Trong thông cáo báo chí được đưa ra hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết như sau:
Sau đây là chủ đề được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 59, sẽ được tổ chức vào năm 2025:
“Hãy chia sẻ với cách hiền hoà niềm hy vọng trong lòng anh em”, được trích từ thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô Tông đồ
“Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng.” (x. 1Pr 3:15-16)
Chủ đề của Ngày Truyền thông Thế giới sắp tới tập trung vào thực tế là ngày nay, giao tiếp thường mang tính bạo lực, nhằm vào việc tấn công chứ không phải thiết lập các điều kiện cho đối thoại. Do đó, cần phải giải trừ vũ khí giao tiếp, thanh lọc giao tiếp khỏi sự gây hấn. Từ các chương trình trò chuyện trên truyền hình đến các cuộc chiến bằng lời nói và văn bản trên mạng xã hội, có nguy cơ là mô hình phổ biến là mô hình cạnh tranh, đối lập và ý chí thống trị.
Đối với chúng ta, những người Kitô hữu, hy vọng là một con người, và Người ấy là Chúa Kitô. Và nó luôn gắn liền với một dự án cộng đồng; khi chúng ta nói về hy vọng Kitô giáo, chúng ta không thể bỏ qua một cộng đồng sống thông điệp của Chúa Giêsu theo cách đáng tin cậy đến mức có thể thoáng thấy hy vọng mà nó mang lại, và có khả năng truyền đạt hy vọng của Chúa Kitô bằng hành động và lời nói ngay cả ngày nay.
Trong số các ngày kỷ niệm trong một năm trên bình diện thế giới, Ngày Truyền Thông Thế giới là lễ kỷ niệm duy nhất đã được chính Công đồng Vatican II đề xướng trong Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội (Inter Mirifica) được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố ngày 4 tháng 12, 1963.
Trong Sắc Lệnh này, các Nghị Phụ của Công đồng Vatican II đã tuyên bố rằng:
“Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người, Giáo Hội Công Giáo có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm. Giáo Hội nhận thấy mình có bổn phận dùng cả các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn.
Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền xử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi các linh hồn; các vị Chủ Chăn đáng kính có nhiệm vụ huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu thế nào để họ biết dùng cả những phương tiện này mà theo đuổi phần rỗi và sự toàn thiện của mình cũng như của toàn thể gia đình nhân loại.
Ngoài ra, giáo dân đặc biệt có bổn phận làm cho các phương tiện này thấm nhiễm tinh thần nhân đạo và Kitô giáo, để chúng đáp ứng đầy đủ niềm mong đợi lớn lao của xã hội nhân loại và đúng với ý định của Thiên Chúa.”
Ngày Truyền Thông Thế giới được tổ chức hàng năm vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống, năm tới 2025 sẽ rơi vào ngày mùng 1 tháng Sáu. Tuy nhiên, sứ điệp của Đức Thánh Cha thường được công bố trước, vào ngày 24 tháng Giêng, lễ thánh Phanxicô Đệ Salê, bổn mạng các nhà báo, để các hội đồng giám mục, các ủy ban có liên quan ở các giáo phận và các cơ quan truyền thông có đủ thời gian để chuẩn bị các tài liệu in ấn, nghe nhìn và các tài liệu khác cho lễ kỷ niệm này ở các quốc gia và các địa phương.
Ngày Truyền Thông Thế giới lần đầu tiên được cử hành trong toàn Giáo Hội Công Giáo vào ngày 7 tháng 5 năm 1967, dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, là vị Giáo Hoàng đã muốn thu hút sự chú ý của toàn thể Giáo Hội đến truyền thông và sức mạnh to lớn mà nó có thể đem lại cho những thay đổi sâu xa về xã hội, văn hoá và tôn giáo. Ngày Truyền Thông Thế giới năm tới là lần thứ 59.
Source:Holy See Press OfficeTheme for World Communications Day 2025, 24.09.2024
Sau đây là chủ đề được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 59, sẽ được tổ chức vào năm 2025:
“Hãy chia sẻ với cách hiền hoà niềm hy vọng trong lòng anh em”, được trích từ thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô Tông đồ
“Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng.” (x. 1Pr 3:15-16)
Chủ đề của Ngày Truyền thông Thế giới sắp tới tập trung vào thực tế là ngày nay, giao tiếp thường mang tính bạo lực, nhằm vào việc tấn công chứ không phải thiết lập các điều kiện cho đối thoại. Do đó, cần phải giải trừ vũ khí giao tiếp, thanh lọc giao tiếp khỏi sự gây hấn. Từ các chương trình trò chuyện trên truyền hình đến các cuộc chiến bằng lời nói và văn bản trên mạng xã hội, có nguy cơ là mô hình phổ biến là mô hình cạnh tranh, đối lập và ý chí thống trị.
Đối với chúng ta, những người Kitô hữu, hy vọng là một con người, và Người ấy là Chúa Kitô. Và nó luôn gắn liền với một dự án cộng đồng; khi chúng ta nói về hy vọng Kitô giáo, chúng ta không thể bỏ qua một cộng đồng sống thông điệp của Chúa Giêsu theo cách đáng tin cậy đến mức có thể thoáng thấy hy vọng mà nó mang lại, và có khả năng truyền đạt hy vọng của Chúa Kitô bằng hành động và lời nói ngay cả ngày nay.
Trong số các ngày kỷ niệm trong một năm trên bình diện thế giới, Ngày Truyền Thông Thế giới là lễ kỷ niệm duy nhất đã được chính Công đồng Vatican II đề xướng trong Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội (Inter Mirifica) được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố ngày 4 tháng 12, 1963.
Trong Sắc Lệnh này, các Nghị Phụ của Công đồng Vatican II đã tuyên bố rằng:
“Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người, Giáo Hội Công Giáo có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm. Giáo Hội nhận thấy mình có bổn phận dùng cả các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn.
Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền xử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi các linh hồn; các vị Chủ Chăn đáng kính có nhiệm vụ huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu thế nào để họ biết dùng cả những phương tiện này mà theo đuổi phần rỗi và sự toàn thiện của mình cũng như của toàn thể gia đình nhân loại.
Ngoài ra, giáo dân đặc biệt có bổn phận làm cho các phương tiện này thấm nhiễm tinh thần nhân đạo và Kitô giáo, để chúng đáp ứng đầy đủ niềm mong đợi lớn lao của xã hội nhân loại và đúng với ý định của Thiên Chúa.”
Ngày Truyền Thông Thế giới được tổ chức hàng năm vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống, năm tới 2025 sẽ rơi vào ngày mùng 1 tháng Sáu. Tuy nhiên, sứ điệp của Đức Thánh Cha thường được công bố trước, vào ngày 24 tháng Giêng, lễ thánh Phanxicô Đệ Salê, bổn mạng các nhà báo, để các hội đồng giám mục, các ủy ban có liên quan ở các giáo phận và các cơ quan truyền thông có đủ thời gian để chuẩn bị các tài liệu in ấn, nghe nhìn và các tài liệu khác cho lễ kỷ niệm này ở các quốc gia và các địa phương.
Ngày Truyền Thông Thế giới lần đầu tiên được cử hành trong toàn Giáo Hội Công Giáo vào ngày 7 tháng 5 năm 1967, dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, là vị Giáo Hoàng đã muốn thu hút sự chú ý của toàn thể Giáo Hội đến truyền thông và sức mạnh to lớn mà nó có thể đem lại cho những thay đổi sâu xa về xã hội, văn hoá và tôn giáo. Ngày Truyền Thông Thế giới năm tới là lần thứ 59.
Source:Holy See Press Office