Khuôn mặt yêu thương kẻ thù
Trong đời sống yêu thương người làm ơn, người quen biết, người tốt với mình là điều thường, cùng dễ dàng không có vấn đề gì, cùng xem ra hợp tình hợp lý. Nhưng Chúa Giesu lại dạy bài giáo lý khác, trái ngược hẳn:
“Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình.”
Vậy đâu là khuôn mặt bài giáo lý “ yêu thương kẻ thù “ như Chúa Giesu dạy trong phúc âm ( Lc 6,27-38), và có thể sống áp dụng thực hành trong đời sống được không?
Trong đời sống xã hội con người chúng ta thường mời nhau khi có kỷ niệm dịp mừng vui, như kỷ niệm ngày sinh nhật, ngày thành hôn, mừng ngày thượng thọ… Ai được mời tham dự thường suy nghĩ cần phải mang tặng quà gì cho tương xứng. Nhiều khi suy nghĩ mãi mà không tìm ra được ý tưởng gì.
Ngày vui mừng kỷ niệm, được mời tham dự, khách thường có món quà tặng gì đáp lễ tương hợp với món quà, mà trước đó họ đã tặng cho mình. Món quà phải có hình thức cùng nội dung coi được. Nó không được trội vượt hơn món quà trước đó họ đã tặng mình. Vì nếu không, mình sẽ bị cho là kẻ cả chơi trên tay trên nước, là người khoe khoang. Như vậy không tốt!
Nhưng nếu món quà tặng nhỏ bé kém, thì có thể bị chê cười là hà tiện ăn người, không biết kém cách sống chơi ở đời …như thế thật xấu hổ, không vui mất thể diện! Và như thế không được!
Nếu món quà tặng chỉ hướng theo khía cạnh tương xứng phù hợp về phía cho thể diện mình thôi thì không diễn tả nói lên được tâm tình thân tình vui mừng của mình cho người có kỷ niệm mừng vui. Vậy món quà tặng cần tương hợp với người được tặng quà, mà họ mong muốn, mà họ cần dùng là tốt xứng hợp hơn hết. Như thế món quà tặng cần gói ghém mang nhiều ý nghĩa nội dung tâm tình hơn là hình thức bắt buộc vẻ bề ngoài.
Chúa Giesu qua bài giáo lý “yêu thương kẻ thù” nêu ra cung cách lối sống: Thực thi nhiều hơn ta có thể nghĩ. Cho đi nhiều hơn ta nghĩ tưởng, đó là sự công bằng. Nơi mỗi người còn ẩn chứa nhiều điều hơn mình đang là, đang có.
Con người cần phải cho đi, phải trao tặng, không phải vì sẽ nhận lại được. Đó là một cung cách thái độ nếp sống tinh thần tâm linh. Và cũng là điều khác thường, có chút vẻ xa lạ trong nếp sống thông thường của nhân gian. Nếp sống tâm linh tinh thần này nghiêng ngả khi bên trái, khi bên phải, lên hay xuống, như chiếc bàn cân có độ mức dao động cho tới khi đạt tới mức độ trọng lượng quân bình ngang bằng.
Bài giáo này đề ra nguyên tắc căn bản cho đời sống tinh thần tâm linh. Đó không phải là một siêu thị, hiệu tiệm cửa hàng buôn bán nghiêng thiên về lợi nhuận bất kể ai là khách hàng. Nhưng mang tương quan ý nghĩa qua nếp sống con người với nhau, để hình ảnh tình yêu Thiên Chúa được cảm nhận lộ diện rõ ra.
Thiên Chúa trao tặng con người không đặt ra giới hạn điều kiện nào, sự sống con người, nguồn thực phẩm nuôi sống, cơ hội khung cảnh sinh sống, và qua Chúa Giesu Kito Thiên Chúa đã trao tặng chính tình yêu của Ngài là món quà tặng cho con người trần gian, mà không đòi hỏi được đền trả lại tương xứng. Con người cũng không thể làm món quà gì tương xứng khác được để có chiều đối trọng cân bằng. Con người chỉ có thể đón nhận món quà cao quý vô giá đó, và tiếp tục cho đi thôi.
Trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay luôn hằng có những con người thực thi nếp sống bác ái dấn thân cho người khác mà không phân biệt những người đối diện là người như thế nào.
Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta bên nước Ấn Độ đã từ bỏ nếp sống tiện nghi bên Âu châu tình nguyện sang sống giữa những người nghèo khổ bị bỏ rơi trong xã hội. Mẹ thành lập Dòng nữ Bác ái đi thu góp chăm nuôi săn sóc những người nghèo khốn trẻ em người lớn bị hất hủi bỏ rơi sống lang thang bên lề xã hội. Cho họ có quần áo mặc, nơi ăn chốn ở, thuốc uống lúc còn sống và an táng khi họ qua đời.
Mẹ và Dòng của Mẹ muốn mang lại cho họ chút ánh sáng niềm vui, niềm an ủi hy vọng về giá trị con người trong bước đường khốn cùng của đời sống bất hạnh, mà họ đang phải chịu đựng.
Mẹ và các Nữ Tu dòng bác ái Teresa làm việc trao tặng giúp cho mọi người đơn côi nghèo khổ, không phân biệt họ là ai, không nghĩ đến sự đền trả tương xứng.
Mẹ và Dòng của Mẹ dấn thân cho việc giúp đỡ người nghèo khổ không đặt màng đến sự thành công, hay được chú y vỗ tay ca ngợi. Nhưng nội dung chất lượng tình yêu qua cung cách với người cần được giúp đỡ mới là trung tâm điểm chính yếu. Chính Mẹ Teresa đã đề ra phương châm làm việc dấn thân trao tặng: “Không phải sự thành công, nhưng là sự trung thành trong Đức tin vào Thiên Chúa mới quan trọng.”
Nhu cầu cần thiết cho đời sống của người khác, của người đối diện là động lực thôi thúc. Nó có sức truyền cảm hứng bùng phát lên năng lượng cho lòng can đảm, lòng trắc ẩn. Vì thế họ ra đi sống dấn thân, ra tay quảng đại giúp đỡ như có thể làm được, mà không phân biệt cùng tính toán so đo hơn thiệt.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống yêu thương người làm ơn, người quen biết, người tốt với mình là điều thường, cùng dễ dàng không có vấn đề gì, cùng xem ra hợp tình hợp lý. Nhưng Chúa Giesu lại dạy bài giáo lý khác, trái ngược hẳn:
“Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình.”
Vậy đâu là khuôn mặt bài giáo lý “ yêu thương kẻ thù “ như Chúa Giesu dạy trong phúc âm ( Lc 6,27-38), và có thể sống áp dụng thực hành trong đời sống được không?
Trong đời sống xã hội con người chúng ta thường mời nhau khi có kỷ niệm dịp mừng vui, như kỷ niệm ngày sinh nhật, ngày thành hôn, mừng ngày thượng thọ… Ai được mời tham dự thường suy nghĩ cần phải mang tặng quà gì cho tương xứng. Nhiều khi suy nghĩ mãi mà không tìm ra được ý tưởng gì.
Ngày vui mừng kỷ niệm, được mời tham dự, khách thường có món quà tặng gì đáp lễ tương hợp với món quà, mà trước đó họ đã tặng cho mình. Món quà phải có hình thức cùng nội dung coi được. Nó không được trội vượt hơn món quà trước đó họ đã tặng mình. Vì nếu không, mình sẽ bị cho là kẻ cả chơi trên tay trên nước, là người khoe khoang. Như vậy không tốt!
Nhưng nếu món quà tặng nhỏ bé kém, thì có thể bị chê cười là hà tiện ăn người, không biết kém cách sống chơi ở đời …như thế thật xấu hổ, không vui mất thể diện! Và như thế không được!
Nếu món quà tặng chỉ hướng theo khía cạnh tương xứng phù hợp về phía cho thể diện mình thôi thì không diễn tả nói lên được tâm tình thân tình vui mừng của mình cho người có kỷ niệm mừng vui. Vậy món quà tặng cần tương hợp với người được tặng quà, mà họ mong muốn, mà họ cần dùng là tốt xứng hợp hơn hết. Như thế món quà tặng cần gói ghém mang nhiều ý nghĩa nội dung tâm tình hơn là hình thức bắt buộc vẻ bề ngoài.
Chúa Giesu qua bài giáo lý “yêu thương kẻ thù” nêu ra cung cách lối sống: Thực thi nhiều hơn ta có thể nghĩ. Cho đi nhiều hơn ta nghĩ tưởng, đó là sự công bằng. Nơi mỗi người còn ẩn chứa nhiều điều hơn mình đang là, đang có.
Con người cần phải cho đi, phải trao tặng, không phải vì sẽ nhận lại được. Đó là một cung cách thái độ nếp sống tinh thần tâm linh. Và cũng là điều khác thường, có chút vẻ xa lạ trong nếp sống thông thường của nhân gian. Nếp sống tâm linh tinh thần này nghiêng ngả khi bên trái, khi bên phải, lên hay xuống, như chiếc bàn cân có độ mức dao động cho tới khi đạt tới mức độ trọng lượng quân bình ngang bằng.
Bài giáo này đề ra nguyên tắc căn bản cho đời sống tinh thần tâm linh. Đó không phải là một siêu thị, hiệu tiệm cửa hàng buôn bán nghiêng thiên về lợi nhuận bất kể ai là khách hàng. Nhưng mang tương quan ý nghĩa qua nếp sống con người với nhau, để hình ảnh tình yêu Thiên Chúa được cảm nhận lộ diện rõ ra.
Thiên Chúa trao tặng con người không đặt ra giới hạn điều kiện nào, sự sống con người, nguồn thực phẩm nuôi sống, cơ hội khung cảnh sinh sống, và qua Chúa Giesu Kito Thiên Chúa đã trao tặng chính tình yêu của Ngài là món quà tặng cho con người trần gian, mà không đòi hỏi được đền trả lại tương xứng. Con người cũng không thể làm món quà gì tương xứng khác được để có chiều đối trọng cân bằng. Con người chỉ có thể đón nhận món quà cao quý vô giá đó, và tiếp tục cho đi thôi.
Trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay luôn hằng có những con người thực thi nếp sống bác ái dấn thân cho người khác mà không phân biệt những người đối diện là người như thế nào.
Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta bên nước Ấn Độ đã từ bỏ nếp sống tiện nghi bên Âu châu tình nguyện sang sống giữa những người nghèo khổ bị bỏ rơi trong xã hội. Mẹ thành lập Dòng nữ Bác ái đi thu góp chăm nuôi săn sóc những người nghèo khốn trẻ em người lớn bị hất hủi bỏ rơi sống lang thang bên lề xã hội. Cho họ có quần áo mặc, nơi ăn chốn ở, thuốc uống lúc còn sống và an táng khi họ qua đời.
Mẹ và Dòng của Mẹ muốn mang lại cho họ chút ánh sáng niềm vui, niềm an ủi hy vọng về giá trị con người trong bước đường khốn cùng của đời sống bất hạnh, mà họ đang phải chịu đựng.
Mẹ và các Nữ Tu dòng bác ái Teresa làm việc trao tặng giúp cho mọi người đơn côi nghèo khổ, không phân biệt họ là ai, không nghĩ đến sự đền trả tương xứng.
Mẹ và Dòng của Mẹ dấn thân cho việc giúp đỡ người nghèo khổ không đặt màng đến sự thành công, hay được chú y vỗ tay ca ngợi. Nhưng nội dung chất lượng tình yêu qua cung cách với người cần được giúp đỡ mới là trung tâm điểm chính yếu. Chính Mẹ Teresa đã đề ra phương châm làm việc dấn thân trao tặng: “Không phải sự thành công, nhưng là sự trung thành trong Đức tin vào Thiên Chúa mới quan trọng.”
Nhu cầu cần thiết cho đời sống của người khác, của người đối diện là động lực thôi thúc. Nó có sức truyền cảm hứng bùng phát lên năng lượng cho lòng can đảm, lòng trắc ẩn. Vì thế họ ra đi sống dấn thân, ra tay quảng đại giúp đỡ như có thể làm được, mà không phân biệt cùng tính toán so đo hơn thiệt.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long