Để cám tạ cuộc chiến thắng oai hùng của đội chiến thuyền Công giáo đánh tan đội chiến thuyền của Thổ Nhỉ Kỳ vào ngày Chúa Nhật tháng 10 năm 1571 tại Lepante, Đức Giáo Hoàng Pius V đã thành lập một ngày lễ tôn kính Đức Mẹ Chiến Thắng Rất Thánh; nhưng một thời gian sau đó, Đức Giáo Hoàng Gregory XII đã đổi ngày lễ này thành ngày lễ tôn sùng Đức Mẹ Mân Côi.
Kinh Mân Côi được thánh Đominicô sáng tạo vào đầu thế kỷ thứ 13. Nhờ vào lòng nhiệt thành của các Giáo Hoàng, và những thành quả lớn lao trong Giáo Hội, Kinh Mân Côi càng ngày càng trở nên đại chúng.
Thánh Dominicô có một lòng kính Đức Mẹ cách riêng. Nhưng mãi đến thế kỷ 14 thì Chân Phước Alain de La Roche, một nhà thuyết giáo thuộc dòng tu Đa minh mới đem phổ biến rộng rải lòng sung kính Đức Mẹ cho đại chúng. Và các kinh cầu và suy gẫm được sắp xếp và phổ biển với tràng hạt Mân Côi. Kinh Mân Côi là những đoá hoa hồng dâng lên Thiên Chúa qua lời cầu bàu của Mẹ Maria. Đó là một chuổi Kinh Kính Mừng và những suy tư về những mầu nhiệm vui mừng, đau buồn thương khó và hiển vinh về cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô. Cùng với Đức Mẹ theo như Tin Mừng của thánh Luca “các biến cố cuộc đời của Chúa in sâu đậm trong lòng Đức Me Maria.”
Một thời gian sau, trong những năm đầu của thế kỷ 18 xuất hiện một tu sĩ Đa Minh có thể gọi được là một nhà cải cách nổi bật của thế kỷ, đã truyền bá cho các nhà truyền giáo lòng nhiệt tình trong việc sùng kính Kinh Mân Côi Rất thánh: đó là thánh Louis–Marie de Monfort. Kể từ thánh Đôminicô, chưa có một người nào có nhiệt tình như nhà thuyết giáo này, ngài đã hăng say thiết lập những hội cầu nguyện Kinh Mân Côi. Vị thánh này đã thành lập những nơi nào mà không có hội cầu nguyện, ngài tin tưởng rằng Kinh Mân Côi là phương tiện rất có hiệu lực để đem Thiên Chúa vào trong tâm hồn của con người. Ngài tự đặt ra một phương pháp mới trong việc đọc kinh Mân Côi, đến nay vẫn là cách đọc rất có hiệu lực và hay hơn hết vì rất dể nhớ, rất dể cảm xúc, rất sốt sắng và rất thánh thiện. Các nhà truyền giáo ở Tây Phương đọc trọn vẹn chuổi Kinh Mân Côi mỗi ngày, theo như phương pháp của ngài đề xướng và có thể đọc công khai mỗi ngày trong công vụ và ngài còn làm ra các luật lệ để các môn đệ của ngài đọc Kinh Mân Côi noi theo gương của ngài.
Nhờ vào đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày, thánh Monfort đã hóan cải được rất nhiều người tội lỗi và giúp họ giữ gìn những ân sủng để được bền vững trong đức tin và ngài có thể nói: “Không ai có thể từ chối trở lại khi tay ngài cầm lấy tràng hạt Mân Côi.. Có nhiều cách để phổ biến và làm cho mọi người yêu mến Kinh Mân Côi. Ngài giải thích là có 15 đoạn trình bày 15 mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Lại nữa người ta có thể vừa đi vừa đọc kinh vừa suy niệm, đi chung quanh nhà thờ, đi các chăng đường thánh giá v.v.. Khi cùng nhau đọc kinh Mân Côi lớn tiếng trong nhà thờ hay đọc khi đi rước kiệu thì lời kinh vang vọng trong không gian và những ân sủng sẽ từ trời ban xuống và người đọc kinh sẽ cảm thấy tràn đầy ân sủng vì đây là một sự sùng bái được Thiên Chúa chúc phúc.
Ngoài 15 mầu nhiệm trên, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II đã thêm vào 5 mầu nhiệm sự sáng, những yếu tố về cuộc đời công khai cũa Chúa Kitô ở trần gian. Đó là Phép Rửa trên sông Jordan, Phép Lạ trong tiệc cưới ở Cana, Rao Truyền Tin Mừng, Biến Dạng trên núi Tabor và Thiết lập Phép Thánh Thể. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II đã thêm vào 5 sự sáng trong phép lần hạt Mân Côi để nhắc lại đời sống công khai của Chúa Giêsu Kitô..
Kinh Mân Côi được thánh Đominicô sáng tạo vào đầu thế kỷ thứ 13. Nhờ vào lòng nhiệt thành của các Giáo Hoàng, và những thành quả lớn lao trong Giáo Hội, Kinh Mân Côi càng ngày càng trở nên đại chúng.
Thánh Dominicô có một lòng kính Đức Mẹ cách riêng. Nhưng mãi đến thế kỷ 14 thì Chân Phước Alain de La Roche, một nhà thuyết giáo thuộc dòng tu Đa minh mới đem phổ biến rộng rải lòng sung kính Đức Mẹ cho đại chúng. Và các kinh cầu và suy gẫm được sắp xếp và phổ biển với tràng hạt Mân Côi. Kinh Mân Côi là những đoá hoa hồng dâng lên Thiên Chúa qua lời cầu bàu của Mẹ Maria. Đó là một chuổi Kinh Kính Mừng và những suy tư về những mầu nhiệm vui mừng, đau buồn thương khó và hiển vinh về cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô. Cùng với Đức Mẹ theo như Tin Mừng của thánh Luca “các biến cố cuộc đời của Chúa in sâu đậm trong lòng Đức Me Maria.”
Một thời gian sau, trong những năm đầu của thế kỷ 18 xuất hiện một tu sĩ Đa Minh có thể gọi được là một nhà cải cách nổi bật của thế kỷ, đã truyền bá cho các nhà truyền giáo lòng nhiệt tình trong việc sùng kính Kinh Mân Côi Rất thánh: đó là thánh Louis–Marie de Monfort. Kể từ thánh Đôminicô, chưa có một người nào có nhiệt tình như nhà thuyết giáo này, ngài đã hăng say thiết lập những hội cầu nguyện Kinh Mân Côi. Vị thánh này đã thành lập những nơi nào mà không có hội cầu nguyện, ngài tin tưởng rằng Kinh Mân Côi là phương tiện rất có hiệu lực để đem Thiên Chúa vào trong tâm hồn của con người. Ngài tự đặt ra một phương pháp mới trong việc đọc kinh Mân Côi, đến nay vẫn là cách đọc rất có hiệu lực và hay hơn hết vì rất dể nhớ, rất dể cảm xúc, rất sốt sắng và rất thánh thiện. Các nhà truyền giáo ở Tây Phương đọc trọn vẹn chuổi Kinh Mân Côi mỗi ngày, theo như phương pháp của ngài đề xướng và có thể đọc công khai mỗi ngày trong công vụ và ngài còn làm ra các luật lệ để các môn đệ của ngài đọc Kinh Mân Côi noi theo gương của ngài.
Nhờ vào đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày, thánh Monfort đã hóan cải được rất nhiều người tội lỗi và giúp họ giữ gìn những ân sủng để được bền vững trong đức tin và ngài có thể nói: “Không ai có thể từ chối trở lại khi tay ngài cầm lấy tràng hạt Mân Côi.. Có nhiều cách để phổ biến và làm cho mọi người yêu mến Kinh Mân Côi. Ngài giải thích là có 15 đoạn trình bày 15 mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Lại nữa người ta có thể vừa đi vừa đọc kinh vừa suy niệm, đi chung quanh nhà thờ, đi các chăng đường thánh giá v.v.. Khi cùng nhau đọc kinh Mân Côi lớn tiếng trong nhà thờ hay đọc khi đi rước kiệu thì lời kinh vang vọng trong không gian và những ân sủng sẽ từ trời ban xuống và người đọc kinh sẽ cảm thấy tràn đầy ân sủng vì đây là một sự sùng bái được Thiên Chúa chúc phúc.
Ngoài 15 mầu nhiệm trên, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II đã thêm vào 5 mầu nhiệm sự sáng, những yếu tố về cuộc đời công khai cũa Chúa Kitô ở trần gian. Đó là Phép Rửa trên sông Jordan, Phép Lạ trong tiệc cưới ở Cana, Rao Truyền Tin Mừng, Biến Dạng trên núi Tabor và Thiết lập Phép Thánh Thể. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II đã thêm vào 5 sự sáng trong phép lần hạt Mân Côi để nhắc lại đời sống công khai của Chúa Giêsu Kitô..