CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG - C
(Lc 21, 25-28; 34-36)
Tinh Thần Mùa Vọng – Sống Năm Thánh 2025
Năm Phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Vọng là trông mong, nên trong thời gian Mùa Vọng, Giáo Hội muốn chúng ta sống mãnh liệt hơn tâm tình khát mong Chúa đến.
Hỏi : Chúa đã đến chưa? Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng : Chúa đã đến rồi. Vậy chúng ta còn mong chờ Chúa nào nữa?
Mùa Vọng Giáo hội đang sống theo truyền thống là : Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô “đã đến” lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
Theo Hồng Y Newman thì : “Trong linh đạo Mùa Vọng, Đức Kitô xuất hiện như một người đã có mặt đó rồi, và đồng thời vẫn không ngừng được chờ mong. Và người Kitô hữu sống linh đạo này như một người chờ đợi Đức Kitô.”
Mùa Vọng đến nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng, đời người mỗi chúng ta còn đang trên hành trình và quê hương thật của chúng ta là quê trời. Nếu có đang đi mà muốn cắm trại, thì hãy nhổ trại lên đường tiến về ngày của Chúa, ngày Chúa đến, ngày đó đem lại cho cuộc sống hiện tại một hướng đi và một ý nghĩa cao cả. Vì thế nỗi chờ mong của ta cũng là một niềm hy vọng.
Để sống tốt Năm Phụng vụ mới, hay cụ thể là Mùa Vọng, Năm Thánh thường niên 2025 này. Tiên vàn, chúng ta phải khẳng định rằng, mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hóa v.v. là những điều tốt, chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mỗi chúng ta, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thứ đến, phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là tỉnh thức, là cầu nguyện, là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh : “Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”; “Vì giờ cứu rỗi các con đã đến gần” (x. Lc 21, 25-28, 34-36).
“Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28). Đó là những dấu hiệu báo trước ngày Chúa tái lâm.
Thật phù hợp khi Năm Thánh 2025 có chủ đề “Những Người Hành Hương Của Hy Vọng,” đang đến gần, đánh dấu một sự kiện tôn giáo trọng đại của Giáo Hội Công Giáo. Năm Thánh là một dịp để tha thứ và hòa giải, là thời điểm hoán cải và lãnh nhận Bí tích Hòa giải, nhất là sống hy vọng.
Ngày nay, khi tại nhiều nơi trên thế giới trật tự xã hội, chính trị và kinh tế bị chao đảo; và dưới nhiều hình thức, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục sống như thể không có Thiên Chúa. Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi xác tín rằng : Dù sống giữa một thế giới hơn 8 tỷ người, với sự bấp bênh trước bao cảnh đau thương của chiến tranh, hận thù, nghèo đói, thiên tai, và thế lực sự dữ tung hoành khắp nơi, chúng ta vẫn hy vọng vào Chúa. Vì chỉ có Chúa dẫn dắt con người hoàn tất hành trình dương thế để đạt tới chính Chúa.
Lời Chúa Giêsu khuyên chúng ta vẫn còn cấp bách : “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!” (Lc 21, 34-36).
Sau cùng, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
Lạy Mẹ từ ái, xin dắt chúng con bước theo Chúa trong hy vọng mọi nơi mọi lúc. Amen.
(Lc 21, 25-28; 34-36)
Tinh Thần Mùa Vọng – Sống Năm Thánh 2025
Năm Phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Vọng là trông mong, nên trong thời gian Mùa Vọng, Giáo Hội muốn chúng ta sống mãnh liệt hơn tâm tình khát mong Chúa đến.
Hỏi : Chúa đã đến chưa? Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng : Chúa đã đến rồi. Vậy chúng ta còn mong chờ Chúa nào nữa?
Mùa Vọng Giáo hội đang sống theo truyền thống là : Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô “đã đến” lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
Theo Hồng Y Newman thì : “Trong linh đạo Mùa Vọng, Đức Kitô xuất hiện như một người đã có mặt đó rồi, và đồng thời vẫn không ngừng được chờ mong. Và người Kitô hữu sống linh đạo này như một người chờ đợi Đức Kitô.”
Mùa Vọng đến nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng, đời người mỗi chúng ta còn đang trên hành trình và quê hương thật của chúng ta là quê trời. Nếu có đang đi mà muốn cắm trại, thì hãy nhổ trại lên đường tiến về ngày của Chúa, ngày Chúa đến, ngày đó đem lại cho cuộc sống hiện tại một hướng đi và một ý nghĩa cao cả. Vì thế nỗi chờ mong của ta cũng là một niềm hy vọng.
Để sống tốt Năm Phụng vụ mới, hay cụ thể là Mùa Vọng, Năm Thánh thường niên 2025 này. Tiên vàn, chúng ta phải khẳng định rằng, mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hóa v.v. là những điều tốt, chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mỗi chúng ta, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thứ đến, phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là tỉnh thức, là cầu nguyện, là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh : “Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”; “Vì giờ cứu rỗi các con đã đến gần” (x. Lc 21, 25-28, 34-36).
“Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28). Đó là những dấu hiệu báo trước ngày Chúa tái lâm.
Thật phù hợp khi Năm Thánh 2025 có chủ đề “Những Người Hành Hương Của Hy Vọng,” đang đến gần, đánh dấu một sự kiện tôn giáo trọng đại của Giáo Hội Công Giáo. Năm Thánh là một dịp để tha thứ và hòa giải, là thời điểm hoán cải và lãnh nhận Bí tích Hòa giải, nhất là sống hy vọng.
Ngày nay, khi tại nhiều nơi trên thế giới trật tự xã hội, chính trị và kinh tế bị chao đảo; và dưới nhiều hình thức, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục sống như thể không có Thiên Chúa. Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi xác tín rằng : Dù sống giữa một thế giới hơn 8 tỷ người, với sự bấp bênh trước bao cảnh đau thương của chiến tranh, hận thù, nghèo đói, thiên tai, và thế lực sự dữ tung hoành khắp nơi, chúng ta vẫn hy vọng vào Chúa. Vì chỉ có Chúa dẫn dắt con người hoàn tất hành trình dương thế để đạt tới chính Chúa.
Lời Chúa Giêsu khuyên chúng ta vẫn còn cấp bách : “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!” (Lc 21, 34-36).
Sau cùng, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
Lạy Mẹ từ ái, xin dắt chúng con bước theo Chúa trong hy vọng mọi nơi mọi lúc. Amen.