Dục Tính, Nước Thiên Đàng và Sự Độc Thân Linh Mục
LTS: Nguyên bản tiếng Anh về bài viết của tác giả Christopher West dưới nhan đề “Sex, Heaven, and Priestly Celibacy” được trích đăng trong trang Bình Luận (Commentary), trang 6, của tờ báo Công Giáo của Giáo Phận Charleston, bang South Carolina, tờ The Catholic Miscellany, số ra ngày 26 tháng 1 năm 2006. Xin trích dịch lại để chúng ta cùng tham khảo.
Trong mục được gọi là “Những Con Đà Điểu tại Thành Phố Vatican” (Ostriches at Vatican City) trong số ra mới đây, cặp vợ chồng tác giả Steven và Cokie Roberts cứ khăng khăng cho rằng các Đức Giám Mục Công Giáo đã chọn cách “chôn đầu vào đất” qua việc tái khẳng định sự độc thân linh mục là điều cần thiết. Cặp vợ chồng tác giả này tin rằng “việc từ bỏ đi luật độc thân chính là phương cách hữu hiệu nhất” hòng giải quyết cho tình trạng thiếu linh mục.
Không một người Công Giáo nào có thể từ chối rằng chúng ta thật sự cần có thêm rất nhiều linh mục. Và quả đúng thế, truyền thống theo lễ nghi La Tinh, một truyền thống vốn chỉ truyền chức linh mục cho những nam thanh niên nào còn độc thân, sẽ có thể thay đổi, và kết quả là, tại Giáo Hội Công Giáo Phương Đông, đã có các linh mục có gia đình một cách hợp lệ.
Chính vì lẽ đó, chẳng may nếu có một người nào đó hỏi: “Tại sao các linh mục không thể có gia đình?” thì câu trả lời thật sự chính là, thưa - họ có thể có gia đình. Tuy nhiên, đối với Giáo Hội Công Giáo, vấn đề đó còn có nhiều ý nghĩa sâu sa hơn Giáo Hội theo nghi lễ La Tinh. Dẫu rằng, có một lý do rất chính đáng rằng, rất nhiều các vị linh mục tại Phương Tây thường được chọn từ những nam thanh niên, vốn xem sự độc thân, như là ơn gọi của các ngài.
Có một giá trị rất sâu sắc và cao cả về đời sống chứng tá độc thân, mà dường như vượt ra ngoài sự hiểu biết của cặp vợ chồng tác giả nói trên. Điều đó dễ hiểu thôi. Nhìn chung, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ chưa có giáo dục đầy đủ cho các con chiên, thật sự hiểu được ý nghĩa của các ơn gọi Kitô Giáo, và những vụ xì-căn-đang trong những năm vừa qua, chỉ làm cho vấn đề ngày càng trở nên mơ hồ thêm mà thôi.
Một bài viết ngắn không thể lý giải hết mọi ngóc ngách của các vấn đề, thế nhưng, sự khởi đầu là như thế này. Trước tiên, để hiểu được giá trị của sự độc thân, chúng ta cần phải hiểu được giá trị của hôn nhân. Vì sao vậy? Thưa, chính là bởi vì Giáo Hội đặt giá trị của bất kỳ sự hy sinh nào lên trên giá trị nền tảng hay bản chất mà sự hy sinh đó được diễn ra. Lấy ví dụ như, đối với tôi, sẽ là vô nghĩa khi phải từ bỏ hút thuốc vì Mùa Chay. Vì chưng, bản chất của việc hút thuốc, đối với tôi, chẳng mang một giá trị nào cả.
Giáo Hội đề cao sự độc thân chính là vì Giáo Hội đề cao giá trị của sự hy sinh lên trên sự hiệp nhất của các giới tính. Theo quan điểm của Công Giáo, sự hiệp nhất của người nam và người nữ để cùng nhau trở nên “một thân xác” chính là một điềm báo thiêng liêng về sự hiệp kết muôn đời vốn đang đợi chờ chúng ta ở trên nước thiêng đàng. Thiên Chúa trao ban cho chúng ta sự khát vọng về dục tính, như là kiểu mà chúng ta vẫn thường nói, cũng giống như là nhiên liệu của một cái hỏa tiển, nhằm phóng chúng ta tiến về phía các vì sao và cõi hư vô, để đưa chúng ta đến một mầu nhiệm bất diệt về sự hiệp kết của Chúa Kitô với Giáo Hội.
Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các động cơ của các hỏa tiển đó bị đảo ngược và không thể hướng chúng ta tiến về nước thiên đàng, nhưng lại hướng chúng ta quay lại về phía chúng ta? Thế từ đó, lại xảy ra một cuộc cách mạng về dục tính. Khi đó, sự hiệp nhất của các giới tính chỉ còn là một biểu tượng, một dấu hiệu về sự thỏa mãn tột cùng của chúng ta mà thôi, và đó cũng là một sự khởi đầu mang tính lệ thuộc của chúng ta khi chúng ta thờ phượng chính dục tính và bản chất của nó. Một nền văn hóa nào vốn coi trọng hay tôn thờ dục tính, thì chắc chắn là nền văn hóa đó mất đi khả năng của nó để hướng nhìn về nước thiên đàng.
Như trong Máthêu 22:30, Chúa Giêsu nói sẽ không còn có chuyện hôn nhân trên nước thiêng đàng. Tại sao vậy? Thưa là bởi vì chúng ta không còn cần đến những dấu chỉ để hướng chúng ta đến nước thiên đàng, khi chúng ta đang có mặt ở trên nước thiêng đàng. Trong sách Khải Hoàn 19:7 về “hôn nhân của con chiên”- tức sự hiệp kết của tình yêu không thôi cũng đã đủ rồi.
Thêm vào đó, Chúa Giêsu cũng đã mời gọi một số, hãy sống đời độc thân, không phải vì sự độc thân mang ý nghĩa tầm thường, mà “vì vương quốc của Thiên Chúa” như trong Máthêu 19:12, có nghĩa là, sống như là một chứng tá sống động cho sự hiệp kết đang đợi chờ chúng ta ở trên nước thiêng đàng. Việc sống một đời sống độc thân đích thực, chính là cách để công bố rằng, cuộc sống đó cũng đẹp và nhiệm mầu cũng giống như sự hiệp kết của các giới tính, vì chưng có một tình yêu rộng lớn hơn, dàng trãi và bao quát hơn, một sự hiệp kết rộng lớn hơn để hoàn toàn xứng với việc “bán đi tất cả” cho một đời sống độc thân cao cả đó.
Điều này hoàn toàn tương xứng với các vị linh mục, những người được mời gọi, để hy sinh tất cả vì đàn chiên. Trong một thế giới vốn thần tượng hóa dục tính, chúng ta rất cần đến chứng tá anh dũng cho đời sống độc thân linh mục. Vì lẽ, nếu cuộc sống đó quả đúng như vậy, thì đó mới là cách hữu hiệu nhất để giúp định hướng lại các động cơ hoả tiển của chúng ta, tiến về nước thiên đàng.
Có lẽ, các Đức Giám Mục vừa mới cùng nhau quy tụ tại Rôma, thay vì vùi đầu vào cát, các Ngài thật sự đang hướng nhìn về phía các vì sao, không như những gì mà Steven và Cokie Roberts viết và nghĩ suy.
Christopher West là thành viên của Học Viện về Thần Học Thân Xác, và cũng là tác giả của hai cuốn sách về chủ đề Thần Học Thân Xác, mà dịch giả đã có dịp giới thiệu rất chi tiết lần đầu tiên trên VietCatholic vào Mùa Hè 2004 vừa qua.
LTS: Nguyên bản tiếng Anh về bài viết của tác giả Christopher West dưới nhan đề “Sex, Heaven, and Priestly Celibacy” được trích đăng trong trang Bình Luận (Commentary), trang 6, của tờ báo Công Giáo của Giáo Phận Charleston, bang South Carolina, tờ The Catholic Miscellany, số ra ngày 26 tháng 1 năm 2006. Xin trích dịch lại để chúng ta cùng tham khảo.
Trong mục được gọi là “Những Con Đà Điểu tại Thành Phố Vatican” (Ostriches at Vatican City) trong số ra mới đây, cặp vợ chồng tác giả Steven và Cokie Roberts cứ khăng khăng cho rằng các Đức Giám Mục Công Giáo đã chọn cách “chôn đầu vào đất” qua việc tái khẳng định sự độc thân linh mục là điều cần thiết. Cặp vợ chồng tác giả này tin rằng “việc từ bỏ đi luật độc thân chính là phương cách hữu hiệu nhất” hòng giải quyết cho tình trạng thiếu linh mục.
Tính Thánh Thiêng Của Ơn Gọi Linh Mục |
Chính vì lẽ đó, chẳng may nếu có một người nào đó hỏi: “Tại sao các linh mục không thể có gia đình?” thì câu trả lời thật sự chính là, thưa - họ có thể có gia đình. Tuy nhiên, đối với Giáo Hội Công Giáo, vấn đề đó còn có nhiều ý nghĩa sâu sa hơn Giáo Hội theo nghi lễ La Tinh. Dẫu rằng, có một lý do rất chính đáng rằng, rất nhiều các vị linh mục tại Phương Tây thường được chọn từ những nam thanh niên, vốn xem sự độc thân, như là ơn gọi của các ngài.
Có một giá trị rất sâu sắc và cao cả về đời sống chứng tá độc thân, mà dường như vượt ra ngoài sự hiểu biết của cặp vợ chồng tác giả nói trên. Điều đó dễ hiểu thôi. Nhìn chung, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ chưa có giáo dục đầy đủ cho các con chiên, thật sự hiểu được ý nghĩa của các ơn gọi Kitô Giáo, và những vụ xì-căn-đang trong những năm vừa qua, chỉ làm cho vấn đề ngày càng trở nên mơ hồ thêm mà thôi.
Một bài viết ngắn không thể lý giải hết mọi ngóc ngách của các vấn đề, thế nhưng, sự khởi đầu là như thế này. Trước tiên, để hiểu được giá trị của sự độc thân, chúng ta cần phải hiểu được giá trị của hôn nhân. Vì sao vậy? Thưa, chính là bởi vì Giáo Hội đặt giá trị của bất kỳ sự hy sinh nào lên trên giá trị nền tảng hay bản chất mà sự hy sinh đó được diễn ra. Lấy ví dụ như, đối với tôi, sẽ là vô nghĩa khi phải từ bỏ hút thuốc vì Mùa Chay. Vì chưng, bản chất của việc hút thuốc, đối với tôi, chẳng mang một giá trị nào cả.
Giáo Hội đề cao sự độc thân chính là vì Giáo Hội đề cao giá trị của sự hy sinh lên trên sự hiệp nhất của các giới tính. Theo quan điểm của Công Giáo, sự hiệp nhất của người nam và người nữ để cùng nhau trở nên “một thân xác” chính là một điềm báo thiêng liêng về sự hiệp kết muôn đời vốn đang đợi chờ chúng ta ở trên nước thiêng đàng. Thiên Chúa trao ban cho chúng ta sự khát vọng về dục tính, như là kiểu mà chúng ta vẫn thường nói, cũng giống như là nhiên liệu của một cái hỏa tiển, nhằm phóng chúng ta tiến về phía các vì sao và cõi hư vô, để đưa chúng ta đến một mầu nhiệm bất diệt về sự hiệp kết của Chúa Kitô với Giáo Hội.
Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các động cơ của các hỏa tiển đó bị đảo ngược và không thể hướng chúng ta tiến về nước thiên đàng, nhưng lại hướng chúng ta quay lại về phía chúng ta? Thế từ đó, lại xảy ra một cuộc cách mạng về dục tính. Khi đó, sự hiệp nhất của các giới tính chỉ còn là một biểu tượng, một dấu hiệu về sự thỏa mãn tột cùng của chúng ta mà thôi, và đó cũng là một sự khởi đầu mang tính lệ thuộc của chúng ta khi chúng ta thờ phượng chính dục tính và bản chất của nó. Một nền văn hóa nào vốn coi trọng hay tôn thờ dục tính, thì chắc chắn là nền văn hóa đó mất đi khả năng của nó để hướng nhìn về nước thiên đàng.
Như trong Máthêu 22:30, Chúa Giêsu nói sẽ không còn có chuyện hôn nhân trên nước thiêng đàng. Tại sao vậy? Thưa là bởi vì chúng ta không còn cần đến những dấu chỉ để hướng chúng ta đến nước thiên đàng, khi chúng ta đang có mặt ở trên nước thiêng đàng. Trong sách Khải Hoàn 19:7 về “hôn nhân của con chiên”- tức sự hiệp kết của tình yêu không thôi cũng đã đủ rồi.
Thêm vào đó, Chúa Giêsu cũng đã mời gọi một số, hãy sống đời độc thân, không phải vì sự độc thân mang ý nghĩa tầm thường, mà “vì vương quốc của Thiên Chúa” như trong Máthêu 19:12, có nghĩa là, sống như là một chứng tá sống động cho sự hiệp kết đang đợi chờ chúng ta ở trên nước thiêng đàng. Việc sống một đời sống độc thân đích thực, chính là cách để công bố rằng, cuộc sống đó cũng đẹp và nhiệm mầu cũng giống như sự hiệp kết của các giới tính, vì chưng có một tình yêu rộng lớn hơn, dàng trãi và bao quát hơn, một sự hiệp kết rộng lớn hơn để hoàn toàn xứng với việc “bán đi tất cả” cho một đời sống độc thân cao cả đó.
Điều này hoàn toàn tương xứng với các vị linh mục, những người được mời gọi, để hy sinh tất cả vì đàn chiên. Trong một thế giới vốn thần tượng hóa dục tính, chúng ta rất cần đến chứng tá anh dũng cho đời sống độc thân linh mục. Vì lẽ, nếu cuộc sống đó quả đúng như vậy, thì đó mới là cách hữu hiệu nhất để giúp định hướng lại các động cơ hoả tiển của chúng ta, tiến về nước thiên đàng.
Có lẽ, các Đức Giám Mục vừa mới cùng nhau quy tụ tại Rôma, thay vì vùi đầu vào cát, các Ngài thật sự đang hướng nhìn về phía các vì sao, không như những gì mà Steven và Cokie Roberts viết và nghĩ suy.
Christopher West là thành viên của Học Viện về Thần Học Thân Xác, và cũng là tác giả của hai cuốn sách về chủ đề Thần Học Thân Xác, mà dịch giả đã có dịp giới thiệu rất chi tiết lần đầu tiên trên VietCatholic vào Mùa Hè 2004 vừa qua.