Giới thiệu ĐẠ TÔNG
Đạ Tông là một xã thuộc huyện Đam Rông. Đây là huyện mới được thành lập đầu năm 2005, nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, bao gồm 3 xã tách ra từ huyện Lạc Dương là Đạ Tông, Đạ Long, Đạ M’ Rông, và 5 xã tách ra từ huyện Lâm Hà là Rômen, Phi Liêng, Liêng Srôn, Đạ Kànàng, Đạ San. Dân số trong huyện là 30.633 người.
Nếu di chuyển theo quốc lộ 20 đến ngã ba Liên Khương, quẹo phải để vào quốc lộ 27, rồi đến ngã ba Bằng Lăng lại quẹo phải để vào Đạ Tông, thì từ Tòa Giám Mục Đàlạt đến Đạ Tông là 135 km. Từ Đạ Tông ra nhà thờ gần nhất là Phú Sơn 70 km. Đạ Tông có khoảng 3.500 giáo dân, cộng thêm gần 2.500 giáo dân của xã lân cận là Đạ M’ Rông và khoảng 500 giáo dân của xã Đạ Long, thì vùng này có khoảng 6.500 giáo dân. Tất cả là người dân tộc thiểu số gồm Kơho, M’ Nông, Cil,. ..
Sau 1975, thỉnh thoảng giáo dân ở 3 xã trên đây ra nhà thờ Chính Tòa, Tòa Giám Mục và cách riêng nhà thờ Cam Ly, để xưng tội và dự lễ. Năm 1991 khi hai cha Grêgôriô Nguyễn Quý Trung và Augustinô Phạm Minh Thanh chính thức vào làm việc mục vụ tại giáo xứ Lang Biang, thì họ đến Lang Biang để dự lễ, đón nhận các bí tích và học giáo lý (đi từ 6 giờ sáng thì 4 giờ chiều đến nhà thờ Lang Biang).
Gần đây, khi con đường nhựa dài 30km, mới được xây dựng từ Đạ Tông nối vào quốc lộ 27, thì một phần giáo dân ra đi lễ ở Phú Sơn (tuy xa 70 km, nhưng đường giao thông tốt). Nay Tòa Giám Mục vừa được phép xây dựng một nhà thờ ở Đạ Tông để phục vụ gần 6.500 giáo dân (một con số lớn để có thể thiết lập thành giáo xứ tương lai). Đây là những xã rất nghèo, hằng năm vào dịp “giáp hạt” (nghĩa là lúc lúa cũ trong kho lẫm đã hết mà chưa đến lúc gặt được lúa mới), một phần khá lớn lâm vào cảnh đói. Đã nghèo lại còn bệnh tật và không được học hành, thật đáng thương !
Nay, Giáo Hội có cơ hội tốt để đến phục vụ, Giáo Phận rất vui mừng; tuy nhiên cũng rất lo âu về vấn đề nhân sự và tài chánh. Người giáo dân tại chỗ thì đông nhưng chưa được huấn luyện, đào tạo. Linh mục, thầy xứ, tu sĩ … chưa vào phục vụ. Rất may, có Cha phó xứ Gioan Đỗ Vinh Sơn, một linh mục trẻ, chịu chức năm 2003, sức khỏe dồi dào, nhiệt tình với việc truyền giáo, sẽ đến khai khẩn vùng đất hứa này (với sự nâng đỡ của các cha chính xứ Lang Biang, Phú Sơn và Nam Ban).
Nhưng vấn đề tài chánh thì hoàn toàn là con số không (dự tính riêng cho ngôi nhà thờ khoảng 3 tỷ VND, tương đương với 200.000 USD, vì anh em dân tộc có tỷ lệ đi dự lễ cao hơn người kinh, thường là 85-90%). Nếu mỗi Chúa Nhật có 2 thánh lễ, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều, thì mỗi thánh lễ ít nhất cũng khoảng 2.000 người tham dự. Ngoài việc xây cất nhà thờ, cũng phải nghĩ đến các cơ sở phụ thuộc khác như nhà xứ, nhà giáo lý v.v…. Hy vọng rằng ngày nào Tin Mừng được đâm rễ sâu trên phần đất này thì cũng là khởi điểm của một thời kỳ phát triển về văn hóa, y tế và đời sống con người.
Vì hoàn cảnh đặc biệt của Đạ Tông, nên chính Giám mục sẽ trực tiếp lo toan việc xây cất ngôi thánh đường mới. Giáo Phận cố gắng để có thể cung hiến – khánh thành nhà thờ mới này (dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm) vào ngày 07/12/2007, là ngày kỷ niệm đúng 80 năm người Dân tộc đầu tiên (bà Maria K’Brut) được lãnh nhận Bí tích Rửa tội từ tay Cha Gioan Cassaigne, vị thừa sai sau này đã trở thành Giám mục Sàigòn vào năm 1941.
Văn Phòng Tòa Giám Mục Đàlạt
Đạ Tông là một xã thuộc huyện Đam Rông. Đây là huyện mới được thành lập đầu năm 2005, nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, bao gồm 3 xã tách ra từ huyện Lạc Dương là Đạ Tông, Đạ Long, Đạ M’ Rông, và 5 xã tách ra từ huyện Lâm Hà là Rômen, Phi Liêng, Liêng Srôn, Đạ Kànàng, Đạ San. Dân số trong huyện là 30.633 người.
Nếu di chuyển theo quốc lộ 20 đến ngã ba Liên Khương, quẹo phải để vào quốc lộ 27, rồi đến ngã ba Bằng Lăng lại quẹo phải để vào Đạ Tông, thì từ Tòa Giám Mục Đàlạt đến Đạ Tông là 135 km. Từ Đạ Tông ra nhà thờ gần nhất là Phú Sơn 70 km. Đạ Tông có khoảng 3.500 giáo dân, cộng thêm gần 2.500 giáo dân của xã lân cận là Đạ M’ Rông và khoảng 500 giáo dân của xã Đạ Long, thì vùng này có khoảng 6.500 giáo dân. Tất cả là người dân tộc thiểu số gồm Kơho, M’ Nông, Cil,. ..
Sau 1975, thỉnh thoảng giáo dân ở 3 xã trên đây ra nhà thờ Chính Tòa, Tòa Giám Mục và cách riêng nhà thờ Cam Ly, để xưng tội và dự lễ. Năm 1991 khi hai cha Grêgôriô Nguyễn Quý Trung và Augustinô Phạm Minh Thanh chính thức vào làm việc mục vụ tại giáo xứ Lang Biang, thì họ đến Lang Biang để dự lễ, đón nhận các bí tích và học giáo lý (đi từ 6 giờ sáng thì 4 giờ chiều đến nhà thờ Lang Biang).
Gần đây, khi con đường nhựa dài 30km, mới được xây dựng từ Đạ Tông nối vào quốc lộ 27, thì một phần giáo dân ra đi lễ ở Phú Sơn (tuy xa 70 km, nhưng đường giao thông tốt). Nay Tòa Giám Mục vừa được phép xây dựng một nhà thờ ở Đạ Tông để phục vụ gần 6.500 giáo dân (một con số lớn để có thể thiết lập thành giáo xứ tương lai). Đây là những xã rất nghèo, hằng năm vào dịp “giáp hạt” (nghĩa là lúc lúa cũ trong kho lẫm đã hết mà chưa đến lúc gặt được lúa mới), một phần khá lớn lâm vào cảnh đói. Đã nghèo lại còn bệnh tật và không được học hành, thật đáng thương !
Nay, Giáo Hội có cơ hội tốt để đến phục vụ, Giáo Phận rất vui mừng; tuy nhiên cũng rất lo âu về vấn đề nhân sự và tài chánh. Người giáo dân tại chỗ thì đông nhưng chưa được huấn luyện, đào tạo. Linh mục, thầy xứ, tu sĩ … chưa vào phục vụ. Rất may, có Cha phó xứ Gioan Đỗ Vinh Sơn, một linh mục trẻ, chịu chức năm 2003, sức khỏe dồi dào, nhiệt tình với việc truyền giáo, sẽ đến khai khẩn vùng đất hứa này (với sự nâng đỡ của các cha chính xứ Lang Biang, Phú Sơn và Nam Ban).
Nhưng vấn đề tài chánh thì hoàn toàn là con số không (dự tính riêng cho ngôi nhà thờ khoảng 3 tỷ VND, tương đương với 200.000 USD, vì anh em dân tộc có tỷ lệ đi dự lễ cao hơn người kinh, thường là 85-90%). Nếu mỗi Chúa Nhật có 2 thánh lễ, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều, thì mỗi thánh lễ ít nhất cũng khoảng 2.000 người tham dự. Ngoài việc xây cất nhà thờ, cũng phải nghĩ đến các cơ sở phụ thuộc khác như nhà xứ, nhà giáo lý v.v…. Hy vọng rằng ngày nào Tin Mừng được đâm rễ sâu trên phần đất này thì cũng là khởi điểm của một thời kỳ phát triển về văn hóa, y tế và đời sống con người.
Vì hoàn cảnh đặc biệt của Đạ Tông, nên chính Giám mục sẽ trực tiếp lo toan việc xây cất ngôi thánh đường mới. Giáo Phận cố gắng để có thể cung hiến – khánh thành nhà thờ mới này (dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm) vào ngày 07/12/2007, là ngày kỷ niệm đúng 80 năm người Dân tộc đầu tiên (bà Maria K’Brut) được lãnh nhận Bí tích Rửa tội từ tay Cha Gioan Cassaigne, vị thừa sai sau này đã trở thành Giám mục Sàigòn vào năm 1941.
Văn Phòng Tòa Giám Mục Đàlạt