1. Giáo dân ôm cứng một linh mục không cho cử hành thánh lễ

Một linh mục 82 tuổi đã bị ôm cứng không cho cử hành thánh lễ và cuối cùng bị đẩy khỏi bàn thờ trong cuộc đụng độ trong Thánh lễ Chúa Nhật bên trong một nhà thờ ở miền nam Kerala

Các giáo dân của Nhà thờ St Mary's Forane ở Tripunithura, miền nam Kerala, vào ngày 22 tháng 12 năm 2024, đã cam kết không tuân theo Đức cha Bosco Puthur, giám quản tông tòa của tổng giáo phận của họ, nơi đang trong vòng xoáy của một cuộc tranh chấp phụng vụ kéo dài năm thập kỷ.

Một số bối cảnh: Trong quá khứ, nhiều giáo phận trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar đã tuân theo các phương thức cử hành Thánh lễ khác nhau. Một điểm khác biệt rõ ràng là các linh mục khi cử hành thánh lễ đối diện với cộng đoàn ở một số giáo phận, trong khi ở một số giáo phận khác, các linh mục đối diện với bàn thờ.

Cách thức hợp nhất là sự kết hợp của cả hai và nó được ấn định có hiệu lực từ Lễ Phục sinh 2022 trên toàn Giáo hội. Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các linh mục sẽ quay xuống cộng đoàn. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, các linh mục sẽ quay lên bàn thờ. Từ Kinh Lạy Cha sẽ lại quay xuống cộng đoàn.

Tất cả 32 giáo phận khác của Giáo hội này có trụ sở tại Kerala đã tuân thủ các hướng dẫn của thượng hội đồng để có Phụng Vụ Thánh lễ thống nhất

Tuy nhiên, phần lớn các linh mục và giáo dân trong Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly nhất quyết tiếp tục với một Thánh lễ cũ, trong đó linh mục phải đối mặt với cộng đoàn trong suốt thánh lễ như người Công Giáo Latinh chúng ta.

Cuộc tranh chấp phụng vụ kéo dài hàng thập kỷ về nghi thức của Thánh lễ tại Nhà thờ Syro-Malabar theo nghi lễ Đông phương có trụ sở tại Ấn Độ đã trở nên bạo lực trong một nhà thờ khi giáo dân đẩy một linh mục ra khỏi bàn thờ trong lúc xô xát.

Cha John Thottuppuram, một linh mục 82 tuổi, đã phải đối mặt với sự giận dữ của giáo dân vào ngày 01 tháng 02 khi ngài cố gắng cử hành Thánh lễ chính thức được Thượng hội đồng Giáo hội chấp thuận tại Nhà thờ St Sebastian, Prasadagiri ở phía nam tiểu bang Kerala.

Một đoạn video về vụ việc đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một nhóm giáo dân la ó, ôm cứng vị linh mục và cuối cùng và đẩy ngài ra khỏi bàn thờ trong khi ngài đang cử hành thánh lễ chính thức.

Các nhóm đối địch trong giáo xứ - những người ủng hộ và phản đối thánh lễ chính thức - đã đệ đơn khiếu nại riêng lên cảnh sát địa phương, đổ lỗi cho nhau về vụ việc.

Cha Antony Vadakkekara, người phát ngôn của Giáo hội Syro-Malabar, đã lên án vụ bạo lực bên trong nhà thờ.

“Vị linh mục lớn tuổi, là cha sở của nhà thờ, đã đến nhà thờ như một phần trong mục vụ của mình để cử hành Thánh lễ”, ngài tuyên bố.

“Bất kỳ ai đứng sau vụ việc này vụ việc đều phải bị trừng phạt vì hành vi phạm pháp của họ theo luật dân sự. Họ cũng sẽ phải đối mặt với hành động theo luật của Giáo hội”, Vadakkekara nói với UCA News vào ngày 3 tháng 2.

Vị linh mục dòng Vinh Sơn đã kêu gọi những người Công Giáo địa phương cầu nguyện với Chúa để xin lòng thương xót và như một sự sám hối cho “hành vi phạm thánh này đã phạm phải trên bàn thờ, nơi linh thiêng nhất, trong Thánh lễ”.

Giáo xứ này thuộc Tổng giáo phận Ernakulam và Angamaly, nơi hầu hết các linh mục và giáo dân đã từ chối các nghi lễ chính thức và tiếp tục thánh lễ truyền thống của họ, trong đó các linh mục quay mặt về phía giáo dân.

Phong trào Tổng giáo phận vì sự minh bạch cho biết vị linh mục lớn tuổi đã bị ngăn cản không cho dâng lễ vì ngài đã vi phạm lệnh của tòa án cấm ngài làm như vậy.

AMT, một nhóm gồm các linh mục, tu sĩ và giáo dân, dẫn đầu các cuộc biểu tình chống lại cha sở do Tòa Giám Mục bổ nhiệm. Họ cũng chống lại Hội Đồng Mục Vụ của giáo xứ, những người làm việc để thực hiện phụng vụ chính thức trong tổng giáo phận.

AMT báo cáo rằng giáo dân đã ngăn cản vị linh mục lớn tuổi vào giáo xứ của họ hai tháng trước.

Hai tháng trước, giáo dân cũng đã đến tòa án địa phương, nơi đã ban hành lệnh cấm không cho vị linh mục tiếp quản vị trí quản lý giáo xứ.

Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ tháng 8 năm 2021, khi Thượng hội đồng ra lệnh cho tất cả 35 giáo phận phải tuân theo một chế độ Thánh lễ thống nhất để có sự hiệp nhất lớn hơn. Ngoại trừ tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, tất cả các giáo phận khác đều tuân thủ lệnh của Thượng hội đồng vào tháng 11 năm 2021.

Tổng giáo phận là nơi sinh sống của gần 10 phần trăm trong số năm triệu thành viên của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar ở Ấn Độ và nước ngoài.

2. Cảnh sát buộc tội thiếu niên đâm bạn cùng lớp tại trường trung học Công Giáo ở Anh

Một thiếu niên đã bị bắt và bị buộc tội giết người sau khi cảnh sát cho biết cậu ta đã đâm chết một bạn học tại một trường trung học Công Giáo ở Anh vào thứ Hai.

Kẻ tấn công bị cáo buộc, mà cảnh sát không nêu tên vì tuổi tác, được cho là đã đâm chết Harvey Willgoose, 15 tuổi vào ngày 3 tháng 2 tại Trường trung học Công Giáo All Saints ở thành phố Sheffield, Nam Yorkshire. Ngôi trường này có khoảng 1.300 học sinh, tuổi từ 11 đến 18, tờ Guardian đưa tin.

Giáo phận Hallam, bao gồm toàn bộ Sheffield, đã đưa ra tuyên bố vào ngày 4 tháng 2 để tri ân “học sinh được chúng tôi yêu mến, Harvey Willgoose”.

Đức Cha Ralph Heskett của Hallam cho biết ngài sẽ yêu cầu tất cả các linh mục trong giáo phận cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Willgoose. Ngoài ra, Đức Cha cho biết, Nhà thờ chính tòa St. Marie mở cửa cho những người muốn có nơi cầu nguyện riêng.

Một Thánh lễ tại Giáo xứ St. Joseph ở Handsworth lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 8 tháng 2, sẽ được cử hành theo ý nguyện của Willgoose, ông nói tiếp. Willgoose là cựu học sinh tại trường tiểu học ở đó.

“Chúng tôi, cũng như mọi giáo xứ và trường học, đều cầu nguyện cho Harvey, cha mẹ, gia đình và bạn bè của em vì mạng sống của em đã mất và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này,” vị giám mục cho biết.

“Tôi cũng xin gửi lời chia buồn đến các em học sinh, nhân viên và cộng đồng của Trường Trung học Công Giáo All Saints vào thời điểm này. Trong sự bình an của Chúa và trong sự hiện diện của Chúa, chúng ta phải cùng nhau đoàn kết như một cộng đồng đức tin để an ủi lẫn nhau.”

Steve Davies, giám đốc điều hành của quỹ tín thác điều hành ngôi trường, đã bày tỏ “lời chia buồn chân thành”.

“ Harvey là một phần vô giá của cộng đồng trường chúng tôi. Một chàng trai trẻ vô cùng nổi tiếng với các bạn học và giáo viên, anh ta có nụ cười làm bừng sáng cả căn phòng. Harvey còn trẻ. Anh ta rất đáng quý. Anh ta được yêu mến,” Davies nói.

“Một sự việc bi thảm và gây sốc như thế này khiến chúng tôi vô cùng bàng hoàng và trái ngược với tinh thần mà trường All Saints hướng tới - một cộng đồng trường học yêu thương, quan tâm.”

“Chúng tôi đang hỗ trợ cảnh sát trong quá trình điều tra đang diễn ra và hưởng ứng lời kêu gọi của họ là không nên đưa ra suy đoán và thông tin sai lệch trong khi họ xác định sự thật đằng sau vụ việc thương tâm này”, ông kết luận.

Các thành viên trong cộng đồng vẫn tiếp tục đóng góp để xây dựng một ngôi đền tạm thời nhằm tôn vinh Willgoose bằng hoa, bóng bay và thiết bịởng niệm tại một địa điểm bên ngoài cổng trường.

Trước vụ việc ngày 3 tháng 2, trường đã bị phong tỏa vào ngày 29 Tháng Giêng sau khi nhân viên và học sinh được thông báo về “mối đe dọa bạo lực” giữa “một số ít học sinh”, tờ Yorkshire Post đưa tin. Cảnh sát địa phương chưa công bố liệu hai vụ việc có liên quan đến nhau hay không.


Source:National Catholic Register

3. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân, gia đình đau buồn của vụ xả súng trường học thảm khốc ở Thụy Điển

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Tư đã bày tỏ sự gần gũi về mặt tinh thần với người dân Thụy Điển sau khi ít nhất 11 người bị một tay súng giết chết tại một trường học dành cho người lớn ở Örebro vào ngày 4 tháng 2.

Trong bức điện ngày 5 tháng 2 gửi Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, Đức Thánh Cha cho biết ngài vô cùng đau buồn trước vụ việc được mô tả là vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước, và đang cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng.

“Giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất được siêu thoát, cho gia đình và bạn bè đang đau buồn của họ được an ủi, và cho những người bị thương sớm bình phục”, bức điện viết.

“Vào thời điểm khó khăn này của đất nước, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa toàn năng ban cho người dân Thụy Điển món quà đoàn kết và hòa bình”, thông điệp của Đức Giáo Hoàng kết thúc.

Kẻ tình nghi là tay súng, chưa được cảnh sát nêu tên, nằm trong số 11 người thiệt mạng tại Trường Risbergska dành cho người lớn. Trường này cung cấp các khóa đào tạo nghề và lớp học tiếng Thụy Điển cho nam và nữ không thể hoàn thành chương trình giáo dục trung học.

Theo Đài truyền hình Sveriges, chính quyền địa phương vẫn chưa xác nhận số người bị thương và cảnh báo số người chết có thể tăng lên.

Đức Hồng Y Anders Arborelius của Thụy Điển đã ra tuyên bố vào thứ Tư để thương tiếc thảm kịch này: “Cùng với toàn thể Thụy Điển, chúng tôi, những người Công Giáo, thương tiếc các nạn nhân của vụ việc bạo lực ở Örebro, và chúng tôi cầu nguyện cho họ. Bạo lực và các vụ xả súng dường như chỉ gia tăng.”

Mặc dù các vụ xả súng ở Thụy Điển rất hiếm, nhưng dữ liệu của cảnh sát cho thấy số vụ xả súng ở quốc gia này đã tăng lên. Cho đến nay, số vụ xả súng cao nhất là vào năm 2022 khi xảy ra 391 vụ xả súng, khiến 62 người thiệt mạng và 107 người khác bị thương, theo Al Jazeera.

Giáo xứ Công Giáo St. Eskil ở Örebro mở cửa vào chiều thứ Tư cho những người muốn thắp nến, tham dự Thánh lễ hoặc cầu nguyện cho thành phố và những người bị ảnh hưởng bởi vụ xả súng chết người.

Theo tuyên bố của Arborelius, tất cả các nhà thờ Công Giáo ở Thụy Điển sẽ cầu nguyện xin lòng thương xót cho tất cả các nạn nhân tại lễ thánh lễ Chúa Nhật ngày 9 tháng 2.


Source:Catholic News Agency

4. Hội đồng Giám mục Ý giúp một triệu Euro cho Congo

Hội đồng Giám mục Ý kêu gọi chấm dứt bạo lực tại miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo, đồng thời dành một triệu Euro để góp phần cứu trợ các nạn nhân nội chiến tại nước này.

Trong thông cáo, công bố hôm mùng 03 tháng Hai vừa qua, Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng giám mục Bologna, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, viết: “Chúng tôi tha thiết kêu gọi hãy chấm dứt các cuộc thảm sát tại thành Goma và các vùng khác tại Cộng hòa Dân chủ Congo! Đủ rồi! Qua các cuộc tiếp xúc chặt chẽ với các Giáo hội địa phương và các thừa sai hiện diện ở Congo, hằng ngày chúng tôi nhận được những tin tức và hình ảnh về những cuộc giết chóc, đả thương, tàn phá và sự di tản của đông đảo dân chúng, xảy ra trước sự im lặng hầu như hoàn toàn của các giới truyền thông. Thảm trạng tại Congo đã đốn ngã bao nhiêu nạn nhân, nhất là các thường dân, kể cả các trẻ em sơ sinh, phụ nữ và những người vô phương thế tự vệ. Chúng tôi không thể im lặng trước sự điên rồ đó, đang tàn hại nhân loại”.

Đức Hồng Y Zuppi cũng viết rằng: “Trong tư cách là Giáo hội tại Ý, từ nhiều năm, chúng tôi hiện diện tại Congo qua các nhân viên bác ái và các thừa sai. Chúng tôi không ngừng đứng cạnh dân chúng và Giáo hội địa phương, tiếp tục là mục tiêu bị chiếu cố, với những bạo lực và các cuộc tấn công”.

Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý cho biết ngân khoản một triệu Euro được rút từ dịch vụ can thiệp bác ái và phát triển các dân tộc, thuộc quỹ gọi là “8 phần ngàn” các tín hữu đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo tại nước này.