Trong một cuộc phỏng vấn về tài liệu nghiên cứu mới của Vatican về tính tối thượng của Đức Giáo Hoàng và tính đồng nghị, Đức Hồng Y Kurt Koch đã nói về việc “tiếp nhận lại”, hoặc thậm chí là “cải cách” các giáo huấn của Công đồng Vatican I (1869- 70) về tính ưu việt và tính bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng.
Vị đứng đầu Bộ Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo, nơi đã xuất bản tài liệu này, nói rằng “vì các định nghĩa tín lý của nó bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các hoàn cảnh lịch sử”, một số đối tác đại kết “đề nghị rằng Giáo Hội Công Giáo nên tìm kiếm những cách diễn đạt và từ vựng mới trung thành với ý định ban đầu” tích hợp chúng vào nền giáo hội học hiệp thông và điều chỉnh chúng cho phù hợp với bối cảnh văn hóa và đại kết hiện nay. Do đó, người ta đang nói đến việc ‘tiếp nhận lại’ hoặc thậm chí ‘cải cách’ những giáo huấn của Vatican I. “
Đức Hồng Y Koch nói rằng sự tồn tại của ngôi vị giáo hoàng ít gây trở ngại cho đại kết hơn so với năm 1967, khi Thánh Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục nói rằng Đức Giáo Hoàng “chắc chắn là trở ngại lớn nhất trên con đường tiến tới đại kết”.
Đức Hồng Y Koch nói: “Trong thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, chắc chắn có một ý thức ngày càng tăng về nhu cầu có một mục vụ hiệp nhất ở cấp độ hoàn vũ”. “Vấn đề đặt ra là phải thống nhất về cách thức thực thi thừa tác vụ này, được Đức Gioan Phaolô II định nghĩa là ‘sự phục vụ tình yêu’”.
Vị đứng đầu Bộ Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo, nơi đã xuất bản tài liệu này, nói rằng “vì các định nghĩa tín lý của nó bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các hoàn cảnh lịch sử”, một số đối tác đại kết “đề nghị rằng Giáo Hội Công Giáo nên tìm kiếm những cách diễn đạt và từ vựng mới trung thành với ý định ban đầu” tích hợp chúng vào nền giáo hội học hiệp thông và điều chỉnh chúng cho phù hợp với bối cảnh văn hóa và đại kết hiện nay. Do đó, người ta đang nói đến việc ‘tiếp nhận lại’ hoặc thậm chí ‘cải cách’ những giáo huấn của Vatican I. “
Đức Hồng Y Koch nói rằng sự tồn tại của ngôi vị giáo hoàng ít gây trở ngại cho đại kết hơn so với năm 1967, khi Thánh Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục nói rằng Đức Giáo Hoàng “chắc chắn là trở ngại lớn nhất trên con đường tiến tới đại kết”.
Đức Hồng Y Koch nói: “Trong thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, chắc chắn có một ý thức ngày càng tăng về nhu cầu có một mục vụ hiệp nhất ở cấp độ hoàn vũ”. “Vấn đề đặt ra là phải thống nhất về cách thức thực thi thừa tác vụ này, được Đức Gioan Phaolô II định nghĩa là ‘sự phục vụ tình yêu’”.