Đức Kitô hỏi môn đệ, 'Người ta nói Con Người là ai?'. Các ông thưa: Người thì nói Thầy là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo tiên tri Elijah, kẻ khác bảo là một trong số các tiên tri. Đây là nhận thức đám đông nói về Đức Kitô. Người coi Ngài là tiên tri, kẻ khác cho Ngài là thầy dậy, kẻ khác nữa cho Ngài là thầy thuốc; những nhận thức này chỉ nói lên một phần nào sinh hoạt thường ngày của con người Giêsu trần thế. Một số nhận thức biểu lộ niềm tin vào sự sống trường sinh. Chết là bắt đầu cuộc sống hạnh phúc, vĩnh cửu, không bao giờ chết nữa. Cả Gioan Tẩy Giả lẫn tiên tri Elijah đều đã chết, nhưng đám đông tin Đức Kitô là một trong số các ngài tái xuất hiện, như thế họ tin có sự sống đời sau.
Tùy vào nhận xét, hiểu biết, niềm tin của mỗi người, mỗi nhóm mà người ta ca tụng, đặt Đức Kitô vào nhiều chức vụ khác nhau. Mỗi một chức vụ này chỉ biểu tỏ một phần sứ mạng của Đức Kitô. Người ta không nhận ra sứ mạng chính của Ngài. Chữa bệnh, làm phép lạ, trừ ma đuổi quỷ cho biết Thiên Chúa uy quyền luôn yêu thương nhân loại. Đức Kitô xuống trần gian để hoà giải và ban sự sống trường sinh cho nhân loại. Phêrô là vị tông đồ duy nhất nói lên được sứ mạng này. Đức Kitô diễn tả sứ mạng của Ngài qua hình ảnh 'Con Người'. Hình ảnh 'Con Người' đây cho biết Ngài là con Đức trinh nữ Maria, là một người trong số con người nhân loại. Cũng có thể hiểu Ngài là con Thiên Chúa. Như thế sứ mạng 'Con Người' bao gồm cả nhân tính lẫn thiên tính của Đức Kitô. Mỗi lần nhắc đến sứ mạng của 'Con Người', Đức Kitô luôn liên kết sứ mạng đó với cuộc khổ nạn. Chính xác hơn phải nói là Đức Kitô luôn hướng về Phục Sinh vinh hiển. Điều này ngụ í nói đến sứ mạng chính của 'Con Người' là chiên hiến tế, xoá ội trần gian. Thánh Gioan giới thiệu Đức Kitô với sứ mạng đó,
'Chiên Thiên Chúa, Đấng Xoá tội trần gian'. Gioan 1:29
Xoá tội trần gian bằng cách gánh tội nhân trần. Ba lần Ngài tiên đoán về con đường thập giá, con đường dẫn vào cõi chết để tái sinh, mang đến sự sống mới, vĩnh cửu. Môn đệ Ngài được loan báo trước là sẽ có thời gian khổ cực, gian truân, hợ hãi. Tiếp theo sẽ là Tin Mừng Phục Sinh. Đức Kitô dùng hình ảnh tiệc cưới. Thực khách không ăn chay khi chàng rể còn đang ở với họ. Họ sẽ ăn chay khi chàng rể bị đem đi. Ngày Đức Kitô bị bắt, chịu khổ nạn, chết và ba ngày sau sống lại vinh quang. (Macô 5:35).
Hình ảnh 'Con Người' theo thánh Gioan Tiền Hô và hình ảnh 'Thầy là Đấng Kitô' chung một í nghĩa. Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa, tự hiến tế để giao hoà với Thiên Chúa. Phêrô tuyên xưng Đức Kitô chính là Chiên Thiên Chúa. Vì thế Đức Kitô nói điều Phêrô biết là do Thánh Thần mặc khải cho. Khi nghe Đức Kitô tiên báo cuộc khổ nạn của Ngài, Phêrô can ngăn đừng vác thập giá. Ai cũng muốn người thân thương được hạnh phúc, may lành. Đây là cách con người diễn tả cảm tình, lòng mến dành cho người mình thương. Phêrô hành xử như thế là phải. Đức Kitô không trách Phêrô, nhưng khuyến cáo ông hãy cẩn trọng bởi cám dỗ nấp sau câu nói. Trường hợp ông bà Edong Evà; ăn trái cây thì tốt, nhưng ăn để chống lại Thiên Chúa nên bị phạt. Tránh xa đau khổ là tốt, nhưng tránh để chống lại í Chúa Cha là sai. Đức Kitô phán bảo Phêrô,
'Xatan! lui lại đàng sau Thầy! vì tư tưởng của anh không đến từ Thiên Chúa, mà đến từ loài người' Mc 8:33.
Tư tưởng câu nói đanh thép, nhưng ngôn từ nhẹ nhàng cho biết đây là lời khuyến cáo, không trách móc, nguyền rủa. Phêrô muốn Đức Kitô bằng xương, bằng thịt, ở gần các ông luôn mãi. Phêrô quên là bao linh hồn khát khao mong đợi từng phút giây Đức Kitô đến giải thoát, ban cho họ sự sống trường sinh. Sứ mạng của Đức Kitô là trở thành chiên Thiên Chúa, hiến tế xoá tội trần gian. Trước khi về trời Đức Kitô phán bảo các ông ra đi rao giảng Tin Mừng và hứa, 'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế' (Mat 28:20).
Lời ngăn cản của Phêrô hoàn toàn trái với điều ông tuyên xưng 'Thầy là Đấng Kitô'. Phêrô tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Kitô. Ông tuyên xưng điều vượt quá trí hiểu của mình, bởi điều đó đến do Thánh Thần linh ứng. Như thế linh ứng có thể hiểu; và cũng có linh ứng ta không thể hiểu nhưng tin. Đây là trường hợp của Phêrô. Ông tin Đức Kitô là Đấng Kitô nhưng không hiểu rõ sứ mạng của Đức Kitô. Chúng ta xin ơn khôn ngoan nhận biết và sống theo í Chúa.
TiengChuong.org
Tùy vào nhận xét, hiểu biết, niềm tin của mỗi người, mỗi nhóm mà người ta ca tụng, đặt Đức Kitô vào nhiều chức vụ khác nhau. Mỗi một chức vụ này chỉ biểu tỏ một phần sứ mạng của Đức Kitô. Người ta không nhận ra sứ mạng chính của Ngài. Chữa bệnh, làm phép lạ, trừ ma đuổi quỷ cho biết Thiên Chúa uy quyền luôn yêu thương nhân loại. Đức Kitô xuống trần gian để hoà giải và ban sự sống trường sinh cho nhân loại. Phêrô là vị tông đồ duy nhất nói lên được sứ mạng này. Đức Kitô diễn tả sứ mạng của Ngài qua hình ảnh 'Con Người'. Hình ảnh 'Con Người' đây cho biết Ngài là con Đức trinh nữ Maria, là một người trong số con người nhân loại. Cũng có thể hiểu Ngài là con Thiên Chúa. Như thế sứ mạng 'Con Người' bao gồm cả nhân tính lẫn thiên tính của Đức Kitô. Mỗi lần nhắc đến sứ mạng của 'Con Người', Đức Kitô luôn liên kết sứ mạng đó với cuộc khổ nạn. Chính xác hơn phải nói là Đức Kitô luôn hướng về Phục Sinh vinh hiển. Điều này ngụ í nói đến sứ mạng chính của 'Con Người' là chiên hiến tế, xoá ội trần gian. Thánh Gioan giới thiệu Đức Kitô với sứ mạng đó,
'Chiên Thiên Chúa, Đấng Xoá tội trần gian'. Gioan 1:29
Xoá tội trần gian bằng cách gánh tội nhân trần. Ba lần Ngài tiên đoán về con đường thập giá, con đường dẫn vào cõi chết để tái sinh, mang đến sự sống mới, vĩnh cửu. Môn đệ Ngài được loan báo trước là sẽ có thời gian khổ cực, gian truân, hợ hãi. Tiếp theo sẽ là Tin Mừng Phục Sinh. Đức Kitô dùng hình ảnh tiệc cưới. Thực khách không ăn chay khi chàng rể còn đang ở với họ. Họ sẽ ăn chay khi chàng rể bị đem đi. Ngày Đức Kitô bị bắt, chịu khổ nạn, chết và ba ngày sau sống lại vinh quang. (Macô 5:35).
Hình ảnh 'Con Người' theo thánh Gioan Tiền Hô và hình ảnh 'Thầy là Đấng Kitô' chung một í nghĩa. Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa, tự hiến tế để giao hoà với Thiên Chúa. Phêrô tuyên xưng Đức Kitô chính là Chiên Thiên Chúa. Vì thế Đức Kitô nói điều Phêrô biết là do Thánh Thần mặc khải cho. Khi nghe Đức Kitô tiên báo cuộc khổ nạn của Ngài, Phêrô can ngăn đừng vác thập giá. Ai cũng muốn người thân thương được hạnh phúc, may lành. Đây là cách con người diễn tả cảm tình, lòng mến dành cho người mình thương. Phêrô hành xử như thế là phải. Đức Kitô không trách Phêrô, nhưng khuyến cáo ông hãy cẩn trọng bởi cám dỗ nấp sau câu nói. Trường hợp ông bà Edong Evà; ăn trái cây thì tốt, nhưng ăn để chống lại Thiên Chúa nên bị phạt. Tránh xa đau khổ là tốt, nhưng tránh để chống lại í Chúa Cha là sai. Đức Kitô phán bảo Phêrô,
'Xatan! lui lại đàng sau Thầy! vì tư tưởng của anh không đến từ Thiên Chúa, mà đến từ loài người' Mc 8:33.
Tư tưởng câu nói đanh thép, nhưng ngôn từ nhẹ nhàng cho biết đây là lời khuyến cáo, không trách móc, nguyền rủa. Phêrô muốn Đức Kitô bằng xương, bằng thịt, ở gần các ông luôn mãi. Phêrô quên là bao linh hồn khát khao mong đợi từng phút giây Đức Kitô đến giải thoát, ban cho họ sự sống trường sinh. Sứ mạng của Đức Kitô là trở thành chiên Thiên Chúa, hiến tế xoá tội trần gian. Trước khi về trời Đức Kitô phán bảo các ông ra đi rao giảng Tin Mừng và hứa, 'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế' (Mat 28:20).
Lời ngăn cản của Phêrô hoàn toàn trái với điều ông tuyên xưng 'Thầy là Đấng Kitô'. Phêrô tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Kitô. Ông tuyên xưng điều vượt quá trí hiểu của mình, bởi điều đó đến do Thánh Thần linh ứng. Như thế linh ứng có thể hiểu; và cũng có linh ứng ta không thể hiểu nhưng tin. Đây là trường hợp của Phêrô. Ông tin Đức Kitô là Đấng Kitô nhưng không hiểu rõ sứ mạng của Đức Kitô. Chúng ta xin ơn khôn ngoan nhận biết và sống theo í Chúa.
TiengChuong.org