Kỷ Niệm 140 Năm Gia Đình La San có mặt trên Quê Hương Việt Nam
Những Năm Đáng Ghi Nhớ
Ngày chín tháng giêng năm 1866, sáu Frères người Pháp, cập bến Saigon và nhận điều khiển trường Adran tại Đà lạt, do các Linh mục Thừa sai Paris thành lập năm 1861. Ngôi trường được gọi như thế để tri ân vị Giám mục thừa sai Adran. Các Frères trú ngụ trong một nhà lá nghèo nàn, vừa nóng vừa ẩm ướt.
Năm 1869, hội các linh mục Thừa sai Paris cho các Frères một ngôi nhà bằng gạch. Hai năm sau, học sinh nhập học nhiều hơn nên bắt buộc phải xây thêm lớp.
Năm 1874, các Frères xây thêm nhà nguyện với tiền tiết kiệm của mình và tiền do các ân nhân của nhà Dòng hổ trợ. Danh tiếng của các Frères, nhanh chóng lan dần đến Saigon.
Năm 1867, các Frères mở trường ở Mỹ Tho, theo lời mời gọi của các linh mục và giáo dân.
Năm 1868, mở trường ở Chợ lớn.
Năm 1869, mở trường ở Vĩnh Long.
Năm 1869, các Frères mở trường ở Bắc Trang. Chính quyền Pháp tạo thuận lợi cho việc phát triển nhà trường bằng cách cấp học bổng cho học sinh, nhờ đó, các Frères có thể sống được.
Năm 1870, ở Nam kỳ có 130 trường nam, Dòng La-san chỉ đảm nhận có 5 trường, nhưng là trường tiên tiến.
Năm 1873, linh mục Kerlin mở một trường bác ái cho những trẻ em bị bỏ rơi, trong số đó có những con lai.
Ngôi trường nầy được các linh mục điều khiển mang tên là Taberd, để tưởng nhớ Đức Cha Taberd, đã từng là giám mục của xứ Nam kỳ (1830 - 1840). Khi trường Adran bị đóng cửa, các Phụ huynh gửi con họ đến trường Taberd. Số học sinh tăng rất đông, vì vậy các linh mục không thể đảm trách nổi nên cầu cứu đến các Frères
Năm 1879, nước Pháp thay đổi chính sách giáo dục. Các trường Dòng bị giới hạn trong việc dạy học, rồi bị đóng cửa. Ở Đông dương và các nước thuộc địa Pháp, chính quyền không áp dụng những luật mới về việc khai trừ, nhưng cúp học bổng cho học sinh các trường Dòng. Trường Adran bị đóng cửa, vì thiếu tiền và thiếu thầy.
Năm 1883, các Frères rời khỏi Nam kỳ, lý do chính đáng được viết trong thư của Frère Ivarch-Louis, hiệu trưởng trường Adran đề ngày 20 tháng 5 năm 1894: "...Vì không thể cung cấp thêm giáo viên cho các cộng đoàn ở thuộc địa, chúng tôi buộc phải đóng cửa trường sau một thời gian thoi thóp đau đớn. Đó mới thật là lý do khiến chúng tôi ra đi khỏi Saigon năm 1883... "
Năm 1889, mười (10) Frères khác lên tàu ở cảng Marseille. Sau 28 ngày lênh đênh trên biển cả, họ đến Saigon trong sự tiếp đón tưng bừng của dân chúng.
Năm 1890, trường Taberd được giao lại cho các Frères điều khiển. Trường có 160 học sinh mà phân nửa là học sinh nội trú. Năm sau, sĩ số học sinh tăng thêm, phải kêu gọi tăng cường thêm 5 Frères nữa và mở thêm một ban miễn phí trong khuôn viên của trường.
Một chi nhánh khác được mở ra ở Vũng tàu. Trong giai đoạn nầy, chiếu theo hợp đồng, các Frères được các linh mục thừa sai Paris bảo trợ.
Năm 1894, theo lời yêu cầu của Đức Cha Gendreau, hai Frères được gửi ra Hà-nội. Các Frères được giao cho một ngôi nhà bằng tranh, bên cạnh nhà thờ để mở lớp. Các Frères thành công đến nỗi vị giám mục phải thuê cho một ngôi nhà khác rộng lớn hơn, và cuối cùng mua một thửa đất rộng lớn và xây một nhà trường, nhà nguyện và nơi ở cho các Frères. Nhà trường được khánh thành vào năm 1897, nghĩa là chỉ 3 năm sau khi các Frères đến Hà nội. Ngôi trường 400 học sinh nầy mang tên là Puginier, vị tiền nhiệm
của Đức Cha Gendreau.
Tháng giêng năm 1896, các Frères trên đất nước Việt Nam được tách khỏi Tỉnh Dòng Pháp và thành lập một tỉnh Dòng độc lập mang tên là Tỉnh Dòng Sàigon. Vào thời đó, Tỉnh Dòng Sàigon gồm có 6 cọng đoàn, 76 Frères, 17 Frères Học viện và 6 Tập sinh.
Năm 1898, một ngôi trường sư phạm thực hành dành cho các thầy giáo được khai trương tại Thủ đức, bên cạnh Nhà Tập. Một linh mục thừa sai đã mở một ngôi trường dành cho các em câm điếc, và trao lại cho các Frères điều khiển. Ngôi trường tọa lạc tại Lái thiêu, được chuyển về Gia định và trở thành một trường dạy nghề; các em bé câm điếc được hướng dẫn về mộc, chạm trên gỗ và sửa chữa giày dép.
1904 : trường Pellerin (Huế)
1906 : trường St Joseph (Hải Phòng);
1906 : trường Saint Pierre ở Battambang
1911 : trường Miche, Nam-Vang
1915 : thành lập Đệ tử viện Huế
1921 : trường Gagelin, Bình Định,
1924 : trường St Tô-ma d’Aquin, Nam Định,
1932 : trường Phát Diệm,
1933 : dời Chuẩn Viện và Tập Viện về Nha Trang
1934 : mở trường Bùi Chu (miền Bắc)
1937 : dời Học Viện ở Huế về Nha Trang
1941 : thành lập trường Adran, Đà Lạt
1948 : mở lại trường Puginier
1954 : mở La San Bá Ninh Nha Trang
1956 : mở Tiểu học Giu Se Nghĩa Thục Nha Trang
1956 : mở Ecole Nghĩa Thục (école gratuite) Saigon
1956 : thành lập trường Kim Phước Kon tum
1957 : thành lập trường La-san Bình Lợi, Qui Nhơn (1972)
1957 : khai trương Juvénat Thủ Đức
1958 : thiết lập La San Mai Thôn
1958 : mở trường La-San Ban mê Thuột
1959 : mở La San Ban Mê Thuột (đồi La San BMT)
1959 : thành lập Học Viện Đà Lạt (6. Trần Hưng Đạo)
1960 : mở trường Kỹ Thuật Đà Lạt
1961 : mở La San Vân Côi - Hố Nai - Biên Hòa
1961 : mở trường miễn phí La-San Phú Vang Huế
1962 : mở trường miễn phí La-San Chánh Hưng
1966 : mở trường Mỹ Xuyên Sóc Trăng (1972)
1967 : mở trường La San Hiền Vương - Sàigon
1967 : mở trường khiếm thị (Hiền Vương)
1967 : mở trường kỹ thuật La San Cần Thơ
1967 : khai trương Nhà Giám Tỉnh Phú Thọ - Sàigon
1968 : thành lập cư xá sinh viên Đà Lạt - Thụ Nhân
1970 : mở đại học Thành Nhân - Chợ Lớn
1970 : mở trường miễn phí La San Thạnh Mỹ - Sàigon
1972 : La San Chu Prong (trường dân tộc thiểu số) - NT
1974 : La San LangBiang (trường dân tộc thiểu số) - ĐL
1974 : mở đại học La San - Sàigon
Công việc của các Frères, phát triển rất nhanh chóng. Vào thời điểm năm 1975, Tỉnh Dòng Saigon có 300 Frères, khoảng 15 tập sinh; các Frères điều khiển 23 trường gồm các trường trung học, tiểu học, kỷ thuật, nội trú cho người Việt và cho người thiểu số, một trường cho người mù và một Đại học Sư phạm.
"Nhân kỷ niệm này, có lẽ các Sư huynh trong Tỉnh Dòng nên ôn lại hành trình quá khứ để khiêm tốn rút ra những bài học hữu ích và tìm lại những giá trị tiêu biểu cho truyền thống và tinh thần La San: Khả năng thích nghi uyển chuyển, sự cởi mở với tri thức khoa học nhân văn, phương pháp sư phạm hữu hiệu để truyền thụ kiến thức, lòng nhiệt thành trong công tác, đạo nghĩa "thầy-trò", "tình bằng hữu trung trinh" (Nhị Độ Mai), nơi các Sư huynh và học sinh La San." (trích tuyển tập tài liệu "Dòng các Sư huynh ộTrường Ki-tô tại Việt Nam", trang 3)
"Thiển nghĩ Sư huynh La San có thể thanh thản nhìn lại quá khứ và lấy làm tự hào, vì ngoài chuyên môn giáo dục nằm trong một khuôn khổ chính trị nhất định, Sư huynh còn là một nhà truyền giáo, phục vụ cho đạo Chúa và cho Giáo Hội. Vào thời xa xưa ấy, ít ra các Sư huynh, còn được tự do dạy đạo đức và giáo lý cho học sinh mình, và như thế, Dòng La San Việt Nam là một trong những đoàn thể góp phần vào sự nghiệp văn hóa giáo dục, nâng cao trình độ phong hóa dân tộc và xã hội." (trích tuyển tập tài liệu"Dòng các Sư huynh Trường Ki-tô tại Việt Nam", trang 3)
Những Năm Đáng Ghi Nhớ
Ngày chín tháng giêng năm 1866, sáu Frères người Pháp, cập bến Saigon và nhận điều khiển trường Adran tại Đà lạt, do các Linh mục Thừa sai Paris thành lập năm 1861. Ngôi trường được gọi như thế để tri ân vị Giám mục thừa sai Adran. Các Frères trú ngụ trong một nhà lá nghèo nàn, vừa nóng vừa ẩm ướt.
Năm 1869, hội các linh mục Thừa sai Paris cho các Frères một ngôi nhà bằng gạch. Hai năm sau, học sinh nhập học nhiều hơn nên bắt buộc phải xây thêm lớp.
Năm 1874, các Frères xây thêm nhà nguyện với tiền tiết kiệm của mình và tiền do các ân nhân của nhà Dòng hổ trợ. Danh tiếng của các Frères, nhanh chóng lan dần đến Saigon.
Năm 1867, các Frères mở trường ở Mỹ Tho, theo lời mời gọi của các linh mục và giáo dân.
Năm 1868, mở trường ở Chợ lớn.
Năm 1869, mở trường ở Vĩnh Long.
Năm 1869, các Frères mở trường ở Bắc Trang. Chính quyền Pháp tạo thuận lợi cho việc phát triển nhà trường bằng cách cấp học bổng cho học sinh, nhờ đó, các Frères có thể sống được.
Năm 1870, ở Nam kỳ có 130 trường nam, Dòng La-san chỉ đảm nhận có 5 trường, nhưng là trường tiên tiến.
Năm 1873, linh mục Kerlin mở một trường bác ái cho những trẻ em bị bỏ rơi, trong số đó có những con lai.
Ngôi trường nầy được các linh mục điều khiển mang tên là Taberd, để tưởng nhớ Đức Cha Taberd, đã từng là giám mục của xứ Nam kỳ (1830 - 1840). Khi trường Adran bị đóng cửa, các Phụ huynh gửi con họ đến trường Taberd. Số học sinh tăng rất đông, vì vậy các linh mục không thể đảm trách nổi nên cầu cứu đến các Frères
Năm 1879, nước Pháp thay đổi chính sách giáo dục. Các trường Dòng bị giới hạn trong việc dạy học, rồi bị đóng cửa. Ở Đông dương và các nước thuộc địa Pháp, chính quyền không áp dụng những luật mới về việc khai trừ, nhưng cúp học bổng cho học sinh các trường Dòng. Trường Adran bị đóng cửa, vì thiếu tiền và thiếu thầy.
Năm 1883, các Frères rời khỏi Nam kỳ, lý do chính đáng được viết trong thư của Frère Ivarch-Louis, hiệu trưởng trường Adran đề ngày 20 tháng 5 năm 1894: "...Vì không thể cung cấp thêm giáo viên cho các cộng đoàn ở thuộc địa, chúng tôi buộc phải đóng cửa trường sau một thời gian thoi thóp đau đớn. Đó mới thật là lý do khiến chúng tôi ra đi khỏi Saigon năm 1883... "
Năm 1889, mười (10) Frères khác lên tàu ở cảng Marseille. Sau 28 ngày lênh đênh trên biển cả, họ đến Saigon trong sự tiếp đón tưng bừng của dân chúng.
Năm 1890, trường Taberd được giao lại cho các Frères điều khiển. Trường có 160 học sinh mà phân nửa là học sinh nội trú. Năm sau, sĩ số học sinh tăng thêm, phải kêu gọi tăng cường thêm 5 Frères nữa và mở thêm một ban miễn phí trong khuôn viên của trường.
Một chi nhánh khác được mở ra ở Vũng tàu. Trong giai đoạn nầy, chiếu theo hợp đồng, các Frères được các linh mục thừa sai Paris bảo trợ.
Năm 1894, theo lời yêu cầu của Đức Cha Gendreau, hai Frères được gửi ra Hà-nội. Các Frères được giao cho một ngôi nhà bằng tranh, bên cạnh nhà thờ để mở lớp. Các Frères thành công đến nỗi vị giám mục phải thuê cho một ngôi nhà khác rộng lớn hơn, và cuối cùng mua một thửa đất rộng lớn và xây một nhà trường, nhà nguyện và nơi ở cho các Frères. Nhà trường được khánh thành vào năm 1897, nghĩa là chỉ 3 năm sau khi các Frères đến Hà nội. Ngôi trường 400 học sinh nầy mang tên là Puginier, vị tiền nhiệm
của Đức Cha Gendreau.
Tháng giêng năm 1896, các Frères trên đất nước Việt Nam được tách khỏi Tỉnh Dòng Pháp và thành lập một tỉnh Dòng độc lập mang tên là Tỉnh Dòng Sàigon. Vào thời đó, Tỉnh Dòng Sàigon gồm có 6 cọng đoàn, 76 Frères, 17 Frères Học viện và 6 Tập sinh.
Năm 1898, một ngôi trường sư phạm thực hành dành cho các thầy giáo được khai trương tại Thủ đức, bên cạnh Nhà Tập. Một linh mục thừa sai đã mở một ngôi trường dành cho các em câm điếc, và trao lại cho các Frères điều khiển. Ngôi trường tọa lạc tại Lái thiêu, được chuyển về Gia định và trở thành một trường dạy nghề; các em bé câm điếc được hướng dẫn về mộc, chạm trên gỗ và sửa chữa giày dép.
1904 : trường Pellerin (Huế)
1906 : trường St Joseph (Hải Phòng);
1906 : trường Saint Pierre ở Battambang
1911 : trường Miche, Nam-Vang
1915 : thành lập Đệ tử viện Huế
1921 : trường Gagelin, Bình Định,
1924 : trường St Tô-ma d’Aquin, Nam Định,
1932 : trường Phát Diệm,
1933 : dời Chuẩn Viện và Tập Viện về Nha Trang
1934 : mở trường Bùi Chu (miền Bắc)
1937 : dời Học Viện ở Huế về Nha Trang
1941 : thành lập trường Adran, Đà Lạt
1948 : mở lại trường Puginier
1954 : mở La San Bá Ninh Nha Trang
1956 : mở Tiểu học Giu Se Nghĩa Thục Nha Trang
1956 : mở Ecole Nghĩa Thục (école gratuite) Saigon
1956 : thành lập trường Kim Phước Kon tum
1957 : thành lập trường La-san Bình Lợi, Qui Nhơn (1972)
1957 : khai trương Juvénat Thủ Đức
1958 : thiết lập La San Mai Thôn
1958 : mở trường La-San Ban mê Thuột
1959 : mở La San Ban Mê Thuột (đồi La San BMT)
1959 : thành lập Học Viện Đà Lạt (6. Trần Hưng Đạo)
1960 : mở trường Kỹ Thuật Đà Lạt
1961 : mở La San Vân Côi - Hố Nai - Biên Hòa
1961 : mở trường miễn phí La-San Phú Vang Huế
1962 : mở trường miễn phí La-San Chánh Hưng
1966 : mở trường Mỹ Xuyên Sóc Trăng (1972)
1967 : mở trường La San Hiền Vương - Sàigon
1967 : mở trường khiếm thị (Hiền Vương)
1967 : mở trường kỹ thuật La San Cần Thơ
1967 : khai trương Nhà Giám Tỉnh Phú Thọ - Sàigon
1968 : thành lập cư xá sinh viên Đà Lạt - Thụ Nhân
1970 : mở đại học Thành Nhân - Chợ Lớn
1970 : mở trường miễn phí La San Thạnh Mỹ - Sàigon
1972 : La San Chu Prong (trường dân tộc thiểu số) - NT
1974 : La San LangBiang (trường dân tộc thiểu số) - ĐL
1974 : mở đại học La San - Sàigon
Công việc của các Frères, phát triển rất nhanh chóng. Vào thời điểm năm 1975, Tỉnh Dòng Saigon có 300 Frères, khoảng 15 tập sinh; các Frères điều khiển 23 trường gồm các trường trung học, tiểu học, kỷ thuật, nội trú cho người Việt và cho người thiểu số, một trường cho người mù và một Đại học Sư phạm.
"Nhân kỷ niệm này, có lẽ các Sư huynh trong Tỉnh Dòng nên ôn lại hành trình quá khứ để khiêm tốn rút ra những bài học hữu ích và tìm lại những giá trị tiêu biểu cho truyền thống và tinh thần La San: Khả năng thích nghi uyển chuyển, sự cởi mở với tri thức khoa học nhân văn, phương pháp sư phạm hữu hiệu để truyền thụ kiến thức, lòng nhiệt thành trong công tác, đạo nghĩa "thầy-trò", "tình bằng hữu trung trinh" (Nhị Độ Mai), nơi các Sư huynh và học sinh La San." (trích tuyển tập tài liệu "Dòng các Sư huynh ộTrường Ki-tô tại Việt Nam", trang 3)
"Thiển nghĩ Sư huynh La San có thể thanh thản nhìn lại quá khứ và lấy làm tự hào, vì ngoài chuyên môn giáo dục nằm trong một khuôn khổ chính trị nhất định, Sư huynh còn là một nhà truyền giáo, phục vụ cho đạo Chúa và cho Giáo Hội. Vào thời xa xưa ấy, ít ra các Sư huynh, còn được tự do dạy đạo đức và giáo lý cho học sinh mình, và như thế, Dòng La San Việt Nam là một trong những đoàn thể góp phần vào sự nghiệp văn hóa giáo dục, nâng cao trình độ phong hóa dân tộc và xã hội." (trích tuyển tập tài liệu"Dòng các Sư huynh Trường Ki-tô tại Việt Nam", trang 3)