Khuôn mặt ngày thế bệnh nhân
Hằng năm vào ngày 11.02., ngày lễ kính Đức mẹ Lourdes- Đức me Maria hiện ra với Thánh nữ Bernadette ở Lourdes bên nước Pháp năm 1858- cũng là ngày Giáo Hội kêu gọi khuyến khích liên đới cầu nguyện cho các người đau yếu bệnh nạn.
Bệnh tật gây ra đau khổ bất hạnh cho sự sống mọi tạo vật trong thiên nhiên. Bệnh tật làm cho đời sống bị khủng hoảng, chậm hay không phát triển lên được. Và do đó đời sống sinh ra hậu quả tiêu cực kém hay mất niềm vui hạnh phúc.Và rồi tiến trình suy nhược bị hủy hoại thể xác lẫn tâm linh tinh thần dần tàn lụi như chất sáp cây nến cháy chảy tan thành nước, cũng theo tốc độ đó!
Thật là một số phận mang đến tai họa kinh hoàng khủng khiếp cho mọi loài thụ tạo sự sống trong công trình thiên nhiên!
Xưa nay nhân loại hằng đặt ra thắc mắc tại sao, và do đâu sinh ra bệnh tật như vậy. Làm thế nào để có thể khắc phục hay bài trừ được bệnh tật cho đời sống?
Xưa nay trong dòng lịch sử nhân loại luôn hằng có những nghiên cứu tìm hiểu suy nghĩ, phát minh khoa học ra phương thuốc chữa trị, hay những lý thuyết về cách sống chống bài trừ bệnh tật…Những cố gắng phát minh này luôn rất thời sự, hữu ích cần thiết cho đời sống có được sức khỏe cùng bình an hạnh phúc.
Điều đó cũng phản ảnh sứ điệp: Đấng Tạo Hóa luôn sáng tạo trong công trình thiên nhiên. Ngài sáng tạo sự sống trong công trình thiên nhiên, và không ngừng sáng tạo ban cho con người tâm trí khả năng xây dựng gìn giữ sửa chữa những sai sót yếu kém công trình thiên nhiên còn khiếm khuyết, mà bệnh tật là một.
Con người, loài thụ tạo trong công trình thiên nhiên không là người sáng tạo. Nhưng là người được ban cho khả năng cùng cộng tác vào việc sáng tạo của Đấng Tạo Hoá theo cung cách được phú ban cho
Người bị bệnh, người sống trong thất vọng buồn chán luôn cần sự được cùng đồng hành. Cùng đồng hành trợ giúp là việc cộng tác vào sáng tạo.
Kinh Thánh thuật lại hai mẩu chuyện về tình trạng hoàn cảnh tương tự. Ngôn sứ Elija và hai Môn đệ làng Emmaus. Ca hai đều trong tình trạng thất vọng chán nản, không còn sức lực niềm vui. Nhưng họ có lại niềm hy vọng phấn khởi khi nhận được sự đồng hành trợ giúp cho mạnh sức lại.
Ngôn sứ Elija ( Sách 1.Các Vua 3,4) đi đường mệt nhọc, ông không bệnh, nhưng sống trong tâm trạng sợ hãi bị chết vì quá sức chịu đựng. Dọc đường giữa sa mac qúa mệt nhọc đói lả, ông chỉ còn muốn chết, và tìm đến bụi cây bên vệ đường nằm chờ chết. Nhưng Thiên Thần Chúa hiện đến đánh thức dậy, đem cho thức ăn nước uống. Ăn uống xong Ông có sức khỏe mạnh rồi tiếp tục hành trình tới nui Horeb gặp Thien Chúa.
Hai Môn đệ làng Emmaus ( Lc 24, 13-35) không bị bệnh. Nhưng sống trong tâm trạng buồn nản hoang mang chao đảo, như người bị bệnh. Vì Chúa Giesu Kito, Thầy họ, đã bị bắt, bị lên án giết chết không còn giữa họ nữa. Họ sống trong lo sợ, rồi ra sẽ ra sao đây… Nhưng chính Chúa Giesu sống lại hiện ra cùng đồng hành đi đường với họ, nói chuyện với và cùng bẻ bánh ăn chung. Lúc đó họ nhận ra Thầy mình đã sống lại, và không bỏ mình bơ vơ, luôn cùng đồng hành trợ giúp.Và tinh thần họ nhờ thế phấn khởi bừng lên sức sống niềm hy vọng mới. Họ khỏe mạnh trở lại.
“Gặp gỡ. Khi Chúa Giêsu sai bảy mươi hai môn đệ đi truyền giáo (x. Lc 10,1-9), Người khuyến khích các ông nói với các bệnh nhân: “Trieu Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông” (c. 9). Nói cách khác, Người yêu cầu các ông giúp họ nắm bắt được cơ hội gặp gỡ Chúa trong bệnh tật, ngay cả khi nó là đau đớn và khó hiểu. Quả thế, trong bệnh tật, nếu một mặt chúng ta cảm thấy tất cả sự mong manh thụ tạo của mình – về thể chất, tâm lý và tinh thần – thì mặt khác, chúng ta cảm nghiệm được sự gần gũi và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, Đấng, trong Chúa Giêsu, đã chia sẻ nỗi đau khổ của chúng ta. Ngài không bỏ rơi chúng ta và thường làm chúng ta ngạc nhiên với việc ban cho chúng ta một sức mạnh mà chúng ta không bao giờ nghĩ mình có và sẽ không bao giờ tự mình tìm được.
Khi đó bệnh tật trở thành cơ hội cho một cuộc gặp gỡ làm thay đổi chúng ta, khám phá ra một tảng đá không thể lay chuyển mà chúng ta có thể bám vào để đối mặt với những giông bão của cuộc đời. Đó là một trải nghiệm khiến chúng ta mạnh mẽ hơn ngay cả trong sự hy sinh vì chúng ta ý thức rõ hơn việc chúng ta không cô đơn. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng nỗi đau luôn mang trong mình một mầu nhiệm cứu rỗi: nó làm cho chúng ta cảm nghiệm được niềm an ủi gần gũi và thực sự đến từ Thiên Chúa, đến mức “biết được sự viên mãn của Tin Mừng với tất cả những lời hứa và cuộc đời của Người” (Thánh Gioan Phaolô II, Diễn văn cho giới trẻ, New Orleans, ngày 12 tháng 9 năm 1987).( Đức giáo hoàng Phanxico, Sứ điệp ngày thế giới bệnh nhân 2025, Nr. 1, Roma ngày 14.01.2025)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày 11.02., ngày lễ kính Đức mẹ Lourdes- Đức me Maria hiện ra với Thánh nữ Bernadette ở Lourdes bên nước Pháp năm 1858- cũng là ngày Giáo Hội kêu gọi khuyến khích liên đới cầu nguyện cho các người đau yếu bệnh nạn.
Bệnh tật gây ra đau khổ bất hạnh cho sự sống mọi tạo vật trong thiên nhiên. Bệnh tật làm cho đời sống bị khủng hoảng, chậm hay không phát triển lên được. Và do đó đời sống sinh ra hậu quả tiêu cực kém hay mất niềm vui hạnh phúc.Và rồi tiến trình suy nhược bị hủy hoại thể xác lẫn tâm linh tinh thần dần tàn lụi như chất sáp cây nến cháy chảy tan thành nước, cũng theo tốc độ đó!
Thật là một số phận mang đến tai họa kinh hoàng khủng khiếp cho mọi loài thụ tạo sự sống trong công trình thiên nhiên!
Xưa nay nhân loại hằng đặt ra thắc mắc tại sao, và do đâu sinh ra bệnh tật như vậy. Làm thế nào để có thể khắc phục hay bài trừ được bệnh tật cho đời sống?
Xưa nay trong dòng lịch sử nhân loại luôn hằng có những nghiên cứu tìm hiểu suy nghĩ, phát minh khoa học ra phương thuốc chữa trị, hay những lý thuyết về cách sống chống bài trừ bệnh tật…Những cố gắng phát minh này luôn rất thời sự, hữu ích cần thiết cho đời sống có được sức khỏe cùng bình an hạnh phúc.
Điều đó cũng phản ảnh sứ điệp: Đấng Tạo Hóa luôn sáng tạo trong công trình thiên nhiên. Ngài sáng tạo sự sống trong công trình thiên nhiên, và không ngừng sáng tạo ban cho con người tâm trí khả năng xây dựng gìn giữ sửa chữa những sai sót yếu kém công trình thiên nhiên còn khiếm khuyết, mà bệnh tật là một.
Con người, loài thụ tạo trong công trình thiên nhiên không là người sáng tạo. Nhưng là người được ban cho khả năng cùng cộng tác vào việc sáng tạo của Đấng Tạo Hoá theo cung cách được phú ban cho
Người bị bệnh, người sống trong thất vọng buồn chán luôn cần sự được cùng đồng hành. Cùng đồng hành trợ giúp là việc cộng tác vào sáng tạo.
Kinh Thánh thuật lại hai mẩu chuyện về tình trạng hoàn cảnh tương tự. Ngôn sứ Elija và hai Môn đệ làng Emmaus. Ca hai đều trong tình trạng thất vọng chán nản, không còn sức lực niềm vui. Nhưng họ có lại niềm hy vọng phấn khởi khi nhận được sự đồng hành trợ giúp cho mạnh sức lại.
Ngôn sứ Elija ( Sách 1.Các Vua 3,4) đi đường mệt nhọc, ông không bệnh, nhưng sống trong tâm trạng sợ hãi bị chết vì quá sức chịu đựng. Dọc đường giữa sa mac qúa mệt nhọc đói lả, ông chỉ còn muốn chết, và tìm đến bụi cây bên vệ đường nằm chờ chết. Nhưng Thiên Thần Chúa hiện đến đánh thức dậy, đem cho thức ăn nước uống. Ăn uống xong Ông có sức khỏe mạnh rồi tiếp tục hành trình tới nui Horeb gặp Thien Chúa.
Hai Môn đệ làng Emmaus ( Lc 24, 13-35) không bị bệnh. Nhưng sống trong tâm trạng buồn nản hoang mang chao đảo, như người bị bệnh. Vì Chúa Giesu Kito, Thầy họ, đã bị bắt, bị lên án giết chết không còn giữa họ nữa. Họ sống trong lo sợ, rồi ra sẽ ra sao đây… Nhưng chính Chúa Giesu sống lại hiện ra cùng đồng hành đi đường với họ, nói chuyện với và cùng bẻ bánh ăn chung. Lúc đó họ nhận ra Thầy mình đã sống lại, và không bỏ mình bơ vơ, luôn cùng đồng hành trợ giúp.Và tinh thần họ nhờ thế phấn khởi bừng lên sức sống niềm hy vọng mới. Họ khỏe mạnh trở lại.
“Gặp gỡ. Khi Chúa Giêsu sai bảy mươi hai môn đệ đi truyền giáo (x. Lc 10,1-9), Người khuyến khích các ông nói với các bệnh nhân: “Trieu Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông” (c. 9). Nói cách khác, Người yêu cầu các ông giúp họ nắm bắt được cơ hội gặp gỡ Chúa trong bệnh tật, ngay cả khi nó là đau đớn và khó hiểu. Quả thế, trong bệnh tật, nếu một mặt chúng ta cảm thấy tất cả sự mong manh thụ tạo của mình – về thể chất, tâm lý và tinh thần – thì mặt khác, chúng ta cảm nghiệm được sự gần gũi và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, Đấng, trong Chúa Giêsu, đã chia sẻ nỗi đau khổ của chúng ta. Ngài không bỏ rơi chúng ta và thường làm chúng ta ngạc nhiên với việc ban cho chúng ta một sức mạnh mà chúng ta không bao giờ nghĩ mình có và sẽ không bao giờ tự mình tìm được.
Khi đó bệnh tật trở thành cơ hội cho một cuộc gặp gỡ làm thay đổi chúng ta, khám phá ra một tảng đá không thể lay chuyển mà chúng ta có thể bám vào để đối mặt với những giông bão của cuộc đời. Đó là một trải nghiệm khiến chúng ta mạnh mẽ hơn ngay cả trong sự hy sinh vì chúng ta ý thức rõ hơn việc chúng ta không cô đơn. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng nỗi đau luôn mang trong mình một mầu nhiệm cứu rỗi: nó làm cho chúng ta cảm nghiệm được niềm an ủi gần gũi và thực sự đến từ Thiên Chúa, đến mức “biết được sự viên mãn của Tin Mừng với tất cả những lời hứa và cuộc đời của Người” (Thánh Gioan Phaolô II, Diễn văn cho giới trẻ, New Orleans, ngày 12 tháng 9 năm 1987).( Đức giáo hoàng Phanxico, Sứ điệp ngày thế giới bệnh nhân 2025, Nr. 1, Roma ngày 14.01.2025)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long