Đức Thánh Cha: Giáo hội cần loại bỏ những tình huống nguy hại để bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới những tham dự viên của Hội nghị bảo vệ trẻ em ở Panama, đồng thời kêu gọi các tổ chức của Giáo hội loại bỏ các tình huống nguy hại để những kẻ lạm dụng quyền hành có thể lạm dụng…
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Nhân bản hóa các mối quan hệ trong bất kỳ xã hội nào, kể cả Giáo hội, có nghĩa là làm việc không ngừng để huấn luyện những cá nhân trưởng thành, gắn kết, vững vàng trong đức tin và các nguyên tắc đạo đức, có khả năng đương đầu với sự ác, để làm chứng cho sự thật”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra các đề nghị trong một thông điệp gửi tới những tham dự viên Đại hội Châu Mỹ Latinh lần thứ 3, diễn ra tại Panama vào các ngày 12-14 tháng 3.
Được thúc đẩy bởi Trung tâm Bảo vệ Trẻ vị thành niên (CEPROME), sự kiện này đã quy tụ các đại diện Giáo hội từ khắp khu vực để học hỏi và suy tư về chủ đề: “Tính dễ bị tổn thương và lạm dụng: Hướng tới một cái nhìn rộng lớn hơn về việc phòng ngừa”.
Xóa bỏ tệ nạn lạm dụng
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha giao phó cho Chúa những nỗ lực của Giáo hội nhằm xóa bỏ “tai họa lạm dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội”.
Ngài nhắc lại buổi tiếp kiến của mình tại Vatican với các thành viên của CEPROME vào ngày 25 tháng 9 năm 2023. Vào thời điểm đó, ngài nhấn mạnh sự cam kết của Giáo hội trong việc khám phá “khuôn mặt đau khổ của Chúa Giêsu nơi mỗi nạn nhân”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khuyến khích những tham dự viên hãy cầu nguyện cho sự hoán cải của những kẻ phạm lỗi, kể cả những nạn nhân, đồng thời nỗ lực ngăn chặn mọi hình thức lạm dụng.
Hiểu biết bản tính mong manh dễ bị tổn thương
ĐTC nói thêm, việc xem xét vấn đề bằng con mắt của Chúa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản tính mong manh dễ bị tổn thương của chính mình.
Ngài nói: “Xem sự yếu đuối của chúng ta để không vênh vang mình là những con người hoàn hảo, là những Kitô hữu trọn vẹn, có khả năng kiểm soát cuộc đời, nói lên con người ta thiếu trưởng thành, đầy lỗi lầm” và “không thể đại diện cho tính thành tín đơn thành mà Chúa Giêsu mong muốn cho chúng ta.”
Đúng hơn, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, các Kitô hữu được kêu gọi tìm thấy sức mạnh trong những yếu đuối của mình trong khi tin tưởng vào ân sủng của Thiên Chúa (x. 2 Cor 12:8-10).
Ngài lưu ý, bằng cách tìm thấy sức mạnh và niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, “chúng ta có thể đối diện với những mâu thuẫn của cuộc sống và đóng góp cho công ích qua ơn gọi mà chúng ta đã được kêu gọi”.
Loại bỏ các tình huống nguy hiểm để bảo vệ trẻ em
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục kêu gọi Giáo hội loại bỏ tận gốc các tình huống nguy hiểm để tránh không thể lạm dụng người khác.
Ngài nói: “Về mặt phòng ngừa, những nỗ lực của chúng ta chắc chắn phải nhằm mục đích xóa bỏ những tình huống nguy hiểm đề phòng và bảo vệ những người có quyền mà lạm dụng người khác một cách đồi trụy, thiếu lành mạnh.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng bất kỳ xã hội nào không dựa trên các tiền đề của sự liêm chính về mặt đạo đức “sẽ là một xã hội bệnh hoạn”, mà các mối quan hệ của nó cuối cùng sẽ bị biến dạng bởi tính ích kỷ, sợ hãi và lừa dối.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc thông điệp của mình gửi Đại hội Châu Mỹ Latinh lần thứ 3 bằng cách mời gọi những người tham dự hãy phó thác “sự yếu đuối của mình cho sức mạnh mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới những tham dự viên của Hội nghị bảo vệ trẻ em ở Panama, đồng thời kêu gọi các tổ chức của Giáo hội loại bỏ các tình huống nguy hại để những kẻ lạm dụng quyền hành có thể lạm dụng…
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Nhân bản hóa các mối quan hệ trong bất kỳ xã hội nào, kể cả Giáo hội, có nghĩa là làm việc không ngừng để huấn luyện những cá nhân trưởng thành, gắn kết, vững vàng trong đức tin và các nguyên tắc đạo đức, có khả năng đương đầu với sự ác, để làm chứng cho sự thật”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra các đề nghị trong một thông điệp gửi tới những tham dự viên Đại hội Châu Mỹ Latinh lần thứ 3, diễn ra tại Panama vào các ngày 12-14 tháng 3.
Được thúc đẩy bởi Trung tâm Bảo vệ Trẻ vị thành niên (CEPROME), sự kiện này đã quy tụ các đại diện Giáo hội từ khắp khu vực để học hỏi và suy tư về chủ đề: “Tính dễ bị tổn thương và lạm dụng: Hướng tới một cái nhìn rộng lớn hơn về việc phòng ngừa”.
Xóa bỏ tệ nạn lạm dụng
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha giao phó cho Chúa những nỗ lực của Giáo hội nhằm xóa bỏ “tai họa lạm dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội”.
Ngài nhắc lại buổi tiếp kiến của mình tại Vatican với các thành viên của CEPROME vào ngày 25 tháng 9 năm 2023. Vào thời điểm đó, ngài nhấn mạnh sự cam kết của Giáo hội trong việc khám phá “khuôn mặt đau khổ của Chúa Giêsu nơi mỗi nạn nhân”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khuyến khích những tham dự viên hãy cầu nguyện cho sự hoán cải của những kẻ phạm lỗi, kể cả những nạn nhân, đồng thời nỗ lực ngăn chặn mọi hình thức lạm dụng.
Hiểu biết bản tính mong manh dễ bị tổn thương
ĐTC nói thêm, việc xem xét vấn đề bằng con mắt của Chúa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản tính mong manh dễ bị tổn thương của chính mình.
Ngài nói: “Xem sự yếu đuối của chúng ta để không vênh vang mình là những con người hoàn hảo, là những Kitô hữu trọn vẹn, có khả năng kiểm soát cuộc đời, nói lên con người ta thiếu trưởng thành, đầy lỗi lầm” và “không thể đại diện cho tính thành tín đơn thành mà Chúa Giêsu mong muốn cho chúng ta.”
Đúng hơn, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, các Kitô hữu được kêu gọi tìm thấy sức mạnh trong những yếu đuối của mình trong khi tin tưởng vào ân sủng của Thiên Chúa (x. 2 Cor 12:8-10).
Ngài lưu ý, bằng cách tìm thấy sức mạnh và niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, “chúng ta có thể đối diện với những mâu thuẫn của cuộc sống và đóng góp cho công ích qua ơn gọi mà chúng ta đã được kêu gọi”.
Loại bỏ các tình huống nguy hiểm để bảo vệ trẻ em
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục kêu gọi Giáo hội loại bỏ tận gốc các tình huống nguy hiểm để tránh không thể lạm dụng người khác.
Ngài nói: “Về mặt phòng ngừa, những nỗ lực của chúng ta chắc chắn phải nhằm mục đích xóa bỏ những tình huống nguy hiểm đề phòng và bảo vệ những người có quyền mà lạm dụng người khác một cách đồi trụy, thiếu lành mạnh.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng bất kỳ xã hội nào không dựa trên các tiền đề của sự liêm chính về mặt đạo đức “sẽ là một xã hội bệnh hoạn”, mà các mối quan hệ của nó cuối cùng sẽ bị biến dạng bởi tính ích kỷ, sợ hãi và lừa dối.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc thông điệp của mình gửi Đại hội Châu Mỹ Latinh lần thứ 3 bằng cách mời gọi những người tham dự hãy phó thác “sự yếu đuối của mình cho sức mạnh mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta”.