Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Tổng trưởng ngoại giao Tòa thánh thăm Việt Nam 6 ngày
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Tổng trưởng Ngoại giao của Vatican, bắt đầu chuyến thăm ngoại giao tới Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các cuộc gặp với Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao cũng gặp gỡ với các Giáo hội địa phương.
(Tin Vatican)
Bắt đầu từ ngày 9 tháng 4, Tổng trưởng Ngoại giao Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam cho đến Chủ nhật, ngày 14 tháng 4.
Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh cho hay lịch trình của Đức Tổng Giám Mục Tổng trưởng Ngoại giao như sau:
- Các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
- Các cuộc gặp gỡ ngoại giao tại Bộ Nội vụ và chủ sự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội.
Chương trình của Đức Tổng Giám Mục Gallagher bao gồm chuyến thăm giáo tỉnh Huế để gặp gỡ các Đại chủng sinh và chủ tế Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa “Phú Cam” của Huế và thăm giáo tỉnh Sàigòn v.v…
Thông báo chuyến đi
Chính Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã đề cập đến chuyến thăm Việt Nam của ngài vào ngày 18 tháng 1, sau buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô với phái đoàn đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điện Tông tòa Vatican.
Phát biểu sau cuộc gặp gỡ, Đức Tổng Giám Mục bày tỏ sự đánh giá cao về cuộc gặp gỡ và hy vọng rằng cộng đồng Công Giáo Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự cởi mở trong mối quan hệ song phương, bên cạnh những thành tựu ngoại giao quan trọng khác.
Vào tháng 12, Tòa Thánh và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận bổ nhiệm vị đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục gốc Ba Lan Marek Zalewski.
Thỏa thuận được ký kết vào tháng 7 năm 2023, trong chuyến thăm của Chủ tịch Võ Văn Thương tới Vatican, dựa trên phiên họp thứ 10 của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, diễn ra vào ngày 31 tháng 3 năm 2023, tại Rome.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng gợi ý về chuyến thăm có thể của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin trong năm nay và bày tỏ sự lạc quan về chuyến tông du trong tương lai của Đức Thánh Cha Phanxicô.
ĐTGM nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam và vị thế của nước này như một “sự bùng phá kỳ diệu về kinh tế trên nhiều khía cạnh”.
Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Giáo hội Việt Nam
Việt Nam và Tòa Thánh cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1975, nhưng những diễn biến tích cực bắt đầu xảy ra sau năm 1990.
Năm 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm một đại diện giáo hoàng không thường trú, và vào năm 2023, hai bên đã thiết lập quy chế cho một đại diện giáo hoàng thường trú.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gửi thư cho Giáo hội Việt Nam vào tháng 9 năm 2023, kêu gọi các tín hữu Công Giáo hãy sống như “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.
Ngài kêu gọi họ làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa” và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “thừa nhận những điểm hội tụ và tôn trọng sự khác biệt”.
Cách tiếp cận này, Đức Giáo Hoàng lưu ý, thể hiện căn tính của người Công Giáo là những Kitô hữu và công dân tốt bằng cách làm sinh động Giáo hội và truyền bá Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày.
Ngài nói, ở đâu có “những điều kiện thuận lợi cho việc thực thi tự do tôn giáo”, chứng tá của người Công Giáo có thể giúp thúc đẩy đối thoại và hy vọng cho Việt Nam.
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Tổng trưởng Ngoại giao của Vatican, bắt đầu chuyến thăm ngoại giao tới Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các cuộc gặp với Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao cũng gặp gỡ với các Giáo hội địa phương.
(Tin Vatican)
Bắt đầu từ ngày 9 tháng 4, Tổng trưởng Ngoại giao Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam cho đến Chủ nhật, ngày 14 tháng 4.
Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh cho hay lịch trình của Đức Tổng Giám Mục Tổng trưởng Ngoại giao như sau:
- Các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
- Các cuộc gặp gỡ ngoại giao tại Bộ Nội vụ và chủ sự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội.
Chương trình của Đức Tổng Giám Mục Gallagher bao gồm chuyến thăm giáo tỉnh Huế để gặp gỡ các Đại chủng sinh và chủ tế Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa “Phú Cam” của Huế và thăm giáo tỉnh Sàigòn v.v…
Thông báo chuyến đi
Chính Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã đề cập đến chuyến thăm Việt Nam của ngài vào ngày 18 tháng 1, sau buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô với phái đoàn đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điện Tông tòa Vatican.
Phát biểu sau cuộc gặp gỡ, Đức Tổng Giám Mục bày tỏ sự đánh giá cao về cuộc gặp gỡ và hy vọng rằng cộng đồng Công Giáo Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự cởi mở trong mối quan hệ song phương, bên cạnh những thành tựu ngoại giao quan trọng khác.
Vào tháng 12, Tòa Thánh và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận bổ nhiệm vị đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục gốc Ba Lan Marek Zalewski.
Thỏa thuận được ký kết vào tháng 7 năm 2023, trong chuyến thăm của Chủ tịch Võ Văn Thương tới Vatican, dựa trên phiên họp thứ 10 của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, diễn ra vào ngày 31 tháng 3 năm 2023, tại Rome.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng gợi ý về chuyến thăm có thể của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin trong năm nay và bày tỏ sự lạc quan về chuyến tông du trong tương lai của Đức Thánh Cha Phanxicô.
ĐTGM nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam và vị thế của nước này như một “sự bùng phá kỳ diệu về kinh tế trên nhiều khía cạnh”.
Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Giáo hội Việt Nam
Việt Nam và Tòa Thánh cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1975, nhưng những diễn biến tích cực bắt đầu xảy ra sau năm 1990.
Năm 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm một đại diện giáo hoàng không thường trú, và vào năm 2023, hai bên đã thiết lập quy chế cho một đại diện giáo hoàng thường trú.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gửi thư cho Giáo hội Việt Nam vào tháng 9 năm 2023, kêu gọi các tín hữu Công Giáo hãy sống như “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.
Ngài kêu gọi họ làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa” và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “thừa nhận những điểm hội tụ và tôn trọng sự khác biệt”.
Cách tiếp cận này, Đức Giáo Hoàng lưu ý, thể hiện căn tính của người Công Giáo là những Kitô hữu và công dân tốt bằng cách làm sinh động Giáo hội và truyền bá Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày.
Ngài nói, ở đâu có “những điều kiện thuận lợi cho việc thực thi tự do tôn giáo”, chứng tá của người Công Giáo có thể giúp thúc đẩy đối thoại và hy vọng cho Việt Nam.