Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Sudan, miền bắc Mozambique khi nhà thờ Công Giáo bị tấn công
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu hãy cổ súy hòa bình ở Sudan và miền bắc Mozambique, nơi một cơ sở truyền giáo Công Giáo đã bị đốt cháy.
(Tin Vatican - Devin Watkins & Nathan Morley)
“Bất cứ nơi nào giao tranh xảy ra, con người đều là nạn nhân, chết chóc đói khổ vì chiến tranh, điều này luôn vô nghĩa và bất phân thắng bại, sẽ chỉ mang lại cái chết, sự hủy diệt và sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát động lời kêu gọi đó vào Chúa Nhật sau khi đọc kinh Truyền Tin với những khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng đã 10 tháng trôi qua kể từ khi xung đột nổ ra ở Sudan, dẫn đến tình hình vô nhân đạo trầm trọng.
ĐTC nói: “Tôi một lần nữa yêu cầu các bên tham chiến chấm dứt cuộc chiến này, vốn gây ra rất nhiều tổn hại cho người dân và tương lai của đất nước”. “Chúng ta hãy cầu nguyện để con đường hòa bình sớm được tìm ra để xây dựng tương lai cho Sudan thân yêu”.
Bạo lực bùng phát ở miền bắc Mozambique
Đức Thánh Cha Phanxicô than phiền về sự bùng phát “bạo lực chống lại những người dân không có khả năng tự vệ, phá hủy cơ sở hạ tầng và tình trạng bất ổn lan rộng” ở vùng Cabo Delgado phía bắc của Mozambique.
ĐTC lưu ý rằng thánh tượng Đức Mẹ Châu Phi tại Vương cung thánh đường đã bị đốt phá.
Theo Oliveira Amimo, người quản lý quận Chiúre của Mozambique cho hay những kẻ tấn công có vũ trang đã phá hủy nhà thờ Công Giáo và nhà cửa của một số người dân.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trở lại khu vực bị chinh chiến này”.
Ngài cũng cầu nguyện cho những người đang là nạn nhân của cuộc xung đột ở các quốc gia khác trên lục địa Châu Phi, cũng như ở Ukraine và Thánh Địa.
ĐTC nhắc lại, chiến tranh “luôn luôn là một thất bại”.
“Thay vào đó, chúng ta hãy cầu nguyện không mệt mỏi,” Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc, “bởi vì lời cầu nguyện có hiệu quả, và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho món quà tâm linh và trái tim tha thiết khao khát cho hòa bình”.
Sự khốn khổ tiếp diễn ở Sudan
Bất chấp những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc ở Sudan, giao tranh vẫn tiếp diễn ở nước này.
Sudan đã chứng kiến các cuộc đụng độ vũ trang tàn khốc giữa quân đội Sudan và Lực lượng bán quân sự (RSF) kể từ tháng 4 năm 2023, với việc hai bên cáo buộc nhau khơi mào xung đột.
Giờ đây, quân đội Sudan (SAF) đã tiến vào Omdurman lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến với lực lượng bán quân sự RSF nổ ra.
Omdurman được coi là thành phố lớn như thủ đô Khartoum của Sudan, nằm ở phía sông Nile.
Vào Chủ nhật, các báo cáo từ trong nước cho rằng SAF đã tham gia cùng các đồng nghiệp của họ trong quân đoàn kỹ thuật ở phía nam thành phố, nơi họ đã bị RSF bao vây trong mười tháng qua.
Các cuộc đụng độ ở Sudan đã khiến hơn 25 triệu người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và sống vào viện trợ nhân đạo với 8 triệu người buộc phải di tản, trong đó có 1,6 triệu người đã trốn sang các nước khác.
Nỗ lực hòa bình
Tuần trước, Đặc phái viên cá nhân của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Sudan đã bắt đầu mời gọi các nhóm ngồi lại nhằm cố gắng chấm dứt các cuộc xung đột.
Liên Hợp Quốc cho biết nhà ngoại giao Ramtane Lamamra đang cố gắng tăng cường phối hợp đa phương xung quanh các nỗ lực chính trị và hòa giải, hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Phi cũng như khu vực và quốc tế khác.
Nhà ngoại giao này đã bắt đầu chuyến công du rộng rãi đến các thủ đô quan trọng ở Châu Phi, châu Âu và vùng Vịnh trong nỗ lực khởi động lại một tiến trình chính trị.
Liên Hợp Quốc trước đây cho biết tình hình ngày càng tồi tệ đang có tác động tiêu cực đến các nước láng giềng, nhiều nước trong số đó đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng của chính mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu hãy cổ súy hòa bình ở Sudan và miền bắc Mozambique, nơi một cơ sở truyền giáo Công Giáo đã bị đốt cháy.
(Tin Vatican - Devin Watkins & Nathan Morley)
“Bất cứ nơi nào giao tranh xảy ra, con người đều là nạn nhân, chết chóc đói khổ vì chiến tranh, điều này luôn vô nghĩa và bất phân thắng bại, sẽ chỉ mang lại cái chết, sự hủy diệt và sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát động lời kêu gọi đó vào Chúa Nhật sau khi đọc kinh Truyền Tin với những khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng đã 10 tháng trôi qua kể từ khi xung đột nổ ra ở Sudan, dẫn đến tình hình vô nhân đạo trầm trọng.
ĐTC nói: “Tôi một lần nữa yêu cầu các bên tham chiến chấm dứt cuộc chiến này, vốn gây ra rất nhiều tổn hại cho người dân và tương lai của đất nước”. “Chúng ta hãy cầu nguyện để con đường hòa bình sớm được tìm ra để xây dựng tương lai cho Sudan thân yêu”.
Bạo lực bùng phát ở miền bắc Mozambique
Đức Thánh Cha Phanxicô than phiền về sự bùng phát “bạo lực chống lại những người dân không có khả năng tự vệ, phá hủy cơ sở hạ tầng và tình trạng bất ổn lan rộng” ở vùng Cabo Delgado phía bắc của Mozambique.
ĐTC lưu ý rằng thánh tượng Đức Mẹ Châu Phi tại Vương cung thánh đường đã bị đốt phá.
Theo Oliveira Amimo, người quản lý quận Chiúre của Mozambique cho hay những kẻ tấn công có vũ trang đã phá hủy nhà thờ Công Giáo và nhà cửa của một số người dân.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trở lại khu vực bị chinh chiến này”.
Ngài cũng cầu nguyện cho những người đang là nạn nhân của cuộc xung đột ở các quốc gia khác trên lục địa Châu Phi, cũng như ở Ukraine và Thánh Địa.
ĐTC nhắc lại, chiến tranh “luôn luôn là một thất bại”.
“Thay vào đó, chúng ta hãy cầu nguyện không mệt mỏi,” Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc, “bởi vì lời cầu nguyện có hiệu quả, và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho món quà tâm linh và trái tim tha thiết khao khát cho hòa bình”.
Sự khốn khổ tiếp diễn ở Sudan
Bất chấp những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc ở Sudan, giao tranh vẫn tiếp diễn ở nước này.
Sudan đã chứng kiến các cuộc đụng độ vũ trang tàn khốc giữa quân đội Sudan và Lực lượng bán quân sự (RSF) kể từ tháng 4 năm 2023, với việc hai bên cáo buộc nhau khơi mào xung đột.
Giờ đây, quân đội Sudan (SAF) đã tiến vào Omdurman lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến với lực lượng bán quân sự RSF nổ ra.
Omdurman được coi là thành phố lớn như thủ đô Khartoum của Sudan, nằm ở phía sông Nile.
Vào Chủ nhật, các báo cáo từ trong nước cho rằng SAF đã tham gia cùng các đồng nghiệp của họ trong quân đoàn kỹ thuật ở phía nam thành phố, nơi họ đã bị RSF bao vây trong mười tháng qua.
Các cuộc đụng độ ở Sudan đã khiến hơn 25 triệu người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và sống vào viện trợ nhân đạo với 8 triệu người buộc phải di tản, trong đó có 1,6 triệu người đã trốn sang các nước khác.
Nỗ lực hòa bình
Tuần trước, Đặc phái viên cá nhân của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Sudan đã bắt đầu mời gọi các nhóm ngồi lại nhằm cố gắng chấm dứt các cuộc xung đột.
Liên Hợp Quốc cho biết nhà ngoại giao Ramtane Lamamra đang cố gắng tăng cường phối hợp đa phương xung quanh các nỗ lực chính trị và hòa giải, hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Phi cũng như khu vực và quốc tế khác.
Nhà ngoại giao này đã bắt đầu chuyến công du rộng rãi đến các thủ đô quan trọng ở Châu Phi, châu Âu và vùng Vịnh trong nỗ lực khởi động lại một tiến trình chính trị.
Liên Hợp Quốc trước đây cho biết tình hình ngày càng tồi tệ đang có tác động tiêu cực đến các nước láng giềng, nhiều nước trong số đó đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng của chính mình.