NEW YORK -- Cơ quan theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch có trụ sở tại New York vừa phổ biến một bản phúc trình về tình hình nhân quyền trên thế giới năm 2005 trong đó có Việt Nam.
Theo bản phúc trình này, thì mặc dù Việt Nam đã có nhiều nhượng bộ do nhu cầu gia nhập tổ chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và trước áp lực quốc tế, nước này vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo và vi phạm các quyền căn bản của con người.
Bản tường trình viết như sau: “Với thẻ hội viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vẫn còn chưa có, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thi hành một số điều trong năm 2005 để đối phó với những mối quan tâm quốc tế về thành tích nhân quyền. Hà Nội thả một số tù nhân tôn giáo và chính trị, chính thức bãi bỏ chuyện cưỡng bách bỏ đạo, công bố sách trắng biện hộ cho thành tích nhân quyền. Dù đưa ra những cử chỉ như thế, Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục từ chối những quyền căn bản của người dân mà điều này thấy không đổi trong năm 2005.”
Về tôn giáo:
Việt Nam vẫn cấm đoán các tổ chức tôn giáo không được phép của nhà nước hoạt động như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Gíao Hòa Hảo, nhiều giáo phái Tin Lành nhất là ở vùng cao nguyên Trung và Bắc Phần.
Bản tường trình cho hay: “Tín đồ các tôn giáo không được nhà nước công nhận tiếp tục bị đàn áp.” Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền cho hay. “Công an buộc giải tán những buổi sinh hoạt tôn giáo, tịch thu kinh thánh, triệu tập những người cầm đầu tới trụ sở công an để thẩm vấn.”
Ðối với những người theo đạo Tin Lành là những sắc dân thiểu số, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền nói rằng Cộng Sản Việt Nam đã đánh đập, bắt giam, cưỡng bách người ta bỏ đạo và cấm nhóm họp lễ lạt. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền kể một số biến cố đã xảy đến cho những người Hmong ở Lai Châu, Ðiện Biên, người Hre ở Quảng Ngãi, người Thượng ở Tây Nguyên. “Hội Thánh Tin Lành Mennonite không được phép đăng ký vẫn bị canh chừng và tín đồ vẫn bị khó khăn với nhà cầm quyền địa phương.”
“Hàng trăm tù nhân tôn giáo và chính trị vẫn còn bị giam giữ. Có những bằng chứng không thể chối cãi là những người bị nhà nước giam giữ đã bị tra tấn và những sự đối xử thô bạo khác.” Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền viết. “Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền nhận được rất nhiều phúc trình kể lại tình trạng nhà tù ẩm thấp tối tăm, chật chội, mất vệ sinh, không thuốc men, bị công an đánh đập, dí roi điện, cho phép bọn đầu gấu đánh đập tù nhân.”
Về nhân quyền:
- Người dân không được phép tụ họp đông người nếu không được chính quyền cho phép.
- Nhà cầm quyền vẫn bắt bớ giam cầm trái phép, tra khảo, xử án bất công.
- Không cơ quan nhân quyền độc lập nào được phép hoạt động tại Việt Nam. Nữ dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez bị khước từ giấy phép đến Việt Nam vì bà thường hay theo dõi những vi phạm nhân quyền của VN..
Riêng về Tự do ngôn luận, bản tường trình viết như sau:
“Nhà cầm quyền tiếp tục đàn áp những hội thánh độc lập, kiểm soát chặt chẽ sự sử dụng Internet và báo chí, cấm hội họp và bỏ tù những ai có quan điểm tôn giáo và chính trị khác biệt. Luật lệ vẫn cho phép nhà cầm quyền quản chế người dân 2 năm mà không qua tòa án bất cứ ai bị quy chụp cho tội nguy hại đến an ninh quốc gia.”
“Không có truyền thông tư nhân tại Việt Nam. Hệ thống báo đài trong nước nằm trong tay nhà nước và tất cả mọi sự chỉ trích Ðảng (Cộng Sản) và nhà nước đều bị cấm.” Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền viết. Tổ chức này dẫn chứng một số nghị định, quyết định của Cộng Sản Việt Nam trong năm 2005 giới hạn quyền tự do báo chí và phát biểu của dân chúng để chứng minh.
Tháng Mười Một năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến bản phúc trình tình hình tự do tôn giáo thế giới vẫn giữ tên nước Việt Nam trong danh sách “cần quan tâm đặc biệt”. Trong những tháng qua, nhiều hội thánh Tin Lành trong nước từ miền núi phía Nắc đến những tỉnh phía Nam gửi đơn thư tới những tổ chức quốc tế kêu cứu vì bị đàn áp dã man từng được phổ biến trên báo Người Việt cũng như những diễn đàn thông tin khác.
Muốn biết thêm chi tiết xin vào trang Website sau đây: http://hrw.org/english/docs/2006/01/18/vietna12249.htm
Theo bản phúc trình này, thì mặc dù Việt Nam đã có nhiều nhượng bộ do nhu cầu gia nhập tổ chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và trước áp lực quốc tế, nước này vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo và vi phạm các quyền căn bản của con người.
Bản tường trình viết như sau: “Với thẻ hội viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vẫn còn chưa có, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thi hành một số điều trong năm 2005 để đối phó với những mối quan tâm quốc tế về thành tích nhân quyền. Hà Nội thả một số tù nhân tôn giáo và chính trị, chính thức bãi bỏ chuyện cưỡng bách bỏ đạo, công bố sách trắng biện hộ cho thành tích nhân quyền. Dù đưa ra những cử chỉ như thế, Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục từ chối những quyền căn bản của người dân mà điều này thấy không đổi trong năm 2005.”
Về tôn giáo:
Việt Nam vẫn cấm đoán các tổ chức tôn giáo không được phép của nhà nước hoạt động như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Gíao Hòa Hảo, nhiều giáo phái Tin Lành nhất là ở vùng cao nguyên Trung và Bắc Phần.
Bản tường trình cho hay: “Tín đồ các tôn giáo không được nhà nước công nhận tiếp tục bị đàn áp.” Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền cho hay. “Công an buộc giải tán những buổi sinh hoạt tôn giáo, tịch thu kinh thánh, triệu tập những người cầm đầu tới trụ sở công an để thẩm vấn.”
Ðối với những người theo đạo Tin Lành là những sắc dân thiểu số, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền nói rằng Cộng Sản Việt Nam đã đánh đập, bắt giam, cưỡng bách người ta bỏ đạo và cấm nhóm họp lễ lạt. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền kể một số biến cố đã xảy đến cho những người Hmong ở Lai Châu, Ðiện Biên, người Hre ở Quảng Ngãi, người Thượng ở Tây Nguyên. “Hội Thánh Tin Lành Mennonite không được phép đăng ký vẫn bị canh chừng và tín đồ vẫn bị khó khăn với nhà cầm quyền địa phương.”
“Hàng trăm tù nhân tôn giáo và chính trị vẫn còn bị giam giữ. Có những bằng chứng không thể chối cãi là những người bị nhà nước giam giữ đã bị tra tấn và những sự đối xử thô bạo khác.” Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền viết. “Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền nhận được rất nhiều phúc trình kể lại tình trạng nhà tù ẩm thấp tối tăm, chật chội, mất vệ sinh, không thuốc men, bị công an đánh đập, dí roi điện, cho phép bọn đầu gấu đánh đập tù nhân.”
Về nhân quyền:
- Người dân không được phép tụ họp đông người nếu không được chính quyền cho phép.
- Nhà cầm quyền vẫn bắt bớ giam cầm trái phép, tra khảo, xử án bất công.
- Không cơ quan nhân quyền độc lập nào được phép hoạt động tại Việt Nam. Nữ dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez bị khước từ giấy phép đến Việt Nam vì bà thường hay theo dõi những vi phạm nhân quyền của VN..
Riêng về Tự do ngôn luận, bản tường trình viết như sau:
“Nhà cầm quyền tiếp tục đàn áp những hội thánh độc lập, kiểm soát chặt chẽ sự sử dụng Internet và báo chí, cấm hội họp và bỏ tù những ai có quan điểm tôn giáo và chính trị khác biệt. Luật lệ vẫn cho phép nhà cầm quyền quản chế người dân 2 năm mà không qua tòa án bất cứ ai bị quy chụp cho tội nguy hại đến an ninh quốc gia.”
“Không có truyền thông tư nhân tại Việt Nam. Hệ thống báo đài trong nước nằm trong tay nhà nước và tất cả mọi sự chỉ trích Ðảng (Cộng Sản) và nhà nước đều bị cấm.” Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền viết. Tổ chức này dẫn chứng một số nghị định, quyết định của Cộng Sản Việt Nam trong năm 2005 giới hạn quyền tự do báo chí và phát biểu của dân chúng để chứng minh.
Tháng Mười Một năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến bản phúc trình tình hình tự do tôn giáo thế giới vẫn giữ tên nước Việt Nam trong danh sách “cần quan tâm đặc biệt”. Trong những tháng qua, nhiều hội thánh Tin Lành trong nước từ miền núi phía Nắc đến những tỉnh phía Nam gửi đơn thư tới những tổ chức quốc tế kêu cứu vì bị đàn áp dã man từng được phổ biến trên báo Người Việt cũng như những diễn đàn thông tin khác.
Muốn biết thêm chi tiết xin vào trang Website sau đây: http://hrw.org/english/docs/2006/01/18/vietna12249.htm