John L. Allen Jr., ngày 2 tháng 5 năm 2024, viết trên Crux rằng Nếu bạn yêu cầu những người theo dõi Vatican kỳ cựu kể tên sáu vị giáo phẩm quan trọng nhất trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay ngoài chính vị giáo hoàng, bạn có thể sẽ nhận được một mẫu khá tiêu biểu về các papabili [có thể làm giáo hoàng] hàng đầu.
Danh sách có lẽ sẽ bao gồm các Hồng Y Matteo Zuppi của Bologna, chủ tịch hội đồng giám mục Ý có ảnh hưởng rất lớn; Pietro Parolin, Quốc vụ khanh của Đức Thánh Cha; Péter Erdő của Budapest, được đồng thuận là ứng viên đối lập bảo thủ hàng đầu; v.v., với danh sách bao gồm toàn bộ các giáo phẩm được coi là đang cạnh tranh công việc hàng đầu.
Còn sau đây là một danh sách các tên mà bạn gần như chắc chắn sẽ không nhận được từ hầu hết các người được cho là chuyên gia về vấn đề Giáo hội:
Đức Tổng Giám Mục Martin Kmetec Địa phận Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ
Đức Giám Mục Paolo Martinelli, Đại diện Tông tòa miền Nam Ả Rập
Đức Giám Mục Antonius Franciskus Subianto Bunyamin của Bandung, Indonesia
Đức Giám Mục Sithembele Anton Sipuka Địa phận Umtata, Nam Phi
Đức Tổng Giám Mục Andrews Thazhath Địa phận Trichur, Ấn Độ
Đức Tổng Giám Mục Jaime Spengler của Porto Alegre, Brazil.
Tuy nhiên, nếu bạn coi trọng Cliff Kupchan của Nhóm Eurasia, sáu vị giáo phẩm trên có thể có nhiều điều để nói về tương lai hoàn cầu hơn bất cứ nhà cầm quyền cấp cao nào thường được những người theo dõi Vatican lưu ý.
Đó là bởi vì những người này được bầu làm chủ tịch hội đồng giám mục Công Giáo của sáu “quốc gia dao động” mà Kupchan, chủ tịch của một trong những công ty tư vấn may rủi hàng đầu thế giới, đã dự đoán trong một bài tiểu luận gần đây trên tạp chí Foreign Policy [Chính sách đối ngoại] sẽ có tác động to lớn đến việc định hình địa chính trị trong những năm tới.
Những quốc gia đó là Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Ả Rập Saudi, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả đều là thành viên của G-20 với thành tích tìm cách mở rộng tầm quan trọng và ảnh hưởng của mình. Quan trọng hơn, không có liên kết rõ ràng với bất cứ siêu cường nào và họ không lặp lại quan điểm của bất cứ khối hoàn cầu nào một cách đáng tin cậy, do đó, cách họ dựa vào một vấn đề nhất định có thể có ảnh hưởng rất lớn.
Ví dụ, không quốc gia nào trong số sáu quốc gia này ủng hộ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, đây được coi là lý do chính khiến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Nga thực sự sẽ tăng trưởng 0.7% trong năm nay, khó có thể là cú đòn tài chính làm tê liệt mà các cường quốc phương Tây đã hy vọng khi chế độ trừng phạt được thiết kế.
Kupchan trích dẫn một số lý do khác tại sao những quốc gia này lại quan trọng.
Một điều là, trong một thế giới ngày càng đa cực, các mối quan hệ khu vực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và tất cả sáu quốc gia này đều là những nhà lãnh đạo khu vực. Không ai dường như bị giam cầm trong một hệ tư tưởng đặc biệt cứng rắn, cho phép họ thực hiện một cách tiếp cận thực tế và mang tính giao dịch hơn đối với chính sách đối ngoại, nâng cao tác động của họ.
Tất cả sáu quốc gia cũng đã chứng tỏ được khả năng thành thạo trong việc khai thác sự cạnh tranh giữa các siêu cường giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga, luân phiên đưa ra những nhượng bộ và ưu đãi từ mỗi quốc gia mà không bao giờ thực sự cam kết với quốc gia nào này. Tất cả sáu quốc gia cũng có nền kinh tế đang phát triển với sự chú trọng đặc biệt đến chuyên môn khoa học và kỹ thuật, định vị chúng để tăng trưởng lâu dài và thích hợp.
Nếu chúng ta cho rằng phân tích này là chính xác thì thoạt đầu nó có vẻ không phải là tin tốt cho vai trò của Giáo hội trong các vấn đề hoàn cầu, vì chỉ có một trong số sáu quốc gia này có đa số là người Công Giáo.
Đành rằng, xét theo tổng số người được rửa tội, Brazil là quốc gia Công Giáo lớn nhất trên thế giới, nhưng sự phân cực sâu sắc và ngày càng tăng giữa những người Công Giáo ủng hộ Lula và ủng hộ Bolsonaro khiến việc đưa ra một tiếng nói Công Giáo thống nhất để thực hiện đường hướng của đất nước trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, khó nhưng không phải là không thể. Với việc Lula một lần nữa nắm quyền lãnh đạo, ít nhất có một sự đồng cảm cơ bản giữa nhà lãnh đạo Brazil và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cũng như các yếu tố định hướng xã hội của Giáo hội Brazil.
Ở Nam Phi, Indonesia và Ấn Độ, có đủ dấu chân Công Giáo để khiến Giáo hội trở thành một tác nhân quan trọng về mặt xã hội, mặc dù chỉ là thiểu số.
Ở Nam Phi, đất nước có khoảng 3.8 triệu người Công Giáo, chiếm 6.3% dân số cả nước và có một danh tiếng vượt trội nhờ mạng lưới trường học, bệnh viện và công trình xã hội của Giáo hội. Ở Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, tình hình cũng tương tự. Khoảng 8.3 triệu người Công Giáo của đất nước chiếm hơn 3% dân số cả nước và Công Giáo là một trong sáu tôn giáo được nhà nước chính thức công nhận.
Đương nhiên, chuyến viếng thăm theo kế hoạch của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Indonesia vào tháng 9 sẽ nâng cao vị thế của Giáo hội và cũng củng cố cuộc đối thoại với nhà nước.
Ở Ấn Độ, người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 1.5% dân số, nhưng đất nước này quá rộng lớn nên tỷ lệ này vẫn có tới 20 triệu người. Đạo Công Giáo có được vốn xã hội mạnh mẽ nhờ vào các hoạt động xã hội của nó, bao gồm cả di sản của Mẹ Teresa, và bất chấp đặc tính dân tộc chủ nghĩa Hindu của chính phủ hiện tại. Với Thủ tướng Narendra Modi, quan điểm của New Delhi về các vấn đề hoàn cầu thường gần với quan điểm của Vatican hơn là Washington hay Brussels.
Nhìn bề ngoài, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi là những trường hợp khó khăn hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là quê hương của một cộng đồng Công Giáo không đáng kể với khoảng 25,000 người, chủ yếu là người di cư châu Âu. Ả Rập Saudi thực sự có dân số Công Giáo đang phát triển, có lẽ lên tới 1.3 triệu người trong tổng số 36 triệu người, nhưng chủ yếu bao gồm những người lao động nước ngoài, như người Philippines, người Ấn Độ, người Sri Lanka, người Pakistan và người Lebanon, những người mà khả năng thực hành đức tin cách công khai bị giới hạn nặng nề.
Tuy nhiên, về mặt ngoại giao và chính trị, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi đều có động cơ để ít nhất cởi mở với việc giao tiếp với đạo Công Giáo.
Chẳng hạn, Thổ Nhĩ Kỳ và Tòa Thánh chia sẻ chính sách không cô lập Nga do cuộc chiến ở Ukraine, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trích dẫn những nỗ lực hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ. Điểm tương tự cũng có thể xảy ra với Ả Rập Saudi, và Vatican đã âm thầm nhưng kiên trì đặt nền móng cho các mối quan hệ chặt chẽ hơn bằng cách ký kết các thỏa thuận về quan hệ ngoại giao với mọi quốc gia khác trên Bán đảo Ả Rập, gần đây nhất là Oman vào năm ngoái.
Tất cả những điều này cho thấy giới lãnh đạo Công Giáo ở sáu quốc gia này có cơ hội thu hút những người ra quyết định trong nước, có khả năng thúc đẩy họ theo một hướng ít nhất là phù hợp hơn một chút với giáo huấn xã hội Công Giáo và các ưu tiên ngoại giao của Vatican, nếu họ sáng tạo trong việc nắm bắt thời cơ.
Trong bối cảnh đó, cách hành xử của sáu giáo phẩm được liệt kê ở trên trong vài năm tới có thể có rất nhiều điều để nói về các vấn đề hoàn cầu, dù tốt hay xấu.
Như một chú thích ở cuối trang, nếu đây thực sự là sáu trong số những nhân vật then chốt quyết định vận mệnh của Công Giáo ngày nay, thì điều đó cũng gợi ý một thời điểm ngày càng “theo hướng dòng Phanxicô”. Kmetec là một tu sĩ dòng Phanxicô viện tu, Martinelli là một tu sĩ Capuchin, và Spengler là một anh em hèn mọn, có nghĩa là nguồn lực của gia đình dòng Phanxicô rộng lớn cũng có thể là kết quả cho những nỗ lực của họ.
Nếu không có gì khác, tất cả những điều này nhấn mạnh một sự thật quan trọng về Công Giáo: Trong khi truyền thông thường tập trung vào Rome, hành động thực sự thường diễn ra ở những nơi khác, ở cấp địa phương và quốc gia, và sáu địa điểm được tiểu luận của Kupchan báo động dường như là những nơi mà sự thật đó sẽ đặc biệt rõ ràng ngay lúc này.