Giáo Hội lên tiếng kêu gọi các công ty hãy trả một mức lương tương xứng cho tất cả các nhân viên. Thế nhưng, điều đó trông có vẽ nói dễ hơn làm.
LTS: Nguyên bản tiếng Anh của tác giả William Bole trong bài viết có nhan đề “Struggles of Modern Catholic Executives” được trích đăng trong Tạp Chí Catholic Digest số ra Tháng 04/2006 ở trang 72-77.
Vào Tháng 05/2005, dịch giả cũng đã chuyển ngữ bài viết của hãng tin Zenit có nhan đề “Tìm hiểu về mức lương của các Chủ Tịch Điều Hành Công Ty: liệu chăng quá đáng?” Nay xin tiếp tục chủ đề đó qua bài viết này.
Giống như hầu hết những công ty kinh doanh khác, Blistex, Inc. cũng có những giai đoạn thăng trầm. Công ty chuyên sản xuất về các sản phẩm dược bán cho các khách hàng mà không cần phải có toa của bác sĩ. Chuyện kinh doanh của công ty phát đạt vào mùa lạnh và lúc đó phải mướn thêm rất nhiều công nhân sản xuất nữa để kịp tung ra loại dầu được dùng cho những môi bị sứt nẻ vào mùa lạnh.
Còn vào những mùa khác, thì Blistex cần ít nhân viên hơn. Đối với nhiều công ty khác, điều này cũng có nghĩa là sa thãi đi nhân viên. Thế nhưng viên chức điều hành chính của công ty là Richard Green, đã từ lâu quyết định rằng không có một nhân viên nào bị cho nghĩ việc hay bị cắt giảm lương ngay cả trong những lúc kinh doanh bị chậm đi hoặc xuống dốc.
Green, là một người Công Giáo, nên Ông đón nhận những giảng dạy về mặt xã hội của Giáo Hội một cách rất nghiêm chỉnh, và quyết định mà Ông đưa ra, không những thuộc về lương tâm mà còn về cả cung cách điều hành giỏi dang của vị cao cấp của công ty. Thế nhưng quyết định đó của Ông lại dẫn đến một tình huống đạo đức nan giải khác. Green bắt đầu thuê mướn các công nhân tạm thời – những người mà Ông gọi từ các công ty chuyên cung cấp nhân lực lao động – trong suốt thời gian ăn nên làm ra của công ty. Ông nhìn nhận rằng: “Những công nhân thuê mướn tạm thời này làm việc ít giờ hơn những nhân viên sản xuất bình thường của công ty, mà không nhận được lợi ích nào cả từ công ty.”
Những nhân viên tạm thời này được trả tiền bởi các công ty chuyên cung cấp nhân lực tạm thời. Green nói rằng Ông tin chắc rằng là họ được trả lương một cách tử tế, đàng hoàng, vì các công ty nhân lực này chuyên cạnh tranh rất gay gắt với nhau hòng có được những nhân viên giỏi nhất, đặc biệt là trong các vùng thi trấn chính như Chicago, là nơi mà công ty Blistex tọa lạc. Hay nói một cách thẳng thắn hơn là những nhân viên chính thức của Ông làm việc trọn một năm, nhưng kiếm được một khoản tiền mà Ông gọi là một mức lương đủ sống.
Như những chọn lựa của Ông Green cho thấy, những sự mơ hồ nhập nhằng và việc trao đổi qua lại là chuyện không thể tránh khỏi với bất kỳ những nổ lực nào hòng đem áp dụng ra những giảng dạy có liên quan đến đạo đức và mặc xã hội của Giáo Hội vào việc kinh doanh thực tiển. Đối với những người Công Giáo, những giảng dạy này bao gồm luôn học thuyết về một mức lương công bằng, mà mỗi người nhân viên có quyền đòi hỏi về mặt đạo đức luân lý, lẫn pháp lý để có được một mức lương chính đáng hòng hổ trợ cho chính bản thân của người nhân viên đó và gia đình của anh/chị ta.
Hai mươi chín viên chức kinh doanh cao cấp, trong đó có cả Ông Green, đã dành thời gian để tìm hiểu và suy nghĩ một cách rất sâu xa về việc học thuyết về mặt xã hội này của Giáo Hội có ý nghĩa như thế nào đối với họ trong thị trường toàn cầu hóa, vốn mang tính cạnh tranh cực kỳ gay gắt ngay trong chính thời đại hiện nay.
Hằng tháng, họ cùng gặp gỡ nhau trong vòng một năm rưởi trong tư cách là những thành viên của Hội Những Nhà Lãnh Đạo Kinh Doanh Đạo Đức, Ưu Tú và Công Bằng (Business Leaders for Ethics, Excellence, and Justice hay viết tắt là BEEJ), một dự án của Trung Tâm Giao Lộ của Đức Tin và Hành Động (Crossroad Center for Faith and Work) tại Nhà Thờ Thánh Patrick Củ ở downtown Chicago. Những phản hồi của họ về lời khuyên của Đức Thánh Cha được trình bày trong cuốn sách có nhan đề “Không Chỉ Là Một Mức Lương Vừa Đủ” (Not Just a Just Wage).
Không phải hầu hết mọi thành viên đều sẳn sàng nắm bắt lấy học thuyết về một mức lương vừa đủ của Giáo Hội. Một vài người cộng tác vào cuốn sách dày 59 trang được bỏ ra vì quan điểm của Đức Thánh Cha cho rằng việc đề ra những mức lương không chỉ nên thuần tuý hướng vào các lực lượng của thị trường tự do, vốn là trọng tâm chính về quan điểm của Giáo Hội. Một vài thành viên quan khác thì quan ngại rằng một học thuyết như vậy chỉ tạo ra thêm rắc rối cho một công ty mà thôi, đặc biệt là nếu những đối thủ cạnh tranh của công ty đó đang trả lương cho các nhân công của họ ít hơn mức lương vừa đủ để các nhân công có thể giúp đỡ cho các gia đình của họ.
John Vail, chủ tịch của BEEJ nói: “Nếu áp dụng việc đó, tức việc chi trả một mức lương vừa đủ cho các nhân công, một cách cao độ và trung thành, thì chẳng bao lâu công ty sẽ bị phá sản vì nó đang vận hành trong một nền kinh tế toàn cầu. Và một công ty bị phá sản thì nó chẳng có thể phục vụ được cho bất kỳ ai cả.”
Tuy nhiên, Vail và hầu hết các thành viên của BEEJ đang thúc giục những người Công Giáo phải đi theo một khuynh hướng hơi bị bẻ cong một chút. Bill Yacullo, một trong những người sáng lập ra nhóm BEEJ, nói chắc chắn là Ông ta sẽ không thể nào đi đúng theo quyển sách.
Yacullo, người làm chủ một hảng tuyển mộ các nhân viên cao cấp tại Chicago có bảy nhân viên nói: “Với tư cách là một người làm chủ công ty, đã hơn hai năm qua tôi chưa hề nhận được một đồng lương nào cả để cho các nhân viên của tôi có thể nhận được lương.”
Về vấn đề có liên quan đến nguyên tắc, Ông Yacullo cùng với những thành viên khác của BEEJ hỏi là liệu đó có phải là hợp với đạo đức và luân lý không khi những viên chức cao cấp của công ty nhận các khoản đền bù ngoài sổ sách, và đối với những cổ đông, cứ tiếp tục nhận được lợi nhuận vào túi của họ khi các công ty của họ trả lương rất thấp cho nhân viên.
Họ cũng còn có vấn nạn với những khái niệm về việc chắt chiu từng xu một của học thuyết về một mức lương tương xứng. Ông Vail hỏi: “Chỉ việc mang một nhân viên nào đó lên trên mức nghèo tối thiểu (poverty line) – thì liệu điều đó có công bằng chăng? Liệu điều đó có hợp với công lý không?”
Thì đây không phải là vấn đề đảng phái trong các công ty lớn và chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ. Theo truyền thống của những giảng dạy có liên quan đến xã hội của Giáo Hội Công Giáo, một mức lương vừa đủ (just wage) chính là những gì mà các nhân viên và các gia đình của họ cần để mọi thành viên gia đình có thể sống một cuộc sống mang tính nhân phẩm trong cộng đoàn. Truyền thống này nhìn nhận rằng, định nghĩa này có ý nghĩa như thế nào, dưới dạng đôla và xu, thì rất khác nhau giữa các quốc gia, và thậm chí từ vùng này sang vùng khác. Và công ty này có thể khác với công ty kia, tùy thuộc vào tình trạng tài chánh của công ty.
Thế nhưng, những gì mà các vị Giáo Hoàng quá cố trong quá khứ khẳng định chính là một mức lương công bằng, vừa đủ có thể đáp ứng nhiều hơn so với những nhu cầu tối cần nhất trong cuộc sống. Tại vùng Bắc Châu Mỹ, hầu hết các nhà bình luận viên Công Giáo đều nói rằng một gia đình làm việc không những chỉ có một nơi xứng đáng để sinh sống, mà còn phải có ít nhất là một TV và VCR, vì không có những thứ đó, họ rất dễ trở thành những người bị xã hội bỏ rơi.
Trong các Thông Điệp của các Ngài về những vấn đề có liên quan đến xã hội, các vị Cố Giáo Hoàng cũng đã tuyên bố rằng, thậm chí đối với ngay cả những nhân viên nghèo nhất, thì họ cũng còn phải có một khoản chút đỉnh nào đó phòng trường hợp trái gió, trở trời, để có thể xây dựng một tổ ấm cho gia đình, để họ có những khoản thời gian an nhàn để dành cho các gia đình của họ, và cho chính Thiên Chúa của họ.
Hàng triệu trẻ em sống tại các gia đình mà tổng thu nhập đẩy các em xuống dưới mức nghèo tối thiểu. Theo chính phủ liên bang Hoa Kỳ, một gia đình gồm 4 người được cho là nghèo nếu tổng thu nhập của gia đình dưới $19,350 một năm năm. Thế nhưng, một mức lương vừa trên mức trung bình đó thì đó không phải là một mức lương vừa đủ sống bằng tất cả mọi cách lý luận khác nhau (những thuật ngữ như: mức lương đủ sống (living wage), mức lương vừa đủ (just wage), và mức lương gia đình (family wage) được dùng thay đổi xen kẽ nhau trong truyền thống của Giáo Hội).
Vào lúc này đây, cuộc tranh cãi về mức lương vừa đủ vẫn thường hay bị bao quanh bởi câu hỏi là liệu đó có phải là cách để đẩy mức lương qui định tối thiểu của chính phủ liên bang lên hay không. Mức lương tối thiểu thấp nhất hiện nay theo qui định của chính phủ liên bang là $5.15 một giờ, vẫn không thể nào đủ để kéo một gia đình ra khỏi mức nghèo.
Theo truyền thống về mặt xã hội của Công Giáo, các chính phủ có một vai trò quan trọng, không thể nào thiếu được, và các công ty tư nhân cũng không khác gì mấy. Tuy nhiên, rất nhiều người làm chủ công ty nhận thấy một phần của giảng dạy này chính là một sự vật lộn mang tính cá nhân (personal struggle).
Ông Green kể về một Đức Giám Mục, vị vừa mới hỏi Ông rằng tại sao các công ty không bắt chước giống như công ty của Ông trong việc nâng giá lên như là cách để đền bù vào việc trả lương cho những nhân viên có thu nhập thấp. Câu trả lời mà Ông ta đưa ra: chính là một giải pháp cực kỳ khó khăn và rất hiếm đối với những công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh. Ông Green trả lời rằng: “Chúng ta sống trong một thời đại khi mà đại công ty Wal-Mart thống trị cả thế giới. Và chúng ta không thể nào nâng giá sản phẩm lên được nữa.”
Những người kinh doanh thương mại mà những nhận xét và bình luận của họ xuất hiện trong cuốn sách “Không Chỉ Là Một Mức Lương Vừa Đủ” khác nhau rất nhiều về việc đâu chính là sự hình thành nên một mức lương mang tính thoái thác này. Bằng việc đóng góp vào cuốn sách, nhà sản xuất thực phẩm Jack McNamara viết rằng, mức lương khởi đầu tại công ty đã được công đoàn hóa của Ông là $6.25/giờ, vốn sẽ được tăng lên $9/giờ sau 1,095 ngày. Ông nhìn nhận rằng, điều đó “trông có vẽ là ai cũng có thể làm được” thế nhưng thực tế thì không phải như vậy với một mức lương khởi điểm quá cao như vậy.
Tuy nhiên, phần lớn, BEEJ đã không cố gắng áp đặt ra một con số nào cả về mức lương vừa đủ. Thay vào đó, cuốn sách nêu ra hàng loạt các tiêu chuẩn nhằm để quyết định ra đâu là một mức lương vừa đủ. Chúng bao gồm:
(1) Không ai nên thừa nhận rằng một mức lương đơn giản chỉ là một mức lương vừa đủ chỉ vì một người nào đó đang cố làm việc để kiếm được khoản lương đó.
(2) Tất cả các nhân viên đều phải có ít nhất quyền để nhận được một mức lương vừa đủ khi các ông chủ và những người đầu tư vào công ty cố lấy đi phần lợi nhuận từ việc đầu tư mang lại của họ.
Ông Vail lưu ý rằng khi nền kinh tế xuống dốc, câu hỏi đưa ra chính là: Ai sẽ trả giá cho điều đó? Ông nói: “Trong mô hình kinh doanh hiện nay, những ông chủ và những cổ đông cuối cùng chính là những người cảm thấy sự đau đớn. Chúng ta tin rằng những ông chủ và những người đầu tư nên cùng chia sẽ nổi đau đó với các nhân viên trong lúc kinh doanh xuống dốc, và cùng chia sẽ lợi nhuận với họ khi việc kinh doanh gặp chiều thuận lợi.”
Một Vài Con Số So Sánh Giữa Năm 1950 Đến 2006 (Theo Cục Thống Kê Hoa Kỳ):
* Trong Năm 1950:
Mức lương tối thiểu trong 1giờ của Liên Bang là: 25 cents.
Mức thu nhập trung bình hằng năm: $2,670 (cho nam) và $1,203 (cho nữ).
Giá trung bình của một căn nhà mới: $14,500.
Giá trung bình của một chiếc xe mới là: $1,750.
* Trong Năm 2005-2006:
Mức lương tối thiểu trong 1h của Liên Bang là: $5.15.
Mức thu nhập trung bình hằng năm: $34,268 (cho cả nam lẫn nữ).
Giá trung bình của một căn nhà mới: $215,900.
Giá trung bình của một chiếc xe mới là: $28,000.
LTS: Nguyên bản tiếng Anh của tác giả William Bole trong bài viết có nhan đề “Struggles of Modern Catholic Executives” được trích đăng trong Tạp Chí Catholic Digest số ra Tháng 04/2006 ở trang 72-77.
Vào Tháng 05/2005, dịch giả cũng đã chuyển ngữ bài viết của hãng tin Zenit có nhan đề “Tìm hiểu về mức lương của các Chủ Tịch Điều Hành Công Ty: liệu chăng quá đáng?” Nay xin tiếp tục chủ đề đó qua bài viết này.
Viên chức công ty |
Còn vào những mùa khác, thì Blistex cần ít nhân viên hơn. Đối với nhiều công ty khác, điều này cũng có nghĩa là sa thãi đi nhân viên. Thế nhưng viên chức điều hành chính của công ty là Richard Green, đã từ lâu quyết định rằng không có một nhân viên nào bị cho nghĩ việc hay bị cắt giảm lương ngay cả trong những lúc kinh doanh bị chậm đi hoặc xuống dốc.
Green, là một người Công Giáo, nên Ông đón nhận những giảng dạy về mặt xã hội của Giáo Hội một cách rất nghiêm chỉnh, và quyết định mà Ông đưa ra, không những thuộc về lương tâm mà còn về cả cung cách điều hành giỏi dang của vị cao cấp của công ty. Thế nhưng quyết định đó của Ông lại dẫn đến một tình huống đạo đức nan giải khác. Green bắt đầu thuê mướn các công nhân tạm thời – những người mà Ông gọi từ các công ty chuyên cung cấp nhân lực lao động – trong suốt thời gian ăn nên làm ra của công ty. Ông nhìn nhận rằng: “Những công nhân thuê mướn tạm thời này làm việc ít giờ hơn những nhân viên sản xuất bình thường của công ty, mà không nhận được lợi ích nào cả từ công ty.”
Những nhân viên tạm thời này được trả tiền bởi các công ty chuyên cung cấp nhân lực tạm thời. Green nói rằng Ông tin chắc rằng là họ được trả lương một cách tử tế, đàng hoàng, vì các công ty nhân lực này chuyên cạnh tranh rất gay gắt với nhau hòng có được những nhân viên giỏi nhất, đặc biệt là trong các vùng thi trấn chính như Chicago, là nơi mà công ty Blistex tọa lạc. Hay nói một cách thẳng thắn hơn là những nhân viên chính thức của Ông làm việc trọn một năm, nhưng kiếm được một khoản tiền mà Ông gọi là một mức lương đủ sống.
Như những chọn lựa của Ông Green cho thấy, những sự mơ hồ nhập nhằng và việc trao đổi qua lại là chuyện không thể tránh khỏi với bất kỳ những nổ lực nào hòng đem áp dụng ra những giảng dạy có liên quan đến đạo đức và mặc xã hội của Giáo Hội vào việc kinh doanh thực tiển. Đối với những người Công Giáo, những giảng dạy này bao gồm luôn học thuyết về một mức lương công bằng, mà mỗi người nhân viên có quyền đòi hỏi về mặt đạo đức luân lý, lẫn pháp lý để có được một mức lương chính đáng hòng hổ trợ cho chính bản thân của người nhân viên đó và gia đình của anh/chị ta.
Hai mươi chín viên chức kinh doanh cao cấp, trong đó có cả Ông Green, đã dành thời gian để tìm hiểu và suy nghĩ một cách rất sâu xa về việc học thuyết về mặt xã hội này của Giáo Hội có ý nghĩa như thế nào đối với họ trong thị trường toàn cầu hóa, vốn mang tính cạnh tranh cực kỳ gay gắt ngay trong chính thời đại hiện nay.
Hằng tháng, họ cùng gặp gỡ nhau trong vòng một năm rưởi trong tư cách là những thành viên của Hội Những Nhà Lãnh Đạo Kinh Doanh Đạo Đức, Ưu Tú và Công Bằng (Business Leaders for Ethics, Excellence, and Justice hay viết tắt là BEEJ), một dự án của Trung Tâm Giao Lộ của Đức Tin và Hành Động (Crossroad Center for Faith and Work) tại Nhà Thờ Thánh Patrick Củ ở downtown Chicago. Những phản hồi của họ về lời khuyên của Đức Thánh Cha được trình bày trong cuốn sách có nhan đề “Không Chỉ Là Một Mức Lương Vừa Đủ” (Not Just a Just Wage).
Không phải hầu hết mọi thành viên đều sẳn sàng nắm bắt lấy học thuyết về một mức lương vừa đủ của Giáo Hội. Một vài người cộng tác vào cuốn sách dày 59 trang được bỏ ra vì quan điểm của Đức Thánh Cha cho rằng việc đề ra những mức lương không chỉ nên thuần tuý hướng vào các lực lượng của thị trường tự do, vốn là trọng tâm chính về quan điểm của Giáo Hội. Một vài thành viên quan khác thì quan ngại rằng một học thuyết như vậy chỉ tạo ra thêm rắc rối cho một công ty mà thôi, đặc biệt là nếu những đối thủ cạnh tranh của công ty đó đang trả lương cho các nhân công của họ ít hơn mức lương vừa đủ để các nhân công có thể giúp đỡ cho các gia đình của họ.
John Vail, chủ tịch của BEEJ nói: “Nếu áp dụng việc đó, tức việc chi trả một mức lương vừa đủ cho các nhân công, một cách cao độ và trung thành, thì chẳng bao lâu công ty sẽ bị phá sản vì nó đang vận hành trong một nền kinh tế toàn cầu. Và một công ty bị phá sản thì nó chẳng có thể phục vụ được cho bất kỳ ai cả.”
Tuy nhiên, Vail và hầu hết các thành viên của BEEJ đang thúc giục những người Công Giáo phải đi theo một khuynh hướng hơi bị bẻ cong một chút. Bill Yacullo, một trong những người sáng lập ra nhóm BEEJ, nói chắc chắn là Ông ta sẽ không thể nào đi đúng theo quyển sách.
Yacullo, người làm chủ một hảng tuyển mộ các nhân viên cao cấp tại Chicago có bảy nhân viên nói: “Với tư cách là một người làm chủ công ty, đã hơn hai năm qua tôi chưa hề nhận được một đồng lương nào cả để cho các nhân viên của tôi có thể nhận được lương.”
Về vấn đề có liên quan đến nguyên tắc, Ông Yacullo cùng với những thành viên khác của BEEJ hỏi là liệu đó có phải là hợp với đạo đức và luân lý không khi những viên chức cao cấp của công ty nhận các khoản đền bù ngoài sổ sách, và đối với những cổ đông, cứ tiếp tục nhận được lợi nhuận vào túi của họ khi các công ty của họ trả lương rất thấp cho nhân viên.
Họ cũng còn có vấn nạn với những khái niệm về việc chắt chiu từng xu một của học thuyết về một mức lương tương xứng. Ông Vail hỏi: “Chỉ việc mang một nhân viên nào đó lên trên mức nghèo tối thiểu (poverty line) – thì liệu điều đó có công bằng chăng? Liệu điều đó có hợp với công lý không?”
Thì đây không phải là vấn đề đảng phái trong các công ty lớn và chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ. Theo truyền thống của những giảng dạy có liên quan đến xã hội của Giáo Hội Công Giáo, một mức lương vừa đủ (just wage) chính là những gì mà các nhân viên và các gia đình của họ cần để mọi thành viên gia đình có thể sống một cuộc sống mang tính nhân phẩm trong cộng đoàn. Truyền thống này nhìn nhận rằng, định nghĩa này có ý nghĩa như thế nào, dưới dạng đôla và xu, thì rất khác nhau giữa các quốc gia, và thậm chí từ vùng này sang vùng khác. Và công ty này có thể khác với công ty kia, tùy thuộc vào tình trạng tài chánh của công ty.
Thế nhưng, những gì mà các vị Giáo Hoàng quá cố trong quá khứ khẳng định chính là một mức lương công bằng, vừa đủ có thể đáp ứng nhiều hơn so với những nhu cầu tối cần nhất trong cuộc sống. Tại vùng Bắc Châu Mỹ, hầu hết các nhà bình luận viên Công Giáo đều nói rằng một gia đình làm việc không những chỉ có một nơi xứng đáng để sinh sống, mà còn phải có ít nhất là một TV và VCR, vì không có những thứ đó, họ rất dễ trở thành những người bị xã hội bỏ rơi.
Trong các Thông Điệp của các Ngài về những vấn đề có liên quan đến xã hội, các vị Cố Giáo Hoàng cũng đã tuyên bố rằng, thậm chí đối với ngay cả những nhân viên nghèo nhất, thì họ cũng còn phải có một khoản chút đỉnh nào đó phòng trường hợp trái gió, trở trời, để có thể xây dựng một tổ ấm cho gia đình, để họ có những khoản thời gian an nhàn để dành cho các gia đình của họ, và cho chính Thiên Chúa của họ.
Hàng triệu trẻ em sống tại các gia đình mà tổng thu nhập đẩy các em xuống dưới mức nghèo tối thiểu. Theo chính phủ liên bang Hoa Kỳ, một gia đình gồm 4 người được cho là nghèo nếu tổng thu nhập của gia đình dưới $19,350 một năm năm. Thế nhưng, một mức lương vừa trên mức trung bình đó thì đó không phải là một mức lương vừa đủ sống bằng tất cả mọi cách lý luận khác nhau (những thuật ngữ như: mức lương đủ sống (living wage), mức lương vừa đủ (just wage), và mức lương gia đình (family wage) được dùng thay đổi xen kẽ nhau trong truyền thống của Giáo Hội).
Vào lúc này đây, cuộc tranh cãi về mức lương vừa đủ vẫn thường hay bị bao quanh bởi câu hỏi là liệu đó có phải là cách để đẩy mức lương qui định tối thiểu của chính phủ liên bang lên hay không. Mức lương tối thiểu thấp nhất hiện nay theo qui định của chính phủ liên bang là $5.15 một giờ, vẫn không thể nào đủ để kéo một gia đình ra khỏi mức nghèo.
Theo truyền thống về mặt xã hội của Công Giáo, các chính phủ có một vai trò quan trọng, không thể nào thiếu được, và các công ty tư nhân cũng không khác gì mấy. Tuy nhiên, rất nhiều người làm chủ công ty nhận thấy một phần của giảng dạy này chính là một sự vật lộn mang tính cá nhân (personal struggle).
Ông Green kể về một Đức Giám Mục, vị vừa mới hỏi Ông rằng tại sao các công ty không bắt chước giống như công ty của Ông trong việc nâng giá lên như là cách để đền bù vào việc trả lương cho những nhân viên có thu nhập thấp. Câu trả lời mà Ông ta đưa ra: chính là một giải pháp cực kỳ khó khăn và rất hiếm đối với những công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh. Ông Green trả lời rằng: “Chúng ta sống trong một thời đại khi mà đại công ty Wal-Mart thống trị cả thế giới. Và chúng ta không thể nào nâng giá sản phẩm lên được nữa.”
Những người kinh doanh thương mại mà những nhận xét và bình luận của họ xuất hiện trong cuốn sách “Không Chỉ Là Một Mức Lương Vừa Đủ” khác nhau rất nhiều về việc đâu chính là sự hình thành nên một mức lương mang tính thoái thác này. Bằng việc đóng góp vào cuốn sách, nhà sản xuất thực phẩm Jack McNamara viết rằng, mức lương khởi đầu tại công ty đã được công đoàn hóa của Ông là $6.25/giờ, vốn sẽ được tăng lên $9/giờ sau 1,095 ngày. Ông nhìn nhận rằng, điều đó “trông có vẽ là ai cũng có thể làm được” thế nhưng thực tế thì không phải như vậy với một mức lương khởi điểm quá cao như vậy.
Tuy nhiên, phần lớn, BEEJ đã không cố gắng áp đặt ra một con số nào cả về mức lương vừa đủ. Thay vào đó, cuốn sách nêu ra hàng loạt các tiêu chuẩn nhằm để quyết định ra đâu là một mức lương vừa đủ. Chúng bao gồm:
(1) Không ai nên thừa nhận rằng một mức lương đơn giản chỉ là một mức lương vừa đủ chỉ vì một người nào đó đang cố làm việc để kiếm được khoản lương đó.
(2) Tất cả các nhân viên đều phải có ít nhất quyền để nhận được một mức lương vừa đủ khi các ông chủ và những người đầu tư vào công ty cố lấy đi phần lợi nhuận từ việc đầu tư mang lại của họ.
Ông Vail lưu ý rằng khi nền kinh tế xuống dốc, câu hỏi đưa ra chính là: Ai sẽ trả giá cho điều đó? Ông nói: “Trong mô hình kinh doanh hiện nay, những ông chủ và những cổ đông cuối cùng chính là những người cảm thấy sự đau đớn. Chúng ta tin rằng những ông chủ và những người đầu tư nên cùng chia sẽ nổi đau đó với các nhân viên trong lúc kinh doanh xuống dốc, và cùng chia sẽ lợi nhuận với họ khi việc kinh doanh gặp chiều thuận lợi.”
Một Vài Con Số So Sánh Giữa Năm 1950 Đến 2006 (Theo Cục Thống Kê Hoa Kỳ):
* Trong Năm 1950:
Mức lương tối thiểu trong 1giờ của Liên Bang là: 25 cents.
Mức thu nhập trung bình hằng năm: $2,670 (cho nam) và $1,203 (cho nữ).
Giá trung bình của một căn nhà mới: $14,500.
Giá trung bình của một chiếc xe mới là: $1,750.
* Trong Năm 2005-2006:
Mức lương tối thiểu trong 1h của Liên Bang là: $5.15.
Mức thu nhập trung bình hằng năm: $34,268 (cho cả nam lẫn nữ).
Giá trung bình của một căn nhà mới: $215,900.
Giá trung bình của một chiếc xe mới là: $28,000.