Thử Bước Vào Thế Giới Công Giáo Ấn Độ



I. Quá Trình Lịch Sử Lâu Dài, Một Môi Trường Nhập Thể.

Ấn Độ có một lịch sử kỳ lạ nối kết mật thiết với địa lý của nó. Là vùng đất gặp gỡ giữa Đông và Tây, Ấn Độ luôn là chốn thiên đàng cho người nào muốn xâm lược, trong khi đồng thời tính cô lập tự nhiên và các tôn giáo của nó có một sức hút như nam châm. Ấn Độ vừa thâm nhập vừa thích ứng với các dân tộc đi vào theo lối đi qua núi của nó. Mặc kệ chuyện làm sao nhiều người Ba tư, Hy Lạp, dân du mục Trung Hoa, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Anh và những kẻ xâm lược khác theo đường họ đi, vẫn gần như không thay đổi, chiếm đất đai vương quốc Ấn Độ sau cuộc cướp phá của họ, và sống qua chiến công chinh phục và sụp đổ riêng của họ.

Luôn luôn, các triều đại của địa phương này được xây dựng trên nền tảng của một nền văn hóa, thiết lập vững chắc từ thời đoàn người xâm lăng đầu tiên, người Aryans, Tóm lại, chì vì Ấn độ luôn luôn là quá lớn lao, quá phức tạp, và có nền văn hóa quá tinh vi khó cho bất kỳ một đế quốc nào muốn thống trị nó lâu dài.

Cuộc Xâm Lăng Aryan và Nền Văn Minh Ấn Hà: Harappa và Mohenjodaro (3000 TCN)

Thật cho hàm hồ bất ngờ cho xứ sở, khi phát hiện ra nền văn minh cổ nhất ở Ấn Độ. Đúng nghĩa từng chử là đã xảy ra chuyện không thể ngờ được. Các kỹ sư Anh bận rộn xây dựng một đường xe lửa giữa Karachi và Punjab, và họ tìm thấy các viên gạch nung lò, doc theo lối đi vạch ra. Lúc đó người ta coi phát hiện này chỉ như hơn là chuyện tò mò một chút, nhưng về sau trong thập niên 1920 các nhà khảo cổ đã xem lại di chỉ và xác định rằng các hòn gạch có tuổi hơn 5000 năm về trước.

Chắng bao lâu sau đó hai thành phố quan trọng đã được phát hiện: Harappa bên sông Ravi và Mohenjodaro bên sông Indus. Nền văn minh dùng đến gạch, một trong nhưng nền văn minh cổ nhất thế giới, được biết đến là văn minh Indus. Chúng đã có ngôn ngữ nói và viết rất phức tạp. Có niên đại từ 3000 năm trước Công Nguyên, nền văn minh đó bắt nguồn ở phía nam và chuyển lên phía Bắc, xây cất các thành phố phức hợp, có trù liệu theo toán học. Một số trong các thành phố này khoảng gần ba dặm đương kính và chứa nhiều đến 30.000 người.

Các thành thị này có kho lẫm, thành quách và cả những nhà vệ sinh gia đình. Tại Mohenjodaro, một kênh dài một dặm nối thành phố với biển, và các tàu buôn đi xa tới Mesopotamia. Lúc ở đỉnh cao, văn minh Indus trải rộng trên nột nửa triệu dặm vuông vượt qua thung lũng sông Indus, và dù nó tồn tại đồng thời với các nền văn minh Ai Cập và Sumer, nó còn kéo dài lâu hơn các nền văn minh kia.

Nhóm đầu tiên xâm lặng Ấn Độ là người Aryans, là những người đến từ phía Bắc vào khoảng 1500 trước Công Nguyên. Người Aryans đem theo họ các truyền thống văn hóa mạnh mẽ mà cho đến nay vẫn còn mạnh mẽ lạ lùng. Họ nói và viết bằng thứ tiếng được gọi là tiếng Phạn (Sanscrit). Tiếng này về sau được dùng trong những văn kiện đầu tiên trong các sách Vệ Đà. Dù là chiến binh và người đi chinh phục, các người Aryan đều sống dọc theo giòng Indus, và giới thiệu họ tiếp xúc với hệ thống đảng cấp (caste) và lập ra căn bản cho các tôn giáo Ấn độ. Người Aryans cự ngụ ở miền Bắc chừng 700 năm, rồi di chuyển hơn nữa xuống phía Nam và Đông, khi họ phát triển các công cụ và vũ khí bằng sắt. Cuối cùng họ định cư ở thung lũng sông Hằng (Gange) và xây dựng các vương quốc lớn hầu như khắp nơi thuộc miền Bắc Ấn Độ.

Cuộc Xâm Lăng của Người Ba Tư – Hy Lạp (500 TCN)

Cuộc xâm lăng lớn thứ hai vào Ấn Độ xảy ra khoảng 500 năm trước Công Nguyên, khi các vua Ba Tư, Cyrus và Darius, đẩy đế quốc của họ về hướng Đông, chinh phục vùng sông Ấn (Indus) từng được trân trọng. So sánh với người Aryans, thì ảnh hưởng Ba Tư chỉ là ngọai biên hời hợt, có lẽ vì họ chỉ có thể chiếm miền này trong một thời kỳ tương đối ngắn khoảng 150 năm. Đến lượt người Ba Tư bị người Hy Lạp chinh phục, dưới triều Alexander Đại Đế. Nhà vua này quyét suốt qua xứ sở xa mãi đến tận sông Beas. Ở nơi đó ông đánh bại Porua và một đoàn quân có hai trăm thớt voi năm 326 trước Công nguyên. Nhà chinh phục có đặc sủng, không biết mệt mỏi muốn mở rộng đế quốc xa hơn nữa về phía Đông, nhưng quân riêng của ông (chắc chắn bị kiệt sức) không chịu tiếp tục. Alexander trờ về nhà, và bỏ lại sau các trạm đồn lũy giữ cho các đường buôn bán luôn mỡ rộng.

Trong khi người Ba Tư và Hy Lạp khuất phục thung lũng song Indus và phía Tây Bắc, thì cac vương quốc dựa trên nền tảng Aryan tiếp tục phát triển về phía Đông. Vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên, Siddhartha Gautama lập ra Đạo Phật, một công trình có ảnh hưởng sâu xa đến tư tưởng nhân loại vẫn được nhiều người trên thế giới gắn bó. Khi phạm vi Hy Lạp vì trải rộng quá phải suy đồi, một vị vua được biết là Chandragupta quyết trở lại qua đất nước từ Magadha (Bihar), và chinh phục con đường đến A Phú Hãn.

Triều Đại Maurya: Ashoka

Đấy là thời khởi đầu một trong những triều đại lớn nhất của Ấn Độ, triều Maurya. Dưới thời vị vua Ashoka (268-31 trước Công nguyên), đế quốc Marya chinh phục gần như toàn thể tiểu lục địa, mở rộng xa hơn nữa về phía Nam đến Mysore. Tuy nhiên, khi Ashoka chinh phục Orissa, quân đội của ông đổ quá nhiều máu đến nỗi nhà vua tỏ lòng sám hối, từ bó chiến tranh mãi mãi và trở lại theo Phật Giáo. Ông tỏ ra là một nhà truyền giáo cũng nhiệt thành như ông từng là một nhà chinh phục. Ashoka đem Đạo Phật đến nhiều nơi thuộc miền Trung Á. Nền cai trị của ông là đỉnh cao của đế quốc Maurya, và nó chỉ suy sụp 100 năm sau khi ông chết.

Sau khi chuyển giao triều đại Maurya, các miền mà ông chinh phục phân tán thành một bức họa nhiều màu sắc vương quốc và triều đại nhỏ hơn. Người Hy Lạp trở lại ngắn ngủi vào năm 150 trước Công nguyên, và chinh phục miền Punjab. Vào lúc này Phật Giáo trở thành quá nhiều ảnh hưởng, đến nỗi vua Menander từ bỏ đền thờ thần Hy Lạp và chính ông trở nên một Phật tử.

Các vương quốc địa phương được hưởng nền tự trị tương đối trong suốt mấy trăm năm tiếp theo, và thỉng thoảng chiến đấu (và thường thua) với những người xâm lăng từ phương Bắc và Trung Hoa. Những kẻ này đến và đi, giống như gió mùa. Không như người Hy Lạp, người Rôma không hề hướng về Ấn Độ và thay vào đo muốn mở rộng về phía Tây.

Triều Đại Gupta: Chandragupta

Năm 319 sau Công nguyên, Chandragupta II thiết lập triều đại Gupta. Đế quốc này chinh phục và củng cố toàn miền Bắc và mở rộng xa về Nam đến các núi non Vindya. Khi triều Gupta suy tàn, thì thời hoàng kim của sáu vương quốc đang phát triển và tách biệt tiếp theo, và vào thời này một số trong các đền thờ lạ thường nhất tại Ấn Độ được xây dựng tại Bhubaneshwar, Konarak, và Khahurajo. Đó là thời gian tương đối ổn định và các phát triển văn hóa thế hiện trên mọi mặt trong cả mấy trăm năm, cho đến buổi bình minh thời đại Hồi giáo.

Cuộc Chinh Phục Của Hồi Giáo (700 -1800 CN)

Các nhà buôn bàn Ả Rập đã thăm bờ phía Tây từ năm 712, nhưng không phải đến năm 1001, thế giới Hồi giáo mới bắt đầu làm cho chính mình dược người ta cảm thấy khắt khe. Vào năm đó các đội quân Ả Rập quyét xuống ngả đèo Khyber và lướt như một cơn bão. Được hướng dẫn bởi Mahmud ở Ghazi, họ tấn công cách hai năm một lần, trong đúng 26 năm. Mỗi lần họ đều trở về nhà và bỏ lại sau họ các thành phố bị tan nát, các quân đội vị bị tàn sát và có lẽ một dân số bản địa rất cáu kỉnh. Rồi họ ít hay nhiều biến mất sau những miền núi non trong gần 150 năm, và một lần nữa Ấn Độ trở lại theo con đường của họ.

Trào Lưu Hồi Giáo Tại Ấn Độ.

Nhưng các người Hồi biết Ấn Độ vẫn ở đó, và chờ đợi tài sản của cải giàu sang của nó. Họ trở lại năm 1192 dưới triều đại Mohammed ở Ghor, và lần này họ chủ ý muốn nói gì. Các đội quân của Ghor để lại tan hoang cho các đền chùa Phật ở Bihar, và khoảng năm 1202, ông đã chinh phục các vương quốc Ấn Độ hùng mạnh nhất dọc theo sông. Khi Ghor chết năm 1206, thì một trong các tướng của ông, Qutb-ud-din, cai trị xa về phía Bắc từ trào Hồi vương Delhi, trong khi đa số miền Nam Ấn Độ thoát khỏi kẻ xâm lăng. Các vua Turkish cai trị phần thủ đắc của Hồi giáo cho đến năm 1397, khi người Mongol xâm lăng dưới thời Timur Lang (Tamerlane) và phá hoại toàn vùng. Một sử gia viết rằng quân đội Tamerlane đánh Delhi bằng tốc độ chớp nhoáng có ý thoát mùi hôi thối của các tử thi đang thối rữa mà chúng bỏ lại phía sau.

Ấn Độ Hồi Giáo tan tành sau các phá hoại tàn nhẫn Timur Lang để lại tại Ấn Độ, và mỗi người là người hùng cho chính mình. Tuy nhiên, điều này mau thay đổi năm 1527, khi quân vương Mughal (Tiếng Mongol đối với người Ba Tư) là Babur lên nắm quyền.

Babur là một nhà cai trị phức tạp, được soi sáng từ Kabul. Ông thích thơ văn, lam vườn và sách vở. Ông còn viết nhiều bài luân văn văn hóa về người Ấn độ mà ông chinh phục và ghi chú về các thực vật và động vất địa phương Các hoàng thân A Phú hãn ở Ấn Độ cầu cứu ông năm 1526, và ông chinh phục miền Punjab, và nhanh chóng khắng định đòi hỏi của riêng ông về họ bằng cách lấy Dielhi. Đó là nền tảng cho triểu đại Mughal, vì sáu vị hoàng đế bao trùm ảnh hưởng lớn lao nhất trong tất cả các triều đại Hồi giáo tại Ấn Độ.

Babur chết năm 1530, bỏ lại một người con cay nghiệt và vô tich sự là Humayun. Tuy nhiên con trai riêng của Humayun, Akbar, lại là nhà cai trị Mughal vĩ đại nhất trong tất cả. Không giống như ông nội, Akbar là một chiến binh hơn một học giả. Ông đã mở rộng đế quốc xa xuống phía Nam tới sông Khrishna. Akbar khoan dung cac tôn giáo địa phương và cưới một công chúa Ấn Độ, lập ra một truyền thống chấp nhận văn hóa. Cính điều ấy đóng góp lớn lao cho thành công của chế độ cai trị Mughal. Năm 1605, Akbar được Shah Jahan lên kế vị năm 1627.

Mắc dù dùng nhiều thời gian khuất phục các vương quốc xuống đến phía Nam, Shah Jalam bỏ lai sau nhiều đền đài đồ sộ của đế quốc Mughal, kể cả Taj Majal (ngôi mộ yếu thích của vợ ông), Thánh Đương Hồi Giáo Hòn Ngọc, Thánh Đường Hồi giáo Hoàng Gia và Pháo Lũy Đỏ. Các chiến dịch của Shah Jahan ở phía Nam và ông có đam mê việc kiến trúc thái quá cần thiết có thêm các thuế má, gây khốn khổ cho tngười dân ông, và trong bối cảnh này, con ông là Aurungzebe bắt ông bỏ tù, và giành hết quyền bính cho chính mình năm 1658.

Không giồng các tiền nhiệm, Aurungzebe muốn phá tận gốc rễ các truyển thống bản địa. Tính bất khoan dung của ông mau chóng gây ra cuộc kháng cự dữ tợn của địa phương. Mặc dù ông mở rộng đế quốc bao gồm gần toàn miền Nam lục địa, ông không hề hoan toàn chinh phục được người Mahratta miền Deccan, vì họ chóng cự ông cho đến lúc ông chết năm 1707. Tính ương bướng của người Mahrattas nẩy sinh một hình ảnh truyền thuyết về Shivagi, một biểu tượng kháng cự và lòng ái quốc của người Ấn Độ. Ba con trai của Aurungzebe tranh giành nối ngôi kế vị và đế quốc Mughal sụp đổ, ngay lúc người châu Âu bắt đầu thao luyện các bắp thịt chủ nghĩa đế quốc của họ.

Người Phương Tây Đến Ấn Độ

Người Bồ đã buôn bán ở Goa thật sớm từ năm 1510 và sau này thiết lập ba thuộc địa ở bờ biển phía Tây là Diu, Bassein và Mangalore. Năm 1610, người Anh đánh đuổi một đội hải hành người Bồ, và Công Ty Đông Ấn lập một tiền trạm ở Surat. Tiền trạm nhỏ bè này đánh dấu bước bắt sự có mặt đáng chú ý, vì nó sẽ kéo dài hơn 300 năm và cuối cùng thống trị toàn thế tiếu lục địa. Một khi có mặt tại Ấn Độ, người Anh bắt đầu cạnh tranh với người Bồ, Hòa Lan và Pháp. Qua chiến đấu thằng thừng vào khéo léo liên minh với các hoàng thân của địa phương, Công ty Đông Ấn nắm được quyền kiểm soát tất cả việc buôn bàn ở Ấn Độ khoảng năm 1769.

Làm thế nào một đảo quốc nhỏ bé, xa cả hàng nghìn dặm tới chỗ quản lý một lãnh thố to lớn, có 300 triệu người là một trong những cảnh tượng vĩ đại của lịch sử. Một nhiệm vụ xem chừng bất khả, đã đưọc thực hiện qua một hệ thống hữu hiệu và có tổ chức cao gọi là các hòa ước Raj và những thỏa thuận ký với các hoàng thân bản xứ. Công Ty dần dần tăng gia vai trò kiểm soát của mình trong các công việc của địa phương Các Raj giúp xây dựng hạ tầng cơ sở, và huấn luyện người bản địa cho việc quân sự của mình, măc dù trên nguyên tắc để phòng vệ chính Ấn Độ. Năm 1784 một vụ xúc phạm về tài chính trong Công ty. Điều này cảnh giác các nhà chính trị Anh và Hoàng Gia nắm quyền kiểm soát một nửa Công Ty, và quyền lực bắt đầu chuyển sang tay nhà vua.

Năm 1858, một tiếng đồn thổi lan rộng giữa các binh lính Ấn Độ rằng người Anh đang bôi sung ống của họ bằng mỡ bò và lợn, con vật linh thiêng trước kia đối với tín đồ Ấn Giáo, nhưng giống vật này là những vật dơ bẩn đối với người Hồi giáo.Cuộc nổi loạn kéo dài một năm chống Anh diễn ra sau đó. Mặc dù Cuộc Binh Biến của Ấn Độ không thành công, nó đã mau chóng khiến chính quyền Anh nắm toàn quyền kiểm soát các quyền lợi của Anh tại Ấn Độ năm 1858, và cuối cùng thiết lập một chế độ đế quốc không có khe hở. Đòi chỉ quân tâm đến việc buốn bán, Raj mở rộng vững chắc ánh hướng của mình cho đến khi chính các hoàng thân cai quản đích danh mà thôi.

Việc chuyển giao vương quyền (Raj) phần nào là một kết quả thành công đáng chú ý. Nó dành được quyền kiểm soát xứ sở bằng cách nhìn nó như một nguồn lợi nhuận. Hạ tầng cơ sở đã được phát triển, việc cai quản được thiết lập, và một cơ cấu cai trị trọn vẹn đã xuất hiện. Ấn Độ đã trở nên một doanh nghiệp có lợi, và người Anh không thích cho dân chúng Ấn Độ bất cứ một quyền lực nào trong một hệ thống mà họ xem là thành tựu riêng của họ. Người Ấn Độ không trân trọng điều đó lắm, và khi bắt đầu thế kỷ XX lóe sang thì có những phng trào ngày càng tăng đời quyền tự trị.

Vấn Đề Độc Lập Của Tiểu Lục Địa Ấn Độ

Cùng với ước muốn độc lập, thì những căng thẳng giữa người Ấn và Hồi cũng gia tăng theo năm tháng. Người Hồi luôn luôn là một thiểu số, và viễn tượng về một chính phủ chỉ có Ấn Độ làm cho họ cảnh giác về nền độc lập ấy; họ có xu hướng không tin quyền cai trị của người Ấn, khi họ phải kháng cự chủ quyền (Raj). Năm 1915, Mohandas Karamchand Gandhi xuất hiện trên sân khấu, và kêu gọi hai nhóm thống nhất thực thi quyền lãnh đạo lạ lung ấy, thứ quyền đó cuổi cùng nhắm đưa quốc gia đến độc lập.

Tác dụng sâu xa Gandhi tạo nên đối với Ấn Độ và khả năng giành quyền độc lập của ông, qua phong trào quần chúng hoàn toàn bất bạo động, đã làm ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo đáng chú ý mà thế giới từng biết đến. Ông lãnh đạo bằng gương mấu, mặc áo nội hóa nhắm làm suy yếu cộng nghệ vải sợi của Anh, và điều hợp nhịp nhàng cuộc diễn hành ra biển, ở nơi đó các người biểu tình tiến hành làm muối riêng cho họ, để phản đối chống lại độc quyền của người Anh. Người Ấn Độ gọi tên ông là Mahatma, Một Vĩ Nhân. Người Anh hứa họ sẽ rời bỏ Ấn Độ khoảng năm 1947.

Nền độc lập đến với giá cao. Trong khi ông Gandhi đang lãnh đạo một phong trào đông đảo người Ấn, thì ông Mohammed Ali Jinnah lại đứng trước một phong trào Hồi Giáo, qua nhóm Hồi giáo gọi là Liên Đoàn Hồi giáo, bênh vực việc chia tách Ấn Độ làm hai quốc gia riêng biệt: Ấn Giáo và Hồi Giáo, và ông có thể hoàn thành mục tiêu đó của ông. Khi người Anh bỏ đi, họ lập ra các quốc gia riêng biệt là Pakistan và Bangladesh (được biết thời đó là Đông Pakistan). Và bạo lực bùng lên khi những người thiếu số Hồi giáo và Ấn giáo bị bỏ quên trong nhiều khu vực, chạy trốn ngược chiều nhau. Chỉ trong mấy tuần, một nửa triệu người đã chết trong khi diễn ra cuộc di cư lớn lao nhất của con người trong lịch sử thế giới. Ông Gandhi đang già nua hứa ăn chay cho đến khi bạo động chấm dứt. Chính lúc đó xảy ra, thì sức khỏe của ông bị đe dọa nghiêm trọng. Đồng thời người Anh trở lại và giúp phục hồi trật tự. Ngoại trừ Kashmir, vì nơi này vẫn còn là khu tranh chấp (và hiện nay không an toàn cho các du khách), việc phân chia được ổn định.

Không biết di sản chính trị Kashmir còn kéo dài đến bao giờ, vì chính lãnh thổ đó gần như định kỳ gây thổn thức và thiệt hại cho tình hình ổn định của dân cư trong vùng đất này.

Nền Độc Lập Của Ấn Độ

Lịch sử Ấn Độ, từ khi độc lập đã đáng chú ý do việc thiếu thống nhất và những thời kỳ nhập nhằng có xáo động thực sự. Năm 1948, vào đêm trước ngày độc lập, Gandhi bị mọt người Ấn giáo cuồng tín ám sát. Một cánh tay mặt của ông, ông Jawarhalal Nehru, trở thành Thủ Tướng đầu tiên của Ấn Độ. Nehru là một nhà lãnh đạo thành công, lèo lái quốc gia non trẻ qua giai đoạn hòa bình. Thời ký đó trái hẳn với thời cầm quyền của Lal Bahadur Shastri. Chính ông này đánh với Pakistan, sau khi nước này xâm lược hai vùng của Ấn Độ. Shastri chết năm 1966, chỉ mới sau 20 tháng nắm quyền, và ông được người con gái của ông Nehru, là bà Indira Gandhi, kế vị.

Với tên Gandhi (dù không có họ hàng với Mahatma), Indira là một nhà lãnh đạo có uy quyền, không thể tranh giành được, và phe đối lập vẫn bỏ qua được, cho đến khi bà lạm dụng quyền bính bằng cách đàn áp báo chí. Khi phe chống đối đang lên, bắt đầu đe dọa quyền bính của bà, thì bà gọi tình trạng khẩn cấp và tiếp tục cải cách quốc gia, thực sự làm nên một số thay đổi kinh tế và chính trị tích cực, dù các chiến thuật có thể có vấn đề. Chính sách không được lòng dân nhất của bà là triệt sản cưỡng bách, và cuối cùng bà bị Morarji Desai của Đáng Jenata đánh bại tại các thùng phiếu năm 1977. Tuy nhiên, Bà giành lại quyền bính năm 1979, nhưng về sau bà bị một tay khủng bố người Sikh ám sát năm 1984. Măc dù khí hậu chính trị của Ấn Độ vẫn gây phân ly, quốc gia này đã đạt được tính trạng ổn định rõ ràng trong những năm mới đây. Ngày nay, Ấn Độ dường như thanh thản thể hiện tiềm năng của mình là một cường quốc kinh tế quốc tế.

Mới đây nhất, theo tin BBC ngày 27/7/2007, bà Pratibha Patil sẽ trở thành nữ tổng thống Ấn độ đầu tiên được bầu chọn trong một cuộc tuyển cử toàn diện. Bà Patil, 72 tuổi, chiếm gần hai phần ba tổng số phiếu bầu, các quan chức Ấn độ cho biết. Bà là cựu thống đốc bang Rajasthan ở miền Bắc Ấn độ. Bà gọi chiến thắng của mình là "chiến thắng của nhân dân.". Bà được lãnh đạo quốc hội Sonia Gandhi ủng hộ nhưng vẫn bị một số nhân vật đối lập và báo chí chỉ trích.

II. Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ

Là một địa phương có quá trình lịch sử phức tạp lâu dài. Giáo Hội Công Giáo Ấn độ thật đa dạng và phức tạp, như chính lịch sử của nó. Giáo hội đó có ba giáo đoàn theo nghi thức phụng vụ khác nhau tuy cùng có một đức tin Công Giáo, Duy Nhất và Tông Truyền: (1) Lễ Nghi La Tinh, (2) Lễ Nghi Syro-Malabar và (3) Lễ Nghi Syro-Malankara. Mỗi giáo đoàn có các tổng giáo phận và giáo phận riêng được tổ chức như sau:

A. Giáo Đoàn Theo Lễ Nghi La tinh

Các Tổng Giáo Phận: Agra, Bangalore, Bhopal, Bombay, Calcutta, Cuttack-Bhubaneswar, Delhi, Gandhinagar, Goa and Daman, Guwahati, Hyderabad, Imphal, Madras-Mylapore, Madurai, Nagpur, Patna, Pondicherry-Cuddalore, Raipur, Ranchi, Shillong, Trivandrum, Verapoly, Visakhapatnam.(23)

Các Giáo Phận:Agartala, Ahmedabad, Aizawl, Ajmer, Allahabad, Alleppey, Ambikapur, Amravati, Asansol, Aurangabad, Bagdogra, Balasore, Bareilly, Baroda, Baruipur, Belgaum, Bellary, Berhampur, Bettiah, Bhagalpur, Bongaigaon, Buxar, Calicut, Chikmagalur, Chingleput, Cochin, Coimbatore, Cuddapah, Daltonganj, Darjeeling, Dharmapuri, Dibrugarh, Dindigul, Diphu, Dumka, Eluru, Gulbarga, Gumla, Guntur, Gwalior, Hazaribag, Indore, Itanagar, Jabalpur, Jaipur, Jalandhar, Jalpaiguri, Jammu-Srinagar, Jamshedpur, Jashpur, Jhabua, Jhans, Kannur, Karwar, Khammam, Khandwa, Khunti, Kohima, Kottapuram, Kottar, Krishnagar, Kumbakonam, Kurnool, Lucknow, Mangalore, Meerut, Miao, Muzaffarpur, Mysore, Nalgonda, Nashik, Nellore, Neyyattinkara, Nongstoin, Ootacamund, Palayamkottai, Port Blair, Punalur, Poona (Pune), Purnea, Quilon, Raiganj, Raigarh, Rourkela, Salem, Sambalpur, Shimoga, Simdega, Simla-Chandigarh, Sindhudurg, Sivagangai, Srikakulam, Tezpur, Thanjavur, Tiruchirapalli, Tura, Tuticorin, Udaipur, Varanasi, Vasai, Vellore, Vijayapuram, Vijayawada, Warangal.(98)

B. Giáo Đoàn Theo Lễ Nghi Syro-Malabar

Tổng Giáo Phận: Changanacherry, Ernakulam-Angamaly, Kottayam, Tellicherry, Trichur.(5)

Giáo Phận: Adilabad, Belthangady, Bijnor, Chanda, Gorakhpur, Idukki, Irinjalakuda, Jagdalpur, Kalyan, Kanjirapally, Kothamangalam, Mananthavady, Palai, Palghat, Rajkot, Sagar, Satna, Thamarasserry, Thuckalay, Ujjai. (20)

C. Giáo Hội Lễ Nghi Syro-Malankara

Tổng Giáo Phận: Tiruvalla, Trivandrum (2)

Giáo Phận: Bathery, Marthandom, Muvattupuzha (3).

Như thế tổng số thực sự các Tổng giáo phận và Giáo phận gồm có:

(23+98+5+20+2+3) = 207 đơn vị mục vụ công giáo, trong đó có 30 Tồng giáo phận và 177 giáo phận.

1. Tổng Giáo Phận Pondichery-Cuddalore

Với diện tích đất là 11.348 cây số vuông, Tổng Giáo Phận Pondicherry-Cuddalore trải rộng trên các quận dân sự Pondicherry và Karaikal của Lãnh Thổ Liên Hiệp Pondicherry (Union Territory) và các quận dân sự Cuddalore vá Vilupuram của bang Tamil Nadu.Năm 2001, toàn thể diện tích khụ vực này là 6.151.891. Các nhóm dân tộc trong lãnh thổ là người Tamil và Pháp.

Đơn vị tiền phong của Tổng Giáo Phận là Phái Bộ Truyền Giáo Carnatic, bắt đầu khoảng năm 1700. Phái Bộ Truyền Giáo này cũng được biết dưới tên "Phái Bộ Truyền Giáo Bờ Biển Coromandel - Mission of the Coromandel Coast" vả cũng là "Phái Bộ Truyền Giáo Malabar - Malabar Mission".

Trước khi thành lập Phái Bộ Carnatic năm 1700, các linh mục Dòng Tên của Phái Bộ Madurai. nhất là, St. John de Britto, đến Vương Quốc Gingee sau năm 1660 và truyền giảng Tin Mừng lên đ1ên tận Sông Palar, phía Nam Madras. Một số tu sĩ thuộc nhiều dòng tu khác nhau cũng trông coi các trung tâm buôn bán trên khu vục bờ biển như Cuddalore và Porto Novo. Các cha dòng Capuchin người Pháp cư ngụ đầu tiên tại Pondicherry năm 1674 và các tu sĩ Dòng Tên người Pháp năm 1689. Người Hòa Lan xua đuổi tất cả các tu sĩ đi khỏi Pondicherry năm 1693. Họ chỉ có thể trở lại năm 1699.

Biên giới của Phái Bộ Truyền Giáo Carnatic là như sau: ở phía Nam và phía Tây là Sông Pennaiyar, ngoài đó nữa là Phái Bộ Madurai và Phái Bộ Mysore; ở phía Đông, vịnh Bengal, không kể vùng quanh San Thome, và ở phía Nam, Karnool, kể cả các khu vực sông Krrishna và Godavari gần bãi biển.

Các cuộc chiến tranh thế kỷ 18, những di tích đỗ nát ở Pondicherry năm 1761 và việc bãi bỏ Dòng Tên năm 1773, đã ảnh hưởng đến Phái Bộ Carnatic rộng lớn.

Năm 1776, các linh mục Dòng Tên người Pháp được các cha MEP thay thế ở các dòng tại Rôma. Măc dù là người của các thừa sai mới này có toàn quyền tài phán, vị Giám mục đã không được ban danh hiệu “Đại Diện Tông Tòa”. Nhưng chỉ là “Bề Trên Các Phái Bộ Miền Duyên Hải Coromandel”. Rôma liên tiếp dành cho ngài quyền tài phán trên các phái bộ khác, trong các khu vực Madurai, Coimbatore và Mysore, từng bị tác động do việc Dòng Tên bị hủy bỏ. Như thế khoảng năm 1880, khu Phái Bộ Carnatic trở nên bao la bát ngát, mà thiếu người làm việc.

Phái Bộ Carnatic được tái tổ chức, khi các Giáo Phận Đại Diện Tông Tòa được lập ra: Giáo phận Madras năm 1832, Madurai năm 1836-46, và các giáo phận Visakapattnam, Mysore và Coimbatore năm 1845-1850.

Pondicherry trở nên Giáo Phận Đại Diện Tông Tòa của Phái Bộ Bờ Biển Coromandel ngày 1/9/1836 với Đức Ông làm Đại Diện Tông Tòa đầu tiên. Vị Đại Diện Tông Tòa này được nâng lên Tổng Giám Mục ngày 7/6/ 1887, với Đức Ông Louaenan làm Tổng Giám Mục thứ nhất.

Sau đó, cac đơn vị phân chia nhỏ nữa của tổng giáo phận diễn ra, qua việc lập ra giáo phận mới Kumbakonam năm 1899 và Salem năm 1930. Trong việc Rôma tổ chức lại giáo phận năm 1969, Kancheepuram và Madurantakam Taluks của Quận Chingleput được chuyển sang Tổng Giáo Phận Madras-Mylapore và miền Tiruvannamalai Taluk sang giáo phận Vellore.

Khi mở rộng đến Lãnh Thổ Liên Hiệp Pondicherry (Union Territory) và Quận Nam Arcot của bang Tamil Nadu, thì Tồng Giáo Phận Pondicherry đựợc Rôma ban danh hiệu mới là “Tổng Giáo Phận Pondicherry-Cuddalore" ngày 7/8/1953.

Thu nhập đầu người trong lãnh thổ tổng giáo phận là 22.089 rupi (khoảng 490 đôla Mỹ). Công nghiệp quan trọng là trồng lúa gạo, du lịch, đánh cá, đồ uống có chất rượu, dược phẩm và vải sợi

Ngôn ngữ được dung trong lath thổ là Tail, Anh, Anh. Tỷ lệ biết đọc biết chữ là 69 4%. (Cập nhật cuối cùng ngày 23/3/2006).

Tình hình

Trong năm 2004-2005, Tổng Giáo Phận Pondicherry-Cuddalore có 355. 572 người Công Giáo, chiếm 5,77 % của chừng 6.152.000 người trong lãnh thổ. Tổng Giáo Phận có 90 giáo xứ và 692 trạm truyền giáo. Có 79 cán bộ giáo hội toàn thời gian và 64 giáo lý viên. Số rửa tội là 4.719 người.

Các tôn giáo khác trong tổng giáo phận gồm có Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Đạo Jaina và Đạo Sikh. Theo kiểm tra năm 2001, lãnh thổ có 5.623. 081 tín đồ Ấn Giáo (91,4%), 259.744 Hồi Giáo (4,2%), 7.328 tín đồ Jaina (0,12%), 683 tín đồ Sikh (0,01%) và 339 Phật giáo (0,006%).

Tổng Giám mục Antony Anandarayar sinh ngày 18/7/1945, tại Varadarajanpet trong giáo phận Kumbakonam. Ngài được truyền chức linh mục ngày 21/12/1971 và trở nên Giám Mục Ooty ngày 29/1/1997. Giám mục Anandarayar về sau nhiệm chức Tổng Giám Mục Pondicherry-Cuddalore ngày 5/7/2004.

Địa chỉ: Archbishop's House, P.B. No.193, 206, Cathedral Street, Pondicherry - 605 001 India.

Đt: (91) 413-2334748/2339911

Fax: (91) 413-5201503

Email: archbishoppondicherry@yahoo.co.in

Quản Nhiệm

Từ 1776 đến 2004, có 21 vị thường quyền quản trị Tổng Giáo Phận.

Tổng Đại Diện: Đức Ông P. Antonysamy

Chưởng Ấn: Cha Jayaraj L. Maguimey

Bí Thư: Cha Susairaj

2. Tổng Giáo Phận Mylapore

Giáo phận cổ kinh Mylapore do Đức Giáo Hoàng Paolô VI thành lập ngày 9/11606. Giáo phận tông tòa Madras được lập nên ngày 4/7/1832, và được khẳng định ngày 25/4/1834. Giáo phận tông tòa này được nâng lên Tòa Tổng Giám mục ngày 1/9/1886. Giáo phận Mylapore ngay từ đầu là ở dưới quyền Bảo Trợ (Padroado) Bồ Đào Nha, và năm 1950 chuyển sang cho quyền tài phán của Bộ Truyền Bá Đức Tin.

Theo Hiến chế Tông Tòa Ex- Primaevae Ecclesiae ngày 13/1/1952, một phần Tổng giáo phận Madras và Giáo phận Mylapore đưọc chia cắt. Từ phần phía Tây của Tổng giáo phận Madras, Giáo phận Vellore được sáng lập. Phần cực nam của giáo phận Mylatore đưọc làm thành Thanjavur. Từ các phần còn lại, một Tổng giáo phận mới được thành lập ngày 14/11/1952, được biết là Tổng Giáo phận Madras-Mylapore.

Lãnh thổ của Tổng giáo phận có diện tích là 3.160 cây số vuông, và gồm thành phố Chennai (trước kia gọi là Madras) và quận dân sự Thiruvallur. Khu vực này có dân số là 7.098.401, theo kiểm tra dân số của chính phủ năm 2001.

Thu nhập đầu người trong lãnh thổ Tổng giáo phận là 27.050 rupi (US$611) một năm. Lãnh thổ có công nghiệp hóa dầu, xe hơi, chế biến đồ ăn từ sữa, đánh cá, may quần áo, nông nghiệp công nghiệp kỹ thuật thong tin và khách sạn.

Các nhóm dân tộc trong lãnh thổ gồm có người Anh-Ấn, Gujarathi, Malayalee, Marwari, Tamil và Telugu. Hầu hết dân nói tiếng Tamil nhưng có số đông đáng kể nói tiếng Anh, Telugu, Malayalam và Hindi. Tỷ lệ biết chữ ở địa phương là 81,14%.

Không chỉ mạng của Tổng giáo phận Madras-Mylapore là: www.madras-mylapore.org (Cập nhậ lần cuối ngày 27/3/2006)

Quản nhiệm

Vào thời gian năm 2004, Tổng giáo phận Madras-Mylapore có 345.312 người Công giáo. chiếm 4,92% dân số trong lãnh thổ giáo phận là 7.012.531 người.Tổng giáo phận có 101 giáo xứ và 98 trạm truyền giáo. Có 100 cán bộ giáo hội toàn thời gian, 45 giáo lý viên và 708 chầu nhưng, Con số rửa tội trong một năm là 5 người. Các tôn giáo khác trong giáo phận là Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Jaina và Sikh. Dân số trong Tổng giáo phận có tỷ lệ như sau: Công giáo đã rửa tội: 345.312 hay 4,92%; Ấn giáo: 6.049.794 hay 86,27%; Hồi giáo: 478.614 hay 6,82%; Jaina: 49.539 hay 0,7%; Sikh: 3.317 hay 0,05%; Phật giáo: 2.377 hay 0,03%; thành phần khác: 1.21%.

3. Giáo Phận Poona

Vài dòng lịch sử

Pune cũng được biết là Poona. Giáo phận được làm thành một giáo phận đại diện tông tòa từ Tổng giáo phận Bombay ngày 8/3/1854. Một phần lớn các khu vực Pune đều dưới quyền tổng giáo phận, cho đến khi các giáo phận mới lần lượt được thành lập.

Khí hậu

Khí hậu dễ chịu với nhiệt độ 35o Celsiua vào mùa hè. Mùa đông thường không lạnh.

Địa hình

Giáo phận trải rộng trên 49.678 cây số vuông, bao trùm các khu vực quận dân sự Pune, Sangli, Satara và Solapur và giáo xứ Kolhapur. Giáo phận là một giao điểm giáo dục và có đông ngôn ngữ, kể cả ngọai ngữ, đều được xử dụng. Ngôn ngữ chính được nói là tiếng Anh, Hindi, Konkani, Malayalam, Marathi, Telugu và Tamil.

Không chỉ mạng Poona là: www.poonadiocese.org (Cập nhật mới nhất ngày 1/5/2007).

Quản nhiệm

Giám mục Valerian D'Souza sinh ngày 3/10/1933, tại Pune. Ngài được truyền chức linh mục ngày 29/6/1961, và được nâng lên Giám mục ngày 9/7/1977. Ngài được truyền chức Giám mục Poona ngày 25/9/1977.

Địa Chỉ: Bishop's House, 1B, Prince of Wales Drive, Pune 411 001, India

Đt: (91) 20-26361001 (P), (91) 20-26360065, (91) 20-26361318 (O)

Fax: (91) 20-26343510

Email: valdsouz@vsnl.com (P), punedioc@vsnl.com (O)

Trước kia từ 1887 đến 1976, liên tục có năm vị thường quyền.

Tổng Đại Diện: Cha Lourdes Daniel

Địa chỉ; Bishop's House, 1B, Prince of Wales Drive, Pune 411 001, India

Đt: (91) 20-26360065, (91) 20-26361318, (91) 20-26870692

Email: lourdesdaniel@vsnl.net

(Tài liệu http://goidirectory.nic.in/ và Ucan)