Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum về những Kinh Ngợi Khen Chúa trong giờ Chầu. Sau những giải thích của chúng tôi về những kinh Ngợi Khen Chúa trước lúc đặt MTC. (Oct.17) nhiều độc giả xin nói rõ hơn.
Hai linh mục viết thơ cách độc lập một từ England và người kia từ Chicago cũng nhắm cơ bản một điểm chung. Một người viết: “Khi tôi xem lần cuối ‘nghi thức mới’ ban Phép Lành đặt những kinh Ngợi Khen Chúa trước Phép Lành. Cha không giải đáp sự này, có lẽ là điều kẻ biên thư cho cha muốn nói.Tôi chắc chắn muốn nghe quan điểm hợp lý của cha về sự nầy.”
Người biên thư đầu tiên của tôi đã đưa ra một sự diễn tả chi tiết hơn trong vấn đề này, vấn đề được in để phổ biến. Ông qui chiếu về một thực hành hoàn toàn hiếm có là đọc những Kinh Ngợi Khen Chúa sau khi cất Mình Thánh.
Bản sao bằng tiếng Ý của tôi về Nghi Thức Rước Lễ và Thờ Phượng Thánh Thể đặt những Kinh Ngợi Khen Chúa sau Phép Lành như là một sự tung hô có thể. Chữ đỏ kèm theo văn bản trong số 237 nói: “Nếu xét là thuận tiện, theo sau Phép Lành Thánh Thể hay là trước lúc cất Mình Thánh, những tung hô sau đây có thể đọc theo thói quen.”
Như được nhắc trước, đó là sự thực hành tại Rome cho việc kiêu Mình Chúa Kitô của Đức Thánh Cha.
Bản dịch Anh ngữ chấp nhận một chính sách khác, thích không có những kinh chính thức nào sau Phép Lành, Dầu sao, nghi thức dự liệu lúc cất Mình Thánh có thể đọc những thánh thi hay là những lời tung hô
Điều đáng nói rõ là bản gốc Latinh của nghi thức không có nói tới chút nào những Kinh Ngợi Khen Chúa. Trên thực tế Toà Thánh để rộng đường cho các hội đồng giám mục chấp nhận những nghi thức tùy theo những hoàn cảnh riêng và thêm những thánh thi và những kinh được đề nghị theo tập quán địa phương. Vì lẽ này những con số ve qui chiếu trong những ngôn ngữ klhác nhau cũng khác với văn bản latinh.
Vì Toà thánh có ý dành dễ dàng cho phạm vi tự do lựa chọn, nên thật rõ ràng là việc đọc một kinh như những Kinh ngợi Khen Chúa trong một phần này hay phần kia cuả nghi thức là một trường hợp đề nghị một tập quán chớ không có bắt buộc.
Như vậy, tại Italy và tại England những Kinh Ngợi Khen Chúa có thể đọc sau Phép Lành nơi nào có thói quen. Nhưng sự cất Mình Chúa có thể thực hiện âm thầm hay là có hát một thánh thi thích hợp hay là những câu tung hô khác.
Đồng thời, điều chắc chắn tốt hơn là theo những chỉ dẫn của những sách chính thức cho mỗi quốc gia. Và khi có thể tiếp tục một tập quán đã thiết lập, thì không có lý do chính đáng đem vào một tập quán trái ngược với những chỉ dẫn cuả sách nghi thức chính thức.
Cũng vậy, các qui tắc không qui định những kinh ấn định trong lúc chầu nhưng chỉ thuần túy hướng dẫn :
“Trong lúc đặt Mình Chúa nên có những kinh, những bài hát, và những bài đọc để hướng sự chú ý của các tín hữu về việc thờ phượng Chúa Kitô Đức Chúa.
“Để khuyến khích một tinh thần cầu nguyện, nên có những bài đọc từ Kinh Thánh với một bài giảng hay là những lời khuyên vắn tắt hầu phát triển một sự hiểu biết tốt hơn về mầu nhiệm Thánh Thể. Điều cũng đáng ước mong cho dân chúng là đáp ứng lời Chúa bằng cách hát và trải qua một số thời gian trong thinh lặng thánh.
“Phần phụng vụ các giờ kinh, cách riêng những giờ chính có thể cử hành trước Bí Tích Thánh khi đặt Mình Chúa lâu giờ.
Vì có tự do nhiều trong việc chọn những “kinh, những bài hát và những bài đọc” không có lý do tại sao những Kinh Ngợi Khen Chúa cũng không thể đọc hoặc lúc chầu hay là liền trước khi xướng kinh “Tantum Ergo” hay thánh thi khác cho Phép lành, cách riêng nếu không có tập quán đọc sau.
Có nhiều sách xuất bản có thể sử dụng để giúp chầu. Thường những sách ấy chứa đựng những phần lựa chọn thích hợp Kinh thánh, những tác phẩm của các thánh, những kinh hay những lời cầu có thể sử dụng ích lợi trong giờ chầu riêng hay là lúc đọc chung.