Family Life International cho biết các cuộc thăm dò dư luận tại Tân Tây Lan cho thấy nhiều người già cảm thấy sợ hãi đối với các thầy thuốc và bệnh viện đến mức không dám đi nằm nhà thương vì họ sợ sẽ chết oan vì “bị trợ tử” ngoài ý muốn.
Phát ngôn viên Brendan Malone của Family Life International cho biết:
“Trong vòng 12 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể những yêu cầu từ những người muốn biết họ có thể làm được gì để bảo vệ hợp pháp chính họ chống lại những thứ bác sĩ như Philip Nitschke, kẻ đã chủ trương rằng các nhân viên y tế phải được phép giết các bệnh nhân”.
Philip Nitschke là bác sĩ người Úc đã thành lập hội Exit International, một cơ quan phò trợ tử vào năm 1997 nhằm cổ võ việc hợp thức hóa trợ tử.
Bà Malone cho biết thêm:
“Những người già tại Tân Tây Lan dường như đặc biệt sợ hãi trước sự gia tăng đề cao trợ tử trong đó nêu lên ý tưởng sai lầm rằng người già là gánh nặng của xã hội và tốt nhất là nên sớm kết thúc cuộc đời của họ”.
“Lời tuyên truyền của bác sĩ Philip Nitschke rằng người ta có thể được trợ tử an toàn và hợp pháp đã được chứng minh là không đúng qua kinh nghiệm của Hòa Lan nơi từ khi cho phép trợ tử mà không bị truy tố đã có hàng ngàn người bị trợ tử mà chẳng được hỏi ý kiến gì cả, và nhiều người gìa tại Hòa Lan ngày càng sợ hãi các bệnh viện và bác sĩ”.
Family Life International hiện đang cung ứng cho các bệnh nhân những hồ sơ pháp lý nhằm chống lại bị trợ tử ngoài ý muốn. Bà Malone giải thích:
“Các hồ sơ bảo vệ giúp các bệnh nhân đưa ra những biện pháp pháp lý bảo vệ chính họ trước sự gia tăng chưa từng có của làn sóng trợ tử”.
Bác sĩ hay đồ tể Philip Nitschke |
“Trong vòng 12 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể những yêu cầu từ những người muốn biết họ có thể làm được gì để bảo vệ hợp pháp chính họ chống lại những thứ bác sĩ như Philip Nitschke, kẻ đã chủ trương rằng các nhân viên y tế phải được phép giết các bệnh nhân”.
Philip Nitschke là bác sĩ người Úc đã thành lập hội Exit International, một cơ quan phò trợ tử vào năm 1997 nhằm cổ võ việc hợp thức hóa trợ tử.
Bà Malone cho biết thêm:
“Những người già tại Tân Tây Lan dường như đặc biệt sợ hãi trước sự gia tăng đề cao trợ tử trong đó nêu lên ý tưởng sai lầm rằng người già là gánh nặng của xã hội và tốt nhất là nên sớm kết thúc cuộc đời của họ”.
“Lời tuyên truyền của bác sĩ Philip Nitschke rằng người ta có thể được trợ tử an toàn và hợp pháp đã được chứng minh là không đúng qua kinh nghiệm của Hòa Lan nơi từ khi cho phép trợ tử mà không bị truy tố đã có hàng ngàn người bị trợ tử mà chẳng được hỏi ý kiến gì cả, và nhiều người gìa tại Hòa Lan ngày càng sợ hãi các bệnh viện và bác sĩ”.
Family Life International hiện đang cung ứng cho các bệnh nhân những hồ sơ pháp lý nhằm chống lại bị trợ tử ngoài ý muốn. Bà Malone giải thích:
“Các hồ sơ bảo vệ giúp các bệnh nhân đưa ra những biện pháp pháp lý bảo vệ chính họ trước sự gia tăng chưa từng có của làn sóng trợ tử”.