải đình chỉ sự ủng hộ của mình.”
Hồi đầu tháng này, Đức Giám mục William Skylstad, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa kỳ tuyên bố rằng chính sách mới của Ân xá Quốc tế “xói mòn uy tín lâu dài về luân lý của Hội, làm chệch hướng sứ mạng, chia rẽ các thành viên…và hủy hoại sự hỗ trợ của người trong nhiều nước, văn hóa và tôn giáo.”
Tại Canada, ông Neil McCarthy, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Công giáo Toronto, nói rằng chưa có chỉ thị từ trên xuống về việc chấm dứt ủng hộ, nhưng ông nói thêm là Ân xá Quốc tế “chắc không ngạc nhiên” về phản ứng của Giáo hội đối với việc Hội thay đổi chính sách.
McCarthy nói rằng :”Mạng sống thì thánh thiêng, và mặc dầu chắc chắn có những hoàn cảnh bi thương trên cõi đời này, nhưng phá thai vẫn là phá thai – bạn không thể là người được quyền lựa chọn trong các hoàn cảnh. Các ân nhân ủng hộ Hội sẽ phải đưa ra quyết định.”
Trước các yêu cầu liên tiếp của những người Công giáo, phát ngôn viên của Ân xá Quốc tế trên khắp thế giới đã phản ứng lại với thái độ thách thức công khai.
Trong thực tế, phó Tổng thư ký Ân xá Quốc tế là Kate Gilmore, đã giận dữ kết án Giáo hội Công giáo đã đưa ra những sự kiện thiếu trung thực.
“Chúng tôi đã đào sâu để thấy nỗi khổ đau của những người mà chúng tôi phải đáp ứng. Giáo hội Công giáo, qua sự trình bày sai lạc lập trường của chúng tôi về khía cạnh lựa chọn trong việc phá thai, đang đặt công tác nhân quyền vào thế nguy cơ.”
Gilmore nói rằng Ân xá Quốc tế bảo vệ quyền của Giáo hội khi đề cập đến các tín ngưỡng luân lý, nhưng “mục đích của chúng tôi kêu gọi tới luật pháp và quốc gia, không phải tới Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là đôi lúc cơ cấu thế tục của quyền con người mà Ân xá Quốc tế ủng hộ sẽ hội tụ khít khao với quan điểm của một số cộng đồng tôn giáo nào đó; đôi khi không được như vậy.”
Tại Canada, mặc dầu chi nhánh địa phương của Ân xá Quốc tế mất đi chừng 200 người bảo trợ, nhưng Cheryl Hotchkiss, một người vận động của Ân xá Quốc tế tại Ottawa, cải chính sự việc đó và nói “chúng tôi trong thực tế đã nhận được tiền ủng hộ của 25 người Công giáo vì công việc chúng tôi đang làm.”
Suzi Clark tại văn phòng quản trị ở London tiên đoán Ân xá Quốc tế “có thể được nhiều hơn là mất.” “Từ các phản hồi nhận được, chúng tôi hiểu là nơi một số quốc gia nhiều người đã gia nhập hơn vì sự ủng hộ của chúng tôi đối với quyền tính dục và sinh sản, bao gồm các phương diện chọn lựa để phá thai, số người này nhiều hơn là số bỏ ra đi để phản đối.”
Tại Hoa kỳ, phát ngôn viên Ân xá Quốc tế Suzanne Trimel nói rằng chi nhánh của Ân xá Quốc tế có 400 ngàn hội viên và chỉ có một dúm người – vào khoảng dưới 200 – đã bỏ đi ra” để phản kháng chính sách.
Gilmore bình luận về những nhà hoạt động Ân xá Quốc tế tại các quốc gia khác có hạn chế gắt gao về phá thai, như Balan và một số nước ở châu Mỹ Latinh, nói rằng những người này ủng hộ chính sách “với toàn tâm toàn ý.”
Bà cũng còn tuyên bố rằng Ân xá Quốc tế sẽ “có biện pháp tại Nigeria, nơi phụ nữ muốn phá thai có thể chịu phạt nặng nề, và tại những nước châu Mỹ Latinh có các phụ nữ dù bị bệnh tật đe dọa mạng sống cũng bị từ chối không cho phá thai..” Bà nói: “Chúng tôi có mặt để làm điều gì xét là đúng, bất kể điều đó không được lòng người hay có chuyện gì khác nữa.”