Nguyễn Trung Tây
Từ Ngày 11 Tháng 9
https://www.youtube.com/watch?v=tnLwIETuq7U
Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày định mệnh đó. Bản thân tôi đã học được những gì?
Sống đức tin là điều đáng trân trọng, nhưng cần tránh rơi vào chủ nghĩa cuồng tín. Đức tin chân chính đòi hỏi sự khiêm nhường và cởi mở, đặc biệt đối với những người có niềm tin khác biệt. Công đồng Vatican II đã dạy, sự hiện diện của Thiên Chúa được tìm thấy trong nhiều tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và các tôn giáo khác (Nostra Aetate 2). Giáo huấn này nhắc nhở rằng tôn trọng những người không chia sẻ đức tin Kitô giáo không phải là một lựa chọn, mà là một yêu cầu của đức tin.
Ý thức này dẫn đến sự cần thiết của đối thoại (chia sẻ và lắng nghe) với các tôn giáo khác. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện sứ vụ đối thoại tôn giáo qua chuyến Tông du Iraq vào năm 2021. Tại thành phố Ur, quê hương của tổ phụ Abraham, trước sự hiện diện của các nhà lãnh đạo Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, ngài nhắc nhở rằng cả ba tôn giáo đều cùng chia sẻ niềm tin vào một Thiên Chúa. Ngài nhắc đến lời hứa của Thiên Chúa dành cho Abraham rằng con cháu của ông sẽ đông như sao trên trời. Các tín đồ của ba tôn giáo này là những ngôi sao đó, và di sản chung này của cả ba tôn giáo là nền tảng mạnh mẽ cho sự đối thoại và hiểu biết.
Từ thảm kịch ngày 11 tháng 9, tôi học được rằng cởi mở và đối thoại, không phải sợ hãi hay thù hận, là phương cách hòa giải. Chủ nghĩa cuồng tín phát triển từ sự thiếu hiểu biết và sự sợ hãi, trong khi hòa bình được xây dựng trên nền tảng của tôn trọng nhân phẩm và lòng nhân ái.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng đối thoại liên tôn, dù cần thiết, cũng đầy thử thách. Mỗi tôn giáo có những giá trị, truyền thống, và lịch sử riêng. Những nét riêng biệt này có thể dẫn đến những khác biệt sâu sắc về quan điểm và thực hành. Để đối thoại, nhân loại phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn này. Trên tất cả, đối thoại không phải là phương cách để tìm kiếm sự đồng thuận tuyệt đối, mà tìm kiếm sự hiểu biết và đồng cảm giữa các bên.
Những sự kiện như ngày 11 tháng 9 không chỉ gây tổn thương về mặt cá nhân mà còn để lại hậu quả lớn về chính trị và xã hội. Hơn thế nữa, 11/9 còn góp phần vào gia tăng sự chia rẽ và hiểu lầm giữa các cộng đồng tôn giáo. Đây là lý do cần thiết để đối thoại nhiều hơn, không chỉ giữa các tôn giáo mà còn trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Chính qua sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau mà nhân loại có thể hàn gắn và vượt qua những vết thương lịch sử.
Qua biến cố 11 tháng 9, người ta có thể cam kết xây dựng những nhịp cầu giữa các tôn giáo. Thông qua đối thoại liên tôn và sự hiểu biết lẫn nhau, nhân loại có thể ngăn chặn những thảm kịch tương tự không còn tái diễn. Nhưng để làm điều đó, cá nhân tôi phải chân thành mở lòng, tôn trọng phẩm giá của người khác, và nhận ra rằng sự thật có thể được tìm thấy trong nhiều niềm tin khác nhau, “a ray of Truth” (Nostra Aetate 2).
Xin cho nhân loại học từ kinh nghiệm quá khứ, để những hành động thù hận và bạo lực không có chỗ đứng trên mặt địa cầu.
11/9/2024
Từ Ngày 11 Tháng 9
https://www.youtube.com/watch?v=tnLwIETuq7U
Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày định mệnh đó. Bản thân tôi đã học được những gì?
Sống đức tin là điều đáng trân trọng, nhưng cần tránh rơi vào chủ nghĩa cuồng tín. Đức tin chân chính đòi hỏi sự khiêm nhường và cởi mở, đặc biệt đối với những người có niềm tin khác biệt. Công đồng Vatican II đã dạy, sự hiện diện của Thiên Chúa được tìm thấy trong nhiều tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và các tôn giáo khác (Nostra Aetate 2). Giáo huấn này nhắc nhở rằng tôn trọng những người không chia sẻ đức tin Kitô giáo không phải là một lựa chọn, mà là một yêu cầu của đức tin.
Ý thức này dẫn đến sự cần thiết của đối thoại (chia sẻ và lắng nghe) với các tôn giáo khác. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện sứ vụ đối thoại tôn giáo qua chuyến Tông du Iraq vào năm 2021. Tại thành phố Ur, quê hương của tổ phụ Abraham, trước sự hiện diện của các nhà lãnh đạo Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, ngài nhắc nhở rằng cả ba tôn giáo đều cùng chia sẻ niềm tin vào một Thiên Chúa. Ngài nhắc đến lời hứa của Thiên Chúa dành cho Abraham rằng con cháu của ông sẽ đông như sao trên trời. Các tín đồ của ba tôn giáo này là những ngôi sao đó, và di sản chung này của cả ba tôn giáo là nền tảng mạnh mẽ cho sự đối thoại và hiểu biết.
Từ thảm kịch ngày 11 tháng 9, tôi học được rằng cởi mở và đối thoại, không phải sợ hãi hay thù hận, là phương cách hòa giải. Chủ nghĩa cuồng tín phát triển từ sự thiếu hiểu biết và sự sợ hãi, trong khi hòa bình được xây dựng trên nền tảng của tôn trọng nhân phẩm và lòng nhân ái.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng đối thoại liên tôn, dù cần thiết, cũng đầy thử thách. Mỗi tôn giáo có những giá trị, truyền thống, và lịch sử riêng. Những nét riêng biệt này có thể dẫn đến những khác biệt sâu sắc về quan điểm và thực hành. Để đối thoại, nhân loại phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn này. Trên tất cả, đối thoại không phải là phương cách để tìm kiếm sự đồng thuận tuyệt đối, mà tìm kiếm sự hiểu biết và đồng cảm giữa các bên.
Những sự kiện như ngày 11 tháng 9 không chỉ gây tổn thương về mặt cá nhân mà còn để lại hậu quả lớn về chính trị và xã hội. Hơn thế nữa, 11/9 còn góp phần vào gia tăng sự chia rẽ và hiểu lầm giữa các cộng đồng tôn giáo. Đây là lý do cần thiết để đối thoại nhiều hơn, không chỉ giữa các tôn giáo mà còn trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Chính qua sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau mà nhân loại có thể hàn gắn và vượt qua những vết thương lịch sử.
Qua biến cố 11 tháng 9, người ta có thể cam kết xây dựng những nhịp cầu giữa các tôn giáo. Thông qua đối thoại liên tôn và sự hiểu biết lẫn nhau, nhân loại có thể ngăn chặn những thảm kịch tương tự không còn tái diễn. Nhưng để làm điều đó, cá nhân tôi phải chân thành mở lòng, tôn trọng phẩm giá của người khác, và nhận ra rằng sự thật có thể được tìm thấy trong nhiều niềm tin khác nhau, “a ray of Truth” (Nostra Aetate 2).
Xin cho nhân loại học từ kinh nghiệm quá khứ, để những hành động thù hận và bạo lực không có chỗ đứng trên mặt địa cầu.
11/9/2024