Giêrusalem - Trong thông điệp Phục Sinh 2007, Đức Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Giêrusalem Michael Sabbah thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới hãy giúp chấm dứt “xáo trộn mở rộng tại Thánh Địa”.
Niềm vui Phục sinh “ban cho chúng ta sức mạnh để tha thứ và phục hồi công lý”. Được nuôi dưỡng bởi sức mạnh đó, thế giới cần phải can đảm đối diện với “thực tại chết chóc đang diễn tiến tại Thánh Địa”.
Sau khi ghi nhận quân Do Thái đã chiếm đóng các lãnh thổ của Palestine trong 40 năm qua, Đức Thượng Phụ lý luận rằng “khi nào sự xáo trộn này còn tiếp tục tại Thánh Địa, miền đất này và thế giới sẽ còn phải đau khổ”. Do đó, các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới cần dám liều “để kiến tạo hòa bình và đặt một dấu chấm hết cho cuộc chiếm đóng này”.
Đức Thượng Phụ phàn nàn rằng “sự sợ hãi” của các nhà lãnh đạo thế giới “đã làm phức tạp thêm tình hình” và họ chỉ “muốn nhìn những người Palestine như những tên khủng bố hay một dân tộc gây bất ổn”.
Đức Thượng Phụ kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy chiến thắng nỗi sợ đó và giúp kiến tạo một xã hội mới tại Thánh Địa trong đó “mọi người biết chấp nhận lẫn nhau, biết tôn trọng lẫn nhau và không ai dùng bạo lực với người khác”.
Niềm vui Phục sinh “ban cho chúng ta sức mạnh để tha thứ và phục hồi công lý”. Được nuôi dưỡng bởi sức mạnh đó, thế giới cần phải can đảm đối diện với “thực tại chết chóc đang diễn tiến tại Thánh Địa”.
Sau khi ghi nhận quân Do Thái đã chiếm đóng các lãnh thổ của Palestine trong 40 năm qua, Đức Thượng Phụ lý luận rằng “khi nào sự xáo trộn này còn tiếp tục tại Thánh Địa, miền đất này và thế giới sẽ còn phải đau khổ”. Do đó, các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới cần dám liều “để kiến tạo hòa bình và đặt một dấu chấm hết cho cuộc chiếm đóng này”.
Đức Thượng Phụ phàn nàn rằng “sự sợ hãi” của các nhà lãnh đạo thế giới “đã làm phức tạp thêm tình hình” và họ chỉ “muốn nhìn những người Palestine như những tên khủng bố hay một dân tộc gây bất ổn”.
Đức Thượng Phụ kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy chiến thắng nỗi sợ đó và giúp kiến tạo một xã hội mới tại Thánh Địa trong đó “mọi người biết chấp nhận lẫn nhau, biết tôn trọng lẫn nhau và không ai dùng bạo lực với người khác”.