□ Lm Nguyễn Trung Tây: Vũ Điệu Mất Đầu!
Hoàng tử Philip, một trong những người con trai của vua Hêrô cưới Herodias làm vợ, nhưng rất tiếc Herodias ly dị chồng, sau cùng lại trở thành vợ của Antipas, em trai của hoàng tử Philip. Trong văn hóa Do Thái, để đảm bảo gia sản dòng họ không thất thoát chạy sang tay người ngoại tộc, theo luật Do Thái người em trai phải cưới chị dâu của người anh trai đã qua đời nhưng rất tiếc lại không có con trai nối dõi (Deut 25:5-6). Nét văn hóa Do Thái này được minh hoạ qua cuộc tranh luận nẩy lửa giữa Đức Giêsu và thầy Saducee với câu chuyện bẩy người anh em trai cùng lấy một cô vợ (Mark 25:5-6). Tuy nhiên dường như đám cưới hoàng gia giữa vua Herod Antipas và Herodias không rớt vào trong trường hợp này, bởi Philip vẫn còn sống sau khi Herodias trở thành vợ chính thức của vua Antipas, em trai của hoàng tử Philip.
John Tiền Hô quyết liệt phản đối cuộc hôn nhân giữa vua Antipas và người chị dâu. Rất nhiều lần, ngôn sứ sa mạc công khai mở miệng lên án hoàng gia Herod Antipas.
Hôm đó trước mặt nhiều người vọng tộc và quyền quý, Salome biểu diễn một vũ điệu đẹp quyến rũ mê hồn đến nỗi nhà vua trước mặt quan khách ngớ ngẩn mở miệng tuyên bố bất cứ điều gì Solome muốn, ngay cả một nửa vương quốc, nhà vua cũng sẽ trao tặng. Và…cô gái chỉ ngón tay về nhà ngục, nơi ngôn sứ sa mạc bị xích xiềng.
Giây phút đen tối cho ngôn sứ sa mạc. Giây phút tuyệt vời cho hoàng hậu Herodias.
Ngay lập tức, lệnh tử hình được thi hành trong ngục. Chỉ trong thoáng chốc, đầu của ngôn sứ đặt trên đĩa được mang tới, trao tặng Salome, và cô gái mang đĩa đựng đầu người trao tặng mẹ.
Suy Niệm: Ngôn sứ sa mạc John Tiền Hô đã từng lựa chọn không ngậm miệng, không yên lặng, nhưng lên tiếng phản đối.
Hoàng tử Philip, một trong những người con trai của vua Hêrô cưới Herodias làm vợ, nhưng rất tiếc Herodias ly dị chồng, sau cùng lại trở thành vợ của Antipas, em trai của hoàng tử Philip. Trong văn hóa Do Thái, để đảm bảo gia sản dòng họ không thất thoát chạy sang tay người ngoại tộc, theo luật Do Thái người em trai phải cưới chị dâu của người anh trai đã qua đời nhưng rất tiếc lại không có con trai nối dõi (Deut 25:5-6). Nét văn hóa Do Thái này được minh hoạ qua cuộc tranh luận nẩy lửa giữa Đức Giêsu và thầy Saducee với câu chuyện bẩy người anh em trai cùng lấy một cô vợ (Mark 25:5-6). Tuy nhiên dường như đám cưới hoàng gia giữa vua Herod Antipas và Herodias không rớt vào trong trường hợp này, bởi Philip vẫn còn sống sau khi Herodias trở thành vợ chính thức của vua Antipas, em trai của hoàng tử Philip.
John Tiền Hô quyết liệt phản đối cuộc hôn nhân giữa vua Antipas và người chị dâu. Rất nhiều lần, ngôn sứ sa mạc công khai mở miệng lên án hoàng gia Herod Antipas.
Hôm đó trước mặt nhiều người vọng tộc và quyền quý, Salome biểu diễn một vũ điệu đẹp quyến rũ mê hồn đến nỗi nhà vua trước mặt quan khách ngớ ngẩn mở miệng tuyên bố bất cứ điều gì Solome muốn, ngay cả một nửa vương quốc, nhà vua cũng sẽ trao tặng. Và…cô gái chỉ ngón tay về nhà ngục, nơi ngôn sứ sa mạc bị xích xiềng.
Giây phút đen tối cho ngôn sứ sa mạc. Giây phút tuyệt vời cho hoàng hậu Herodias.
Ngay lập tức, lệnh tử hình được thi hành trong ngục. Chỉ trong thoáng chốc, đầu của ngôn sứ đặt trên đĩa được mang tới, trao tặng Salome, và cô gái mang đĩa đựng đầu người trao tặng mẹ.
Suy Niệm: Ngôn sứ sa mạc John Tiền Hô đã từng lựa chọn không ngậm miệng, không yên lặng, nhưng lên tiếng phản đối.