Lần đầu Đức Kitô nói với môn đệ là Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, bị hành hạ, xỉ vả, bị giết treo trên thập tự. Sau ba ngày an táng trong mộ, Ngài sống lại vinh quang. Nghe vậy, Phêrô đại diện anh em nói với Đức Kitô, chúng con hy vọng điều đó không xảy ra cho Thầy. Đức Kitô nói với Phêrô. Í của anh đến do ma qủi xúi dục. Phêrô yêu mến Đức Kitô và không muốn điều xấu xảy ra cho Ngài. Ý tưởng của Phêrô bên ngoài xem ra có vẻ tốt lành, nhưng ẩn dấu đằng sau ý tưởng đó hàm chứa đừng vâng lời Chúa Cha. Không vâng lời Chúa Cha là í tưởng của ma qủi. Ma quỉ thành công xúi dục ông bà Adong- Evà trái lệnh Chúa, ăn trái cây trong vườn địa đàng. Không có gì sai trong việc ăn trái. Mục đích ăn chống lệnh Chúa dẫn đến sự chết. Bản cũ soạn lại, ma qủi dùng Phêrô khuyên Đức Kitô đừng vâng phục Chúa Cha. Đức Kitô cảnh tỉnh, Phêrô thoát hiểm. Hãy thận trọng với câu nói ngọt ngào; í tưởng bề ngoài xem ra vô hại, bóng bảy nhưng ẩn nấp sau là cám dỗ kêu phản bội Thiên Chúa.

Lần này Đức Kitô nhắc lại cuộc tử nạn sẽ xảy ra cho Ngài. Môn đệ tôn trọng sứ mạng Đức Kitô. Dù không hiểu rõ sứ mạng đó, nhưng các ông chấp nhận một sự thật. Một thực tại vượt quá khả năng hiểu biết của các ông. Đức Kitô chịu tử nạn là một thực tại sẽ xảy ra trong tương lai rất gần. Nhận biết sự thật này, các ông nghĩ đến tương lai của cả nhóm. Chọn lựa của các ông gồm một trong hai cách. Thứ nhất; giải tán nhóm, ai về quê hương người ấy. Chọn lựa thứ hai là nhóm tiếp tục sinh hoạt, quyết tâm cùng hợp tác, hỗ trợ, che chở, bảo bọc nhau sau khi Thầy ra đi. Các ông chọn lựa cách thứ hai, vì thế mới có tranh luận, bàn thảo, chỉ định người lãnh đạo tương lai của nhóm.
Bàn đến tương lai xác định một sự thật là sau khi Thầy ra đi; nhóm có thể bị tan tác, nhưng không tan rã. Các ông dù phải trốn tránh nhưng cùng một lòng âm thầm, kín đáo hỗ trợ nhau. Điều này thể hiện qua việc các ông trên đường đi bàn thảo ai sẽ làm trưởng nhóm. Ta biết rõ quyết tâm này bởi chính Đức Kitô nêu câu với các ông

'Dọc đường anh em đã bàn tán điều gì vậy?. Các ông làm thinh vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Mc 9:34
Tương lai ngày mai ra sao là câu hỏi môn đệ Đức Kitô bàn thảo với nhau trên đường đi. Dường như cả nhóm chấp nhận một sự thật đau lòng là ngày gần đây Thầy không còn hướng dẫn, lãnh đạo, sống chung cùng nhóm nữa. Trường hợp không có Thầy hiện diện, nhóm muốn tồn tại thì phải có người lãnh đạo. Đây là vấn đề các ông tranh luận.

Môn đệ Đức Kitô lớn lên dưới chế độ bảo hộ Roma. Ngoài cách lãnh đạo cai trị khắt khe, hà khắc của quân bảo hộ; họ không biết cách lãnh đạo nào khác. Roma dùng quyền, hình phạt ác độc gây hoang mang, tạo sợ hãi trong cách cai trị. Dùng cộng tác viên địa phương hành hạ người bản xứ. Cai trị dưới hình thức làm ngơ, giả bộ mù quáng để cho người bản xứ lộng hành, lạm quyền đòi thêm thuế, bắt dân dồn hết sức vào công việc, kiếm tiền đóng thuế, một phần cho chính quyền bảo hộ, phần khác cho lòng tham của đồng loã cộng tác viên. Do cơ cực, vất vả đầu tắt, mặt tối nguyên ngày, người ta không còn thời giờ, sức lực để nghĩ đến việc chống lại, lật đổ nhà nước bảo hộ.
Đức Kitô nói với môn đệ cách lãnh đạo mới. Cách mới hoàn toàn trái với cách vua chúa trần gian thực hành. Môn đệ chưa từng nghe biết cách lãnh đạo mới, và cũng chưa từng được ai thực hiện trên thế giới. Đức Kitô đặt tình yêu làm căn bản trong lãnh đạo. Phục vụ công ích là mục đích chính người lãnh đạo cần nhắm đến. Vua quan trần thế nhắm đến lợi lộc của họ trước; cộng đoàn hưởng phần dư còn lại. Đức Kitô nhắm đến quyền lợi cộng đoàn trước. Người lãnh đạo tìm vui trong phục vụ.

'Ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người'... Ai đón tiếp một em nhỏ vì Danh Thầy, là đón chính Thầy. Ai đón tiếp Thầy... là đón tiếp Đấng đã sai Thầy' Marcô 9:37.

Phục vụ công ích chung là chính, nhưng chưa phải cùng đích. Cùng đích của phục vụ là giúp tha nhân nhận biết Thiên Chúa là Đấng nhân lành. Giúp họ nhận ra tình yêu Chúa thể hiện qua bàn tay nhân ái của người anh em. Nhận thức này giúp tha nhân nhận biết Thiên Chúa, để họ làm cho vinh hiển Thánh Danh Chúa. Đem lại an vui cho cộng đoàn là cách lãnh đạo thường. Giúp người khác yêu mến và tin theo Đức Kitô mới đạt được mục đích của lãnh đạo.

TiengChuong.org