SEOUL (UCAN) -- Tiểu ban Phụ nữ của các giám mục Công giáo Hàn Quốc, được thành lập cách đây 5 năm để trao quyền cho phụ nữ trong Giáo hội địa phương, đã phát triển vững vàng, mặc dù một số thành viên cảm thấy nhịp độ này quá trì trệ.
Susana Cho Hyun-soon nói: "Tiểu ban phụ nữ gần như ngưng hoạt động sau hai năm". Tiểu ban này trực thuộc Ủy ban Tông đồ Giáo dân của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc (CBCK).
Bà Cho nói với UCA News hôm 11-9: "Trong hai năm đầu, chúng tôi có một nhân viên làm việc toàn thời gian, nhưng bà ta đã bỏ đi và chúng tôi đã tìm cách duy trì tiểu ban kể từ đó". Bà là một trong 14 thành viên của tiểu ban -- tám nữ giáo dân, bốn linh mục và hai nữ tu.
Bà Cho còn làm giám đốc Trung tâm Phụ nữ Changwon thuộc giáo phận Masan, nói thêm: "Thật sự, đã có một số người cảm thấy kiệt quệ và thậm chí nghĩ rằng để chúng tôi làm việc cho xã hội theo cá nhân có thể tốt hơn".
CBCK thành lập tiểu ban tháng 9-2000 nhằm đáp lại đề nghị của Hiệp hội Bề trên Cả của các dòng tu nữ ở Hàn Quốc thành lập một ban nghiên cứu các vấn đề phụ nữ và đẩy mạnh các hoạt động cho phụ nữ trong Giáo hội. Ban này chính thức được thành lập vào năm sau đó.
Cha Russell Feldmeier, một thành viên của tiểu ban, đồng ý tiểu ban đã trải qua nhiều khó khăn. Vị linh mục dòng Maryknoll nói với UCA News hôm 12-9: "Nhưng cần nhận ra rằng tiểu ban đã thực hiện nhiệm vụ của mình liên tục trong 5 năm qua". Theo ngài nhận thấy, tiểu ban đã giúp Giáo hội khẳng định sự hiện diện và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, được ngài gọi là một thành quả lớn lao.
Chủ tịch tiểu ban là nữ tu Clara Lee Young-ja, nói với UCA News hôm 11-9 rằng ngoài những chương trình nâng cao nhận thức cho phụ nữ, thủ tục xin các giám mục chấp thuận các hoạt động của tiểu ban là dài dòng và phức tạp.
Chị than phiền: "Trong năm 2003, chúng tôi muốn phát hành một thông điệp chống bạo hành trong gia đình, nhưng phải thông qua một ủy ban giám mục, ủy ban thường trực và đại hội toàn thể của CBCK. Cuối cùng thông điệp này cũng được phát hành sau hai năm".
Cha Peter Pai Young-ho, tổng thư ký của CBCK, nói với UCA News hôm 12-9 rằng bất kỳ ủy ban nào cũng cần có thủ tục thích hợp để đưa ra đề xuất, và "các vấn đề nhạy cảm thường mất nhiều thời gian xem xét hơn".
Ngài thừa nhận tiểu ban đã làm rất nhiều để thay đổi thái độ của Giáo hội đối với phụ nữ, nhưng cho biết còn quá sớm để khái quát hóa các vấn đề phụ nữ trong Giáo hội. Ngài nói, "chúng ta cần thêm thời gian".
Nữ tu Lee còn kể lại tỉ mỉ tiểu ban đã đề nghị thành lập các ủy ban phụ nữ ở cấp giáo phận, và CBCK đã tán thành đề nghị này tại một đại hội toàn thể trong năm 2005. "Nhưng việc thực hiện lại hoàn toàn phụ thuộc vào đức giám mục của mỗi giáo phận. Đến nay tôi vẫn chưa nghe nói có giáo phận nào thành lập ủy ban".
Chị nói: "Tất cả những gì tiểu ban có thể làm chỉ là đề nghị. Chúng tôi không có quyền thực hiện những gì chúng tôi muốn làm. Rõ ràng là tiểu ban có những mặt hạn chế và tôi cảm thấy thất vọng".
Nữ tu Lee lưu ý rằng mặc dù tiểu ban hoạt động và không có sự can thiệp của ủy ban hoạt động tông đồ giáo dân, nhưng "sẽ tốt hơn nhiều nếu phụ nữ có một ủy ban độc lập -- chứ không phải là một tiểu ban -- với tư cách là ban đại diện cho phụ nữ, chiếm 60% trong Giáo hội Hàn Quốc".
Tiểu ban đã giáo dục cho các lãnh đạo phụ nữ đến từ các tổng giáo phận Daegu, Kwangju và Seoul, và năm giáo phận khác, "vì thế hiện nay chúng tôi tập trung nhiều hơn về các phụ nữ bình thường ở cấp giáo xứ", theo chủ tịch tiểu ban. "Để làm việc này, chúng tôi sắp soạn xong một cuốn tài liệu và dự định xuất bản trong năm nay. Mục đích của cuốn sách này là nhằm làm cho nữ giáo dân trong Giáo hội nhận thấy rõ vai trò của họ về phẩm giá của phụ nữ và bình đẳng giới tính".
Cuốn sách gồm 640 trang, được tiểu ban bắt đầu biên soạn hồi tháng 10-2002, sử dụng các văn kiện của Giáo hội địa phương cũng như các bản văn của Tòa Thánh đã được dịch sang tiếng Hàn Quốc".
Tiểu ban còn tổ chức một cuộc khảo sát về thái độ của phụ nữ đối với Giáo hội và đời sống xã hội.
Hôm 7-9, tiểu ban đã tổ chức hội nghị chuyên đề "Tầm nhìn Mục vụ cho Phụ nữ trong Thế kỷ 21" để kỷ niệm 5 năm thành lập tiểu ban. Khoảng 200 linh mục, nữ tu và giáo dân đã tham dự hội nghị tại Nhà thờ Chính tòa Myongdong ở Seoul.
Susana Cho Hyun-soon nói: "Tiểu ban phụ nữ gần như ngưng hoạt động sau hai năm". Tiểu ban này trực thuộc Ủy ban Tông đồ Giáo dân của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc (CBCK).
Bà Cho nói với UCA News hôm 11-9: "Trong hai năm đầu, chúng tôi có một nhân viên làm việc toàn thời gian, nhưng bà ta đã bỏ đi và chúng tôi đã tìm cách duy trì tiểu ban kể từ đó". Bà là một trong 14 thành viên của tiểu ban -- tám nữ giáo dân, bốn linh mục và hai nữ tu.
Bà Cho còn làm giám đốc Trung tâm Phụ nữ Changwon thuộc giáo phận Masan, nói thêm: "Thật sự, đã có một số người cảm thấy kiệt quệ và thậm chí nghĩ rằng để chúng tôi làm việc cho xã hội theo cá nhân có thể tốt hơn".
CBCK thành lập tiểu ban tháng 9-2000 nhằm đáp lại đề nghị của Hiệp hội Bề trên Cả của các dòng tu nữ ở Hàn Quốc thành lập một ban nghiên cứu các vấn đề phụ nữ và đẩy mạnh các hoạt động cho phụ nữ trong Giáo hội. Ban này chính thức được thành lập vào năm sau đó.
Cha Russell Feldmeier, một thành viên của tiểu ban, đồng ý tiểu ban đã trải qua nhiều khó khăn. Vị linh mục dòng Maryknoll nói với UCA News hôm 12-9: "Nhưng cần nhận ra rằng tiểu ban đã thực hiện nhiệm vụ của mình liên tục trong 5 năm qua". Theo ngài nhận thấy, tiểu ban đã giúp Giáo hội khẳng định sự hiện diện và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, được ngài gọi là một thành quả lớn lao.
Chủ tịch tiểu ban là nữ tu Clara Lee Young-ja, nói với UCA News hôm 11-9 rằng ngoài những chương trình nâng cao nhận thức cho phụ nữ, thủ tục xin các giám mục chấp thuận các hoạt động của tiểu ban là dài dòng và phức tạp.
Chị than phiền: "Trong năm 2003, chúng tôi muốn phát hành một thông điệp chống bạo hành trong gia đình, nhưng phải thông qua một ủy ban giám mục, ủy ban thường trực và đại hội toàn thể của CBCK. Cuối cùng thông điệp này cũng được phát hành sau hai năm".
Cha Peter Pai Young-ho, tổng thư ký của CBCK, nói với UCA News hôm 12-9 rằng bất kỳ ủy ban nào cũng cần có thủ tục thích hợp để đưa ra đề xuất, và "các vấn đề nhạy cảm thường mất nhiều thời gian xem xét hơn".
Ngài thừa nhận tiểu ban đã làm rất nhiều để thay đổi thái độ của Giáo hội đối với phụ nữ, nhưng cho biết còn quá sớm để khái quát hóa các vấn đề phụ nữ trong Giáo hội. Ngài nói, "chúng ta cần thêm thời gian".
Nữ tu Lee còn kể lại tỉ mỉ tiểu ban đã đề nghị thành lập các ủy ban phụ nữ ở cấp giáo phận, và CBCK đã tán thành đề nghị này tại một đại hội toàn thể trong năm 2005. "Nhưng việc thực hiện lại hoàn toàn phụ thuộc vào đức giám mục của mỗi giáo phận. Đến nay tôi vẫn chưa nghe nói có giáo phận nào thành lập ủy ban".
Chị nói: "Tất cả những gì tiểu ban có thể làm chỉ là đề nghị. Chúng tôi không có quyền thực hiện những gì chúng tôi muốn làm. Rõ ràng là tiểu ban có những mặt hạn chế và tôi cảm thấy thất vọng".
Nữ tu Lee lưu ý rằng mặc dù tiểu ban hoạt động và không có sự can thiệp của ủy ban hoạt động tông đồ giáo dân, nhưng "sẽ tốt hơn nhiều nếu phụ nữ có một ủy ban độc lập -- chứ không phải là một tiểu ban -- với tư cách là ban đại diện cho phụ nữ, chiếm 60% trong Giáo hội Hàn Quốc".
Tiểu ban đã giáo dục cho các lãnh đạo phụ nữ đến từ các tổng giáo phận Daegu, Kwangju và Seoul, và năm giáo phận khác, "vì thế hiện nay chúng tôi tập trung nhiều hơn về các phụ nữ bình thường ở cấp giáo xứ", theo chủ tịch tiểu ban. "Để làm việc này, chúng tôi sắp soạn xong một cuốn tài liệu và dự định xuất bản trong năm nay. Mục đích của cuốn sách này là nhằm làm cho nữ giáo dân trong Giáo hội nhận thấy rõ vai trò của họ về phẩm giá của phụ nữ và bình đẳng giới tính".
Cuốn sách gồm 640 trang, được tiểu ban bắt đầu biên soạn hồi tháng 10-2002, sử dụng các văn kiện của Giáo hội địa phương cũng như các bản văn của Tòa Thánh đã được dịch sang tiếng Hàn Quốc".
Tiểu ban còn tổ chức một cuộc khảo sát về thái độ của phụ nữ đối với Giáo hội và đời sống xã hội.
Hôm 7-9, tiểu ban đã tổ chức hội nghị chuyên đề "Tầm nhìn Mục vụ cho Phụ nữ trong Thế kỷ 21" để kỷ niệm 5 năm thành lập tiểu ban. Khoảng 200 linh mục, nữ tu và giáo dân đã tham dự hội nghị tại Nhà thờ Chính tòa Myongdong ở Seoul.