CHÚA NHẬT LỄ LÁ-NÉM ĐÁ-PHỤC SINH
1. Từ Chúa Nhật lễ Lá đến Chúa Nhật Phục Sinh - thời gian tuy vắn vỏi chỉ diễn ra trong 7 ngày – nhưng lại được coi như đỉnh điểm của Phụng vụ, vì bước vào “tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu” được gọi là Tuần Thánh. Chúa Nhật Lễ Lá ở xứ đạo làng quê tôi thiêng liêng, đông vui, sầm uất lắm. Người người, nhà nhà, hàng xứ, hàng tổng cơm nắm cơm gói, lặn ngòi ngoi nước, bảo nhau về dự lễ. Có cả một “Festival-ngày hội lá dừa” rất đặc trưng, đáng ghi vào sử sách. Tôi nghĩ, rừng cây ôliu của Do Thái chẳng thấm vào đâu, làm sao sánh được với cây dừa bạt ngàn của Việt Nam tôi? Cây dừa, lá dừa, hoa dừa, quả dừa, nước dừa, cùi dừa, dầu dừa, mứt dừa, kẹo dừa và cả gáo dừa, xơ dừa, xác dừa đã đi vào đời sống thủ công, mỹ nghệ, vào lễ nghi cúng kiếng tế tự và cả trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Hóa ra, cái sáng kiến rất chân chất nhà nông mà độc đáo xửa xưa của giáo sĩ Đắc Lộ đã chuyển tải được một nội dung hội nhập văn hóa ( Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, chương 2, trang 131). Nó vừa thuận ý trời (Phụng vụ), lại vừa đẹp lòng người (thổ ngơi, kinh tế, thời vụ).
Trở lại chuyện Chúa Nhật Lễ Lá ở làng quê tôi. Trước đó một hai hôm, các anh trai tráng và bọn trẻ con chúng tôi được lệnh dáo mác sẵn sàng, chỉ chờ giờ hoàng đạo là ra quân ngay. Nhà nào phụng cúng được nhiều lá dừa cho Chúa, nhà ấy được cao rao, khen thưởng, trông ai cũng hí hửng ra mặt. Họ mở cổng, cẩn thận nhốt chó vào cũi, rồi xếp ghế hoặc bắc thang đợi sẵn dưới mỗi gốc cây dừa. Những tàu lá thẫm xanh óng mượt lần lượt được chúng tôi bó lại khiêng về, lau rửa sạch sẽ tinh tươm, chất thành đống cao có ngọn trong sân nhà thờ. Thầy già xứ lãnh trách nhiệm chọn ra những tàu lá dài, lành lặn nhất để kết thành cây thánh giá rất đẹp, đẹp dáng vẻ nghi trượng, để cha mang đi đầu trong lễ nghi rước lá. Bao nhiêu còn lại thì được những người khéo tay đan hình hoa quả, chim chóc, bướm ong, châu chấu, cào cào. Sáng tinh mơ. Cuộc rước lá linh đình diễn ra trong tiếng kèn Tây hùng tráng, vang rền nền nảy. Hai bên tả hữu là các cậu mang bình hương, tàu hương, nước phép theo hầu. Nối đuôi theo sau là thứ tự các chức việc hàng phủ xứ, các đoàn thể, hội kèn tây và phường bát âm nhã nhạc. Liên tục một dòng chảy dài cả cây số những người và lá dừa, đi vòng quanh họ trị sở (Họ giáo, khu đạo nằm trong khu vực bao bọc xung quanh nhà thờ, thường là thổ cư của chức việc hàng xứ.) và dừng lại ở bậc thềm tiền sảnh nhà thờ. Một cảnh tượng lễ hội vừa mang ý nghĩa thiêng thánh của Giáo hội Công giáo; cũng đượm sắc màu dân gian Việt Nam. Bà con lương dân ở đâu kéo đến nghìn nghịt, vòng trong vòng ngoài. Chẳng hiểu sao mà họ cũng có được những chiếc lá dừa vẫy vẫy trên tay, gọi là đi trẩy hội thông công với người bên đạo. Thế mới biết giáo lương đề huề, tình làng nghĩa xóm ngày xưa đẹp quá!
2. Ngoài chuyện những chiếc lá dừa, còn vô số những nghi thức diễn tả lòng đạo – đức tin của người Công giáo Việt Nam, như: Ngắm 15 Sự Thương Khó, Ngắm Đứng, Ngắm Ngồi, Ngắm Rằng, Ngắm Quỳ, Ngắm Dấu Danh, Ngắm Nhân Sao, Ngắm Nhân Tài; Dâng Hạt, Rửa Chân, Tiệc Chiên, Kiệu Bắt, Diễn Tuồng Thương Khó, Đóng Đanh, Tháo Đanh, Táng Xác, Than Mồ, Hôn Chân… Tất cả đều có bài bản, cung giọng, điều lệ hẳn hoi, đúng với hướng dẫn của Giáo hội: “lòng đạo dân gian vẫn là một trong những lối diễn tả chính yếu về cuộc hội nhập văn hóa đích thực của đức tin, vì trong đó, đức tin và phụng vụ – cũng như tình cảm và nghệ thuật hòa hợp với nhau, đồng thời cũng khẳng định ý thức về một căn tính riêng qua những truyền thống địa phương… Lòng đạo dân gian còn giúp một dân tộc diễn tả niềm tin và mối tương giao của mình với Thiên Chúa, với Đức Mẹ, với các thánh, với xóm giềng, với người đã khuất, với các loài thụ tạo…” (Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hóa. Per Una Pastorale della Cultura, Librerria Editrice Vaticana 9, tr. 28)
Đừng tưởng những điều kể trên chỉ là sản phẩm của những bộ óc giàu tưởng tượng muốn vẽ vời hoa lá hẹ nơi xứ đạo quê mùa của riêng tôi đâu. Ngạc nhiên chưa, những năm giặc giã binh đao (1946-1954), tản cư về Phú Nhai, Ninh Cường, hoặc trên bước đường lưu lạc mưu sinh từ Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Phát Diệm đến Bắc Giang, Sơn Tây và Hà Nội, đâu đâu tôi cũng gặp lại ít nhiều chương đoạn hao hao với kịch bản ấy. Và cũng từ đó, tôi nhận ra sức sống nồng nàn máu thịt của Hội Thánh tôi yêu. Vẫn ngồn ngộn một tâm tình đạo hạnh lễ hội mùa Chay – mùa Thương Khó Phục Sinh rất thấm đẫm mùi đạo Việt Nam. Có nghĩa là, dù ở đâu và bao giờ, người ta vẫn có thể được tắm mát nhiều lần trong cùng một dòng sông màu mỡ phù sa, là ơn Chúa và tình người Việt Nam.
1. Từ Chúa Nhật lễ Lá đến Chúa Nhật Phục Sinh - thời gian tuy vắn vỏi chỉ diễn ra trong 7 ngày – nhưng lại được coi như đỉnh điểm của Phụng vụ, vì bước vào “tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu” được gọi là Tuần Thánh. Chúa Nhật Lễ Lá ở xứ đạo làng quê tôi thiêng liêng, đông vui, sầm uất lắm. Người người, nhà nhà, hàng xứ, hàng tổng cơm nắm cơm gói, lặn ngòi ngoi nước, bảo nhau về dự lễ. Có cả một “Festival-ngày hội lá dừa” rất đặc trưng, đáng ghi vào sử sách. Tôi nghĩ, rừng cây ôliu của Do Thái chẳng thấm vào đâu, làm sao sánh được với cây dừa bạt ngàn của Việt Nam tôi? Cây dừa, lá dừa, hoa dừa, quả dừa, nước dừa, cùi dừa, dầu dừa, mứt dừa, kẹo dừa và cả gáo dừa, xơ dừa, xác dừa đã đi vào đời sống thủ công, mỹ nghệ, vào lễ nghi cúng kiếng tế tự và cả trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Hóa ra, cái sáng kiến rất chân chất nhà nông mà độc đáo xửa xưa của giáo sĩ Đắc Lộ đã chuyển tải được một nội dung hội nhập văn hóa ( Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, chương 2, trang 131). Nó vừa thuận ý trời (Phụng vụ), lại vừa đẹp lòng người (thổ ngơi, kinh tế, thời vụ).
Trở lại chuyện Chúa Nhật Lễ Lá ở làng quê tôi. Trước đó một hai hôm, các anh trai tráng và bọn trẻ con chúng tôi được lệnh dáo mác sẵn sàng, chỉ chờ giờ hoàng đạo là ra quân ngay. Nhà nào phụng cúng được nhiều lá dừa cho Chúa, nhà ấy được cao rao, khen thưởng, trông ai cũng hí hửng ra mặt. Họ mở cổng, cẩn thận nhốt chó vào cũi, rồi xếp ghế hoặc bắc thang đợi sẵn dưới mỗi gốc cây dừa. Những tàu lá thẫm xanh óng mượt lần lượt được chúng tôi bó lại khiêng về, lau rửa sạch sẽ tinh tươm, chất thành đống cao có ngọn trong sân nhà thờ. Thầy già xứ lãnh trách nhiệm chọn ra những tàu lá dài, lành lặn nhất để kết thành cây thánh giá rất đẹp, đẹp dáng vẻ nghi trượng, để cha mang đi đầu trong lễ nghi rước lá. Bao nhiêu còn lại thì được những người khéo tay đan hình hoa quả, chim chóc, bướm ong, châu chấu, cào cào. Sáng tinh mơ. Cuộc rước lá linh đình diễn ra trong tiếng kèn Tây hùng tráng, vang rền nền nảy. Hai bên tả hữu là các cậu mang bình hương, tàu hương, nước phép theo hầu. Nối đuôi theo sau là thứ tự các chức việc hàng phủ xứ, các đoàn thể, hội kèn tây và phường bát âm nhã nhạc. Liên tục một dòng chảy dài cả cây số những người và lá dừa, đi vòng quanh họ trị sở (Họ giáo, khu đạo nằm trong khu vực bao bọc xung quanh nhà thờ, thường là thổ cư của chức việc hàng xứ.) và dừng lại ở bậc thềm tiền sảnh nhà thờ. Một cảnh tượng lễ hội vừa mang ý nghĩa thiêng thánh của Giáo hội Công giáo; cũng đượm sắc màu dân gian Việt Nam. Bà con lương dân ở đâu kéo đến nghìn nghịt, vòng trong vòng ngoài. Chẳng hiểu sao mà họ cũng có được những chiếc lá dừa vẫy vẫy trên tay, gọi là đi trẩy hội thông công với người bên đạo. Thế mới biết giáo lương đề huề, tình làng nghĩa xóm ngày xưa đẹp quá!
2. Ngoài chuyện những chiếc lá dừa, còn vô số những nghi thức diễn tả lòng đạo – đức tin của người Công giáo Việt Nam, như: Ngắm 15 Sự Thương Khó, Ngắm Đứng, Ngắm Ngồi, Ngắm Rằng, Ngắm Quỳ, Ngắm Dấu Danh, Ngắm Nhân Sao, Ngắm Nhân Tài; Dâng Hạt, Rửa Chân, Tiệc Chiên, Kiệu Bắt, Diễn Tuồng Thương Khó, Đóng Đanh, Tháo Đanh, Táng Xác, Than Mồ, Hôn Chân… Tất cả đều có bài bản, cung giọng, điều lệ hẳn hoi, đúng với hướng dẫn của Giáo hội: “lòng đạo dân gian vẫn là một trong những lối diễn tả chính yếu về cuộc hội nhập văn hóa đích thực của đức tin, vì trong đó, đức tin và phụng vụ – cũng như tình cảm và nghệ thuật hòa hợp với nhau, đồng thời cũng khẳng định ý thức về một căn tính riêng qua những truyền thống địa phương… Lòng đạo dân gian còn giúp một dân tộc diễn tả niềm tin và mối tương giao của mình với Thiên Chúa, với Đức Mẹ, với các thánh, với xóm giềng, với người đã khuất, với các loài thụ tạo…” (Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hóa. Per Una Pastorale della Cultura, Librerria Editrice Vaticana 9, tr. 28)
Đừng tưởng những điều kể trên chỉ là sản phẩm của những bộ óc giàu tưởng tượng muốn vẽ vời hoa lá hẹ nơi xứ đạo quê mùa của riêng tôi đâu. Ngạc nhiên chưa, những năm giặc giã binh đao (1946-1954), tản cư về Phú Nhai, Ninh Cường, hoặc trên bước đường lưu lạc mưu sinh từ Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Phát Diệm đến Bắc Giang, Sơn Tây và Hà Nội, đâu đâu tôi cũng gặp lại ít nhiều chương đoạn hao hao với kịch bản ấy. Và cũng từ đó, tôi nhận ra sức sống nồng nàn máu thịt của Hội Thánh tôi yêu. Vẫn ngồn ngộn một tâm tình đạo hạnh lễ hội mùa Chay – mùa Thương Khó Phục Sinh rất thấm đẫm mùi đạo Việt Nam. Có nghĩa là, dù ở đâu và bao giờ, người ta vẫn có thể được tắm mát nhiều lần trong cùng một dòng sông màu mỡ phù sa, là ơn Chúa và tình người Việt Nam.