Hình ảnh biểu tượng về Thiên Chúa Ba Ngôi
Trong đời sống xưa nay có nhiều phương tiện thông tin giúp hiểu nhau. Nhiều khi chúng ta truyền thông tin đi, cùng nắm bắt được thông tin của nhau, nhưng rất tíếc lại không hiểu nhau! Trong đời sống niềm tin tinh thần tôn giáo cũng xảy ra như vậy.
Hằng ngày người tín hữu Chúa Giêsu Kitô làm dấu thập gía, rồi đọc kinh Sáng danh với những lời tuyên xưng tin vào Thiên Chúa ba ngôi vị: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.
Tin trong tâm hồn và đọc tuyên xưng ra ngoài môi miệng không chỉ với công thức lời tuyên xưng, mà còn có cung cách biểu hiệu bằng bàn tay vẽ dấu hình thập tự trên trán, trên môi miệng trên ngực và hai bờ vai, cùng cung kính cúi mình mỗi khi đọc kinh Sáng danh Đức Chúa, và Đức Chúa Con ( Chúa Giesu) và Đức Chúa Thánh Thánh.
Nhưng đâu có ai đã nhìn thấy Ba Ngôi Thiên Chúa, hay có thể diễn tả trình bày Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào được. Nói tóm lại thấu hiểu về một Thiên Chúa có Ba ngôi vị vượt qúa khả năng rất khó hiểu cho tâm trí con người chúng ta. Vì thế xưa nay trong dòng thời gian luôn hằng có những cắt nghĩa suy tư về Ba ngôi Thiên Chúa bằng hình ảnh phần nào cho dễ hiểu với tâm trí giới hạn của con người.
Đâu là những hình ảnh cắt nghĩa suy tư như thế?
Theo công thức toán học, vật lý 1 +1+ 1= 3 nhưng dẫu vậy vẫn có 1. Từ đó suy diễn ra Chúa Cha, Chúa Con ( Giesu) và Chúa Thánh Thần là ba người và dẫu vậy là một.
Các nhà thần học, các Thánh giáo phụ không hài lòng với cung cách cắt nghĩa theo công thức toán học, vật lý học. Vì nó không chất chứa tình cảm nội dung. Nên các ngài dùng hình ảnh phần nào có nội dung sâu xa cùng tình cảm hơn để cắt nghĩa, cho dù cũng vẫn còn phiếm diện thiếu xót không diễn tả được hết nội dung đích thực về một Chúa có ba ngôi vị, hay có thể gây thất vọng cùng có thể sai nữa.
Nhà văn sử học Công Giáo Tertulliano, thuộc hàng những vị giáo phụ đầu tiên của Giáo Hội vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh, ở Karthago, đã thử cắt nghĩa về ba ngôi Thiên Chúa bằng hình ảnh một cây có ba thành phần nhất thiết nối liền với nhau: rễ cây, thân cây và các cành lá cây.
Thánh giáo phụ giám mục Basilius, ở Caesare, vào thế kỷ thứ tư, đã dùng hình ảnh so sánh ba ngôi Thiên Chúa với hình cầu vồng xuất hiện trên nền trời với ba yếu tố nối liền chung hợp với nhau: Mặt trời, Tia ánh sáng mặt trời và những Mầu sắc xuất hiện nổi trên nền trời.
Và Ngài cũng đưa hình ảnh ba cây nến cùng được thắp cháy sáng, nhưng chiếu tỏa ra một ánh sáng thôi, để diễn tả hình ảnh Chúa Ba Ngôi.
Cũng vậy như một chiếc lá có ba cánh tỏa ra, ba ngôi vị Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần chung hợp thành một Thiên Chúa.
Cùng vào thời điểm đó Thánh Patrick, Thánh bổn mạng nước Ái nhĩ Lan ( Irland) dùng hình ảnh một chiếc lá ( Kleeblat - Shamrock
) có ba cánh tỏa ra nối liền nhau, để thử cắt nghĩa về Thiên Chúa ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần chung hợp lại là một người.
Thánh gíao phụ Augustino vào cuối thế kỷ 4. sang thế kỷ thứ 5. đã có suy tư căn để sâu xa hơn cùng theo chiều hướng tâm linh hơn về Thiên Chúa Ba ngôi bằng hình ảnh ánh sáng: Ánh sáng của Chúa Cha, ánh sáng của Chúa Con và ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chung hợp lại không phải là ba ánh sáng. Nhưng là một ánh sáng.
Vì thế sự khôn ngoan của Đức Chúa Cha, của Đức Chúa Con ( Chúa Giesu) và của Đức Chúa Thánh Thần chung hợp lại không phải là ba sự khôn ngoan, nhưng là một sự khôn ngoan. Đức Chúa Cha, đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần là một Thiên Chúa.
Nhà văn cùng thi sĩ Wolgang Goethe nước Đức, năm 1871 đã trước tác bài thơ về Ba ngôi Thiên Chúa:
“ Đức Chúa Cha vĩnh viễn ở trong âm thầm yên lặng, Ngài đã tạo thành vũ trụ.
Đức Chúa Con làm việc to lớn: đã đến mang ơn cứu độ cho thế giới. Ngài đã giảng dậy rất tốt và đã chịu đựng nhiều. Những phép lạ của Ngài làm vẫn còn cho ngày hôm nay.
Bây giờ Đức Chúa Thánh Thần đến. Ngài thực hiện tất cả ngày lễ Ngũ Tuần. Gió từ đâu xảy đến, bay thổi đi đâu, không ai tìm nhận ra. Những sự thể xảy ra chỉ một thời gian ngắn. Vì ngài là đầu tiên và sau cùng.
Kinh tin kính xưa nay nhắc lập lại cùng sẵn sàng cầu nguyện: Thiên Chúa Ba ngôi vĩnh cửu.”
Nhà họa sĩ cùng điêu khắc Yves Klein nổi danh nước Pháp sống vào thế kỷ 20., đã có so sánh bằng hình ảnh những mầu sắc nói về Thiên Chúa Ba ngôi mà ta không thể nhìn bằng mắt được:
-Mầu vàng mầu chỉ về Đấng Tạo Hóa tạo dựng nên vũ trụ, Đức Chúa Cha
-Mầu đỏ, mầu chỉ về Đấng cứu độ vũ trụ, Đức Chúa Con ( Chúa Giesu Kito)
-và mầu xanh (da trời) biểu hiệu chỉ về bầu trời và đất vũ trụ được tràn đầy trong thần khí, Đức Chúa Thánh Thần.
Những hình ảnh cắt nghĩa của các Giáo phụ, của các nhân vật nổi danh lỗi lạc trên đây giúp tâm trí giới hạn con người phần nào hiểu về mầu nhiệm một Chúa ba ngôi.
Tâm trí giới hạn con người khônng thể hiểu thấu đáo mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi. Những hình ảnh biểu tượng dùng cắt nghĩa của các Giáo phụ, của các nhân vật nổi danh lỗi lạc trên đây chỉ giúp tâm trí giới hạn con người phần nào hiểu về mầu nhiệm một Thiên Chúa ba ngôi thôi. Chỉ qua đức tin cùng tình yêu như chiếc chìa khóa mới có thể mở tâm trí ra giúp hiểu được mầu nhiệm nầy.
Ngôn ngữ tình yêu không cần phải thông dịch. Con người tất cả đều học được ngôn ngữ này. Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con ( Chúa Giêsu) và Đức Chúa Thánh Thần đều nói, chiếu tỏa một ngôn ngữ tình yêu, mà ai cũng có thể hiểu được từ tận trong tâm hồn trái tim đời sống “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” ( Ga 3,16).
Đây là điều chúng ta tin nhận, và sống làm chứng loan truyền trong suốt dọc đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống xưa nay có nhiều phương tiện thông tin giúp hiểu nhau. Nhiều khi chúng ta truyền thông tin đi, cùng nắm bắt được thông tin của nhau, nhưng rất tíếc lại không hiểu nhau! Trong đời sống niềm tin tinh thần tôn giáo cũng xảy ra như vậy.
Hằng ngày người tín hữu Chúa Giêsu Kitô làm dấu thập gía, rồi đọc kinh Sáng danh với những lời tuyên xưng tin vào Thiên Chúa ba ngôi vị: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.
Tin trong tâm hồn và đọc tuyên xưng ra ngoài môi miệng không chỉ với công thức lời tuyên xưng, mà còn có cung cách biểu hiệu bằng bàn tay vẽ dấu hình thập tự trên trán, trên môi miệng trên ngực và hai bờ vai, cùng cung kính cúi mình mỗi khi đọc kinh Sáng danh Đức Chúa, và Đức Chúa Con ( Chúa Giesu) và Đức Chúa Thánh Thánh.
Nhưng đâu có ai đã nhìn thấy Ba Ngôi Thiên Chúa, hay có thể diễn tả trình bày Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào được. Nói tóm lại thấu hiểu về một Thiên Chúa có Ba ngôi vị vượt qúa khả năng rất khó hiểu cho tâm trí con người chúng ta. Vì thế xưa nay trong dòng thời gian luôn hằng có những cắt nghĩa suy tư về Ba ngôi Thiên Chúa bằng hình ảnh phần nào cho dễ hiểu với tâm trí giới hạn của con người.
Đâu là những hình ảnh cắt nghĩa suy tư như thế?
Theo công thức toán học, vật lý 1 +1+ 1= 3 nhưng dẫu vậy vẫn có 1. Từ đó suy diễn ra Chúa Cha, Chúa Con ( Giesu) và Chúa Thánh Thần là ba người và dẫu vậy là một.
Các nhà thần học, các Thánh giáo phụ không hài lòng với cung cách cắt nghĩa theo công thức toán học, vật lý học. Vì nó không chất chứa tình cảm nội dung. Nên các ngài dùng hình ảnh phần nào có nội dung sâu xa cùng tình cảm hơn để cắt nghĩa, cho dù cũng vẫn còn phiếm diện thiếu xót không diễn tả được hết nội dung đích thực về một Chúa có ba ngôi vị, hay có thể gây thất vọng cùng có thể sai nữa.
Nhà văn sử học Công Giáo Tertulliano, thuộc hàng những vị giáo phụ đầu tiên của Giáo Hội vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh, ở Karthago, đã thử cắt nghĩa về ba ngôi Thiên Chúa bằng hình ảnh một cây có ba thành phần nhất thiết nối liền với nhau: rễ cây, thân cây và các cành lá cây.
Thánh giáo phụ giám mục Basilius, ở Caesare, vào thế kỷ thứ tư, đã dùng hình ảnh so sánh ba ngôi Thiên Chúa với hình cầu vồng xuất hiện trên nền trời với ba yếu tố nối liền chung hợp với nhau: Mặt trời, Tia ánh sáng mặt trời và những Mầu sắc xuất hiện nổi trên nền trời.
Và Ngài cũng đưa hình ảnh ba cây nến cùng được thắp cháy sáng, nhưng chiếu tỏa ra một ánh sáng thôi, để diễn tả hình ảnh Chúa Ba Ngôi.
Cũng vậy như một chiếc lá có ba cánh tỏa ra, ba ngôi vị Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần chung hợp thành một Thiên Chúa.
Cùng vào thời điểm đó Thánh Patrick, Thánh bổn mạng nước Ái nhĩ Lan ( Irland) dùng hình ảnh một chiếc lá ( Kleeblat - Shamrock
) có ba cánh tỏa ra nối liền nhau, để thử cắt nghĩa về Thiên Chúa ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần chung hợp lại là một người.
Thánh gíao phụ Augustino vào cuối thế kỷ 4. sang thế kỷ thứ 5. đã có suy tư căn để sâu xa hơn cùng theo chiều hướng tâm linh hơn về Thiên Chúa Ba ngôi bằng hình ảnh ánh sáng: Ánh sáng của Chúa Cha, ánh sáng của Chúa Con và ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chung hợp lại không phải là ba ánh sáng. Nhưng là một ánh sáng.
Vì thế sự khôn ngoan của Đức Chúa Cha, của Đức Chúa Con ( Chúa Giesu) và của Đức Chúa Thánh Thần chung hợp lại không phải là ba sự khôn ngoan, nhưng là một sự khôn ngoan. Đức Chúa Cha, đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần là một Thiên Chúa.
Nhà văn cùng thi sĩ Wolgang Goethe nước Đức, năm 1871 đã trước tác bài thơ về Ba ngôi Thiên Chúa:
“ Đức Chúa Cha vĩnh viễn ở trong âm thầm yên lặng, Ngài đã tạo thành vũ trụ.
Đức Chúa Con làm việc to lớn: đã đến mang ơn cứu độ cho thế giới. Ngài đã giảng dậy rất tốt và đã chịu đựng nhiều. Những phép lạ của Ngài làm vẫn còn cho ngày hôm nay.
Bây giờ Đức Chúa Thánh Thần đến. Ngài thực hiện tất cả ngày lễ Ngũ Tuần. Gió từ đâu xảy đến, bay thổi đi đâu, không ai tìm nhận ra. Những sự thể xảy ra chỉ một thời gian ngắn. Vì ngài là đầu tiên và sau cùng.
Kinh tin kính xưa nay nhắc lập lại cùng sẵn sàng cầu nguyện: Thiên Chúa Ba ngôi vĩnh cửu.”
Nhà họa sĩ cùng điêu khắc Yves Klein nổi danh nước Pháp sống vào thế kỷ 20., đã có so sánh bằng hình ảnh những mầu sắc nói về Thiên Chúa Ba ngôi mà ta không thể nhìn bằng mắt được:
-Mầu vàng mầu chỉ về Đấng Tạo Hóa tạo dựng nên vũ trụ, Đức Chúa Cha
-Mầu đỏ, mầu chỉ về Đấng cứu độ vũ trụ, Đức Chúa Con ( Chúa Giesu Kito)
-và mầu xanh (da trời) biểu hiệu chỉ về bầu trời và đất vũ trụ được tràn đầy trong thần khí, Đức Chúa Thánh Thần.
Những hình ảnh cắt nghĩa của các Giáo phụ, của các nhân vật nổi danh lỗi lạc trên đây giúp tâm trí giới hạn con người phần nào hiểu về mầu nhiệm một Chúa ba ngôi.
Tâm trí giới hạn con người khônng thể hiểu thấu đáo mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi. Những hình ảnh biểu tượng dùng cắt nghĩa của các Giáo phụ, của các nhân vật nổi danh lỗi lạc trên đây chỉ giúp tâm trí giới hạn con người phần nào hiểu về mầu nhiệm một Thiên Chúa ba ngôi thôi. Chỉ qua đức tin cùng tình yêu như chiếc chìa khóa mới có thể mở tâm trí ra giúp hiểu được mầu nhiệm nầy.
Ngôn ngữ tình yêu không cần phải thông dịch. Con người tất cả đều học được ngôn ngữ này. Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con ( Chúa Giêsu) và Đức Chúa Thánh Thần đều nói, chiếu tỏa một ngôn ngữ tình yêu, mà ai cũng có thể hiểu được từ tận trong tâm hồn trái tim đời sống “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” ( Ga 3,16).
Đây là điều chúng ta tin nhận, và sống làm chứng loan truyền trong suốt dọc đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long