(Rome) Trong buổi họp báo diễn ra ngày 11/08/2006, Tòa Thánh mạnh mẽ phản đối việc Nam Dương tử hình 3 người Công Giáo là các ông Fabianus Tibo, Dominggus da Silva, và Marinus Riwu. Cả 3 người đã bị tuyên án tử hình vào năm 2001 vì bị cho là dính líu vào vụ xô xát tại một trường nội trú của Hồi Giáo tại thị trấn Poso, trung bộ Sulawesi.
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhân danh Đức Thánh Cha đã viết thư cho tổng thống Nam Dương Susilo Ydhoyono xin ân xá cho Fabianus Tibo, Dominggus da Silva, và Marinus Riwu.
Bức thư có đoạn viết: “Nhân danh Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, tôi cậy nhờ đến ngài lần nữa, Thưa Tổng Thống, để xin sự can thiệp của ngài trên cơ sở nhân đạo, và tính chất đặc thù trong vụ này, để xin ban ân xá cho ba công dân Công Giáo của xứ sở ngài”.
Đức Hồng Y viết tiếp:
“Bổ túc thêm tiếng nói của tôi vào tiếng nói của những người khác, tôi cũng muốn lưu ý nơi đây lập trường của Giáo Hội Công Giáo mà trong những dịp khác nhau đã được đưa ra để chống lại án tử hình”.
Cuối thư, Đức Hồng Y viết:
“Tin tưởng rằng thỉnh cầu nhân danh Đức Thánh Cha sẽ nhận được đáp trả tích cực, tôi xin gởi đến ngài tình cảm trân trọng”.
Như quý độc giả đã biết, tiếp được điện văn của Đức Thánh Cha, tổng thống Nam Dương đã gặp gỡ các vị bộ trưởng nước này, ông chánh án Abdul Rahman Saleh và các vị trong guồng máy tư pháp Nam Dương và vụ xử bắn các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu, theo dự trù diễn ra vào sáng thứ Bẩy 12/8/2006 vào lúc 0:15 sáng giờ địa phương đã bị đình lại.
Thông báo về vụ đình hoãn này đã do Brig Oegroseno, tư lệnh cảnh sát vùng Sulawesi, một người kiên trì muốn giết chết 3 người Công Giáo này, đưa ra vào chiều ngày thứ Sáu, vài giờ trước cuộc hành quyết. Trong khi đó, hàng triệu người Công Giáo và cả người Hồi Giáo Nam Dương ôn hòa đã tổ chức canh thức cầu nguyện liên tục cho bản án bất công và vô lý này bị hủy bỏ.
Đây là lần thứ hai, việc xử bắn bị đình hoãn. Lần trước dự trù vào ngày1/4/2006. Trong tuyên bố đưa ra hôm qua, tướng Oegroseno cho biết lý do việc hoãn thi hành là vì Nam Dương đang chuẩn bị mừng Quốc Khánh vào ngày 17/8 tới đây. Cũng như lần trước, Oegroseno bày tỏ sự thất vọng vì việc đình hoãn này. Oegroseno cũng cho biết là việc thi hành án có lẽ được dời lại vào 3 ngày sau lễ Quốc Khánh, có lẽ vào ngày 20/8 tới đây nhưng không bình luận thêm.
Bất chấp các giải thích chính thức của chính quyền Nam Dương, dư luận trên thế giới tin rằng Nam Dương đang chịu áp lực mạnh mẽ của các tổ chức nhân quyền trên thế giới, và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là phản ứng mạnh mẽ của Tòa Thánh.
Tuy nhiên, trong thông báo đưa ra vào chiều tối thứ Sáu, ngoại trưởng Hassan Wirajuda cho biết Nam Dương đã sẵn sàng để trả lời với bất cứ ai chất vấn họ về vụ xử tử này.
Trong khi đó, tại Jakarta, hàng chục ngàn người Công Giáo đã tụ tập trước Đài Tuyên Cáo để cầu nguyện cho 3 người sắp bị tử hình. Tại quần đảo Flores, quê hương của các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu, hàng chục ngàn người cả Công Giáo và Hồi Giáo tuần hành thắp nến phản đối vụ xử tử. Tại Manada cử hành thánh lễ đúng nửa đêm để cầu nguyện cho 3 vị.
Cha Norbert Bethan, tuyên uý của các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu cho biết ngay lúc các cai tù chỉ cho ngài quan tài đã dành sẵn cho ba vị này thì có lệnh tạm hoãn việc thi hành án. Như vậy, dù không thoát khỏi cái chết, ba vị ít nhất cũng được đón lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15/8 tới đây.
Trong một diễn biến khác, cựu tổng thống Indonesia, ông Abdurrahman Wahid, lại một lần nữa mạnh mẽ lên tiếng chống lại việc tử hình 3 người Công Giáo là các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu. Ông Wahid đã lập lại lập trường của mình là "cần phải huỷ bỏ ngay án tử hình này để điều tra sâu rộng một lần cho tất cả những gì thực sự đã diễn ra tại trong cuộc xô xát tại Poso".
Lời kêu gọi của ông đã được các nhà lãnh đạo chính trị khác lên tiếng ủng hộ. Cựu phát ngôn viên Quốc Hội Indonesia, Akbar Tandjung, thuộc đảng Golkar, lên tiếng yêu cầu Tối Cao Pháp Viện nước này sớm ra lệnh ngưng thi hành án cho đến khi tổng thống đưa ra quyết định chính thức.
Vào dịp Lễ Phục Sinh vừa qua, chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Quốc Hội Indonesia, ông L Sambuaga cũng đã nhận định rằng "cái chết của 3 người Công Giáo này sẽ là mối đe dọa to lớn cho nền công lý Indonesia vì nhân quyền bị chà đạp. Tin tưởng của người dân vào chính quyền này không còn nữa".
Viện Trợ Giúp Pháp Luật Indonesia (YLBHI) thì bày tỏ sự hoài nghi trước thái độ im lặng thờ ơ của tổng thống nước này, ông Susilo Bambang Yudhoyono. Ông Robertus Robet, chủ tịch YLBHI nói:
"Sự im lặng nặng nề của tổng thống cho thấy ông ta không có ý định chống lại án tử hình này nhưng mỗi con người đều có quyền sống và không có cái cơ chế nào có quyền tước đoạt đi"
Được biết, các anh Fabianus Tibo (60 tuổi), Dominggus da Silva (48 tuổi) và Marinus Riwu (42 tuổi) đã bị tuyên án tử hình vào tháng Tư năm 2001 trong một cố gắng của nhà cầm quyền nhằm ve vãn khối Hồi Giáo cuồng tín tại quốc gia này. Theo tờ The Jakarta Post, linh mục Jimmy Tumbelaka cho biết chi tiết về vụ này như sau:
Hôm 23/5/2000, nhóm quá khích Hồi Giáo tại Poso xông vào đốt phá nhà thờ Thánh Têrêxa. Các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu là giáo dân lân cận đã đến tiếp cứu cho các linh mục, nữ tu và trẻ mồ côi.
Ngay sau đó, một nhóm Hồi Giáo được sự tháp tùng của cảnh sát đã xông đến nhà thờ. Nhóm Hồi Giáo này tố cáo các anh này vừa giết người Hồi Giáo trong làng. Cảnh sát thay vì dập tắt lửa đã để mặc cho nhà thờ bị đốt cháy và đã bắt các anh này dẫn đi để làm vừa lòng những người Hồi Giáo.
Cha Jimmy Tumbelaka cho biết trong phiên tòa diễn ra tháng Tư 2001, các thẩm phán đã không đoái hoài đến những bằng chứng hiển nhiên do nhiều người Công Giáo đưa ra để bênh vực cho các anh Fabianus, Dominggus và Marinus. Cha cho biết thêm, nhiều nhóm Hồi Giáo vũ trang đã có mặt trước tòa la hét và bắn nhiều phát súng chỉ thiên để gây áp lực với tòa án.
Điều vô lý nhất là trong khi hàng ngàn người Kitô Giáo bị giết và chính quyền Nam Dương phải đưa Hải quân đến cứu người Kitô Giáo tản cư ra khỏi khu vực Poso, không một người Hồi Giáo nào bị đưa ra tòa về tội gây rối.
Đức Cha Giuse Suwatan của giáo phận Manado cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhiều lần viết thư xin xét xử công bằng và tha án tử hình cho các anh này nhưng đều vô hiệu. Tháng qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã qua ngài ban phép lành cho các anh Fabianus, Dominggus và Marinus và viết thư can thiệp với chính quyền Indonesia.
Cảnh sát Nam Dương tại Sulawesi nơi dự trù thi hành án tử hình khoe khoang với dân Hồi Giáo tại đây rằng họ đã dự trù 44 cảnh sát viên thiện xạ nhất trong ngành để thi hành án tử hình này.
Amnesty International lên án vụ xử tử hình bất công này và kêu gọi tất cả những người thiện chí trên thế giới hãy can thiệp với các chính quyền sở tại gây áp lực mạnh mẽ lên chính quyền Indonesia.
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhân danh Đức Thánh Cha đã viết thư cho tổng thống Nam Dương Susilo Ydhoyono xin ân xá cho Fabianus Tibo, Dominggus da Silva, và Marinus Riwu.
Bức thư có đoạn viết: “Nhân danh Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, tôi cậy nhờ đến ngài lần nữa, Thưa Tổng Thống, để xin sự can thiệp của ngài trên cơ sở nhân đạo, và tính chất đặc thù trong vụ này, để xin ban ân xá cho ba công dân Công Giáo của xứ sở ngài”.
Đức Hồng Y viết tiếp:
“Bổ túc thêm tiếng nói của tôi vào tiếng nói của những người khác, tôi cũng muốn lưu ý nơi đây lập trường của Giáo Hội Công Giáo mà trong những dịp khác nhau đã được đưa ra để chống lại án tử hình”.
Cuối thư, Đức Hồng Y viết:
“Tin tưởng rằng thỉnh cầu nhân danh Đức Thánh Cha sẽ nhận được đáp trả tích cực, tôi xin gởi đến ngài tình cảm trân trọng”.
Như quý độc giả đã biết, tiếp được điện văn của Đức Thánh Cha, tổng thống Nam Dương đã gặp gỡ các vị bộ trưởng nước này, ông chánh án Abdul Rahman Saleh và các vị trong guồng máy tư pháp Nam Dương và vụ xử bắn các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu, theo dự trù diễn ra vào sáng thứ Bẩy 12/8/2006 vào lúc 0:15 sáng giờ địa phương đã bị đình lại.
Thông báo về vụ đình hoãn này đã do Brig Oegroseno, tư lệnh cảnh sát vùng Sulawesi, một người kiên trì muốn giết chết 3 người Công Giáo này, đưa ra vào chiều ngày thứ Sáu, vài giờ trước cuộc hành quyết. Trong khi đó, hàng triệu người Công Giáo và cả người Hồi Giáo Nam Dương ôn hòa đã tổ chức canh thức cầu nguyện liên tục cho bản án bất công và vô lý này bị hủy bỏ.
Đây là lần thứ hai, việc xử bắn bị đình hoãn. Lần trước dự trù vào ngày1/4/2006. Trong tuyên bố đưa ra hôm qua, tướng Oegroseno cho biết lý do việc hoãn thi hành là vì Nam Dương đang chuẩn bị mừng Quốc Khánh vào ngày 17/8 tới đây. Cũng như lần trước, Oegroseno bày tỏ sự thất vọng vì việc đình hoãn này. Oegroseno cũng cho biết là việc thi hành án có lẽ được dời lại vào 3 ngày sau lễ Quốc Khánh, có lẽ vào ngày 20/8 tới đây nhưng không bình luận thêm.
Bất chấp các giải thích chính thức của chính quyền Nam Dương, dư luận trên thế giới tin rằng Nam Dương đang chịu áp lực mạnh mẽ của các tổ chức nhân quyền trên thế giới, và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là phản ứng mạnh mẽ của Tòa Thánh.
Tuy nhiên, trong thông báo đưa ra vào chiều tối thứ Sáu, ngoại trưởng Hassan Wirajuda cho biết Nam Dương đã sẵn sàng để trả lời với bất cứ ai chất vấn họ về vụ xử tử này.
Trong khi đó, tại Jakarta, hàng chục ngàn người Công Giáo đã tụ tập trước Đài Tuyên Cáo để cầu nguyện cho 3 người sắp bị tử hình. Tại quần đảo Flores, quê hương của các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu, hàng chục ngàn người cả Công Giáo và Hồi Giáo tuần hành thắp nến phản đối vụ xử tử. Tại Manada cử hành thánh lễ đúng nửa đêm để cầu nguyện cho 3 vị.
Cha Norbert Bethan, tuyên uý của các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu cho biết ngay lúc các cai tù chỉ cho ngài quan tài đã dành sẵn cho ba vị này thì có lệnh tạm hoãn việc thi hành án. Như vậy, dù không thoát khỏi cái chết, ba vị ít nhất cũng được đón lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15/8 tới đây.
Trong một diễn biến khác, cựu tổng thống Indonesia, ông Abdurrahman Wahid, lại một lần nữa mạnh mẽ lên tiếng chống lại việc tử hình 3 người Công Giáo là các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu. Ông Wahid đã lập lại lập trường của mình là "cần phải huỷ bỏ ngay án tử hình này để điều tra sâu rộng một lần cho tất cả những gì thực sự đã diễn ra tại trong cuộc xô xát tại Poso".
Lời kêu gọi của ông đã được các nhà lãnh đạo chính trị khác lên tiếng ủng hộ. Cựu phát ngôn viên Quốc Hội Indonesia, Akbar Tandjung, thuộc đảng Golkar, lên tiếng yêu cầu Tối Cao Pháp Viện nước này sớm ra lệnh ngưng thi hành án cho đến khi tổng thống đưa ra quyết định chính thức.
Vào dịp Lễ Phục Sinh vừa qua, chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Quốc Hội Indonesia, ông L Sambuaga cũng đã nhận định rằng "cái chết của 3 người Công Giáo này sẽ là mối đe dọa to lớn cho nền công lý Indonesia vì nhân quyền bị chà đạp. Tin tưởng của người dân vào chính quyền này không còn nữa".
Viện Trợ Giúp Pháp Luật Indonesia (YLBHI) thì bày tỏ sự hoài nghi trước thái độ im lặng thờ ơ của tổng thống nước này, ông Susilo Bambang Yudhoyono. Ông Robertus Robet, chủ tịch YLBHI nói:
"Sự im lặng nặng nề của tổng thống cho thấy ông ta không có ý định chống lại án tử hình này nhưng mỗi con người đều có quyền sống và không có cái cơ chế nào có quyền tước đoạt đi"
Được biết, các anh Fabianus Tibo (60 tuổi), Dominggus da Silva (48 tuổi) và Marinus Riwu (42 tuổi) đã bị tuyên án tử hình vào tháng Tư năm 2001 trong một cố gắng của nhà cầm quyền nhằm ve vãn khối Hồi Giáo cuồng tín tại quốc gia này. Theo tờ The Jakarta Post, linh mục Jimmy Tumbelaka cho biết chi tiết về vụ này như sau:
Hôm 23/5/2000, nhóm quá khích Hồi Giáo tại Poso xông vào đốt phá nhà thờ Thánh Têrêxa. Các anh Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu là giáo dân lân cận đã đến tiếp cứu cho các linh mục, nữ tu và trẻ mồ côi.
Ngay sau đó, một nhóm Hồi Giáo được sự tháp tùng của cảnh sát đã xông đến nhà thờ. Nhóm Hồi Giáo này tố cáo các anh này vừa giết người Hồi Giáo trong làng. Cảnh sát thay vì dập tắt lửa đã để mặc cho nhà thờ bị đốt cháy và đã bắt các anh này dẫn đi để làm vừa lòng những người Hồi Giáo.
Cha Jimmy Tumbelaka cho biết trong phiên tòa diễn ra tháng Tư 2001, các thẩm phán đã không đoái hoài đến những bằng chứng hiển nhiên do nhiều người Công Giáo đưa ra để bênh vực cho các anh Fabianus, Dominggus và Marinus. Cha cho biết thêm, nhiều nhóm Hồi Giáo vũ trang đã có mặt trước tòa la hét và bắn nhiều phát súng chỉ thiên để gây áp lực với tòa án.
Điều vô lý nhất là trong khi hàng ngàn người Kitô Giáo bị giết và chính quyền Nam Dương phải đưa Hải quân đến cứu người Kitô Giáo tản cư ra khỏi khu vực Poso, không một người Hồi Giáo nào bị đưa ra tòa về tội gây rối.
Đức Cha Giuse Suwatan của giáo phận Manado cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhiều lần viết thư xin xét xử công bằng và tha án tử hình cho các anh này nhưng đều vô hiệu. Tháng qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã qua ngài ban phép lành cho các anh Fabianus, Dominggus và Marinus và viết thư can thiệp với chính quyền Indonesia.
Cảnh sát Nam Dương tại Sulawesi nơi dự trù thi hành án tử hình khoe khoang với dân Hồi Giáo tại đây rằng họ đã dự trù 44 cảnh sát viên thiện xạ nhất trong ngành để thi hành án tử hình này.
Amnesty International lên án vụ xử tử hình bất công này và kêu gọi tất cả những người thiện chí trên thế giới hãy can thiệp với các chính quyền sở tại gây áp lực mạnh mẽ lên chính quyền Indonesia.