David Warren, trên Catholic Thing, ngày 26 tháng 1, 2024, cho rằng “Chủ nghĩa nhân vị” chỉ là một hạn từ, nhưng giống như nhiều hạn từ khác, nó có ít nhất một nghĩa và có thể truyền đạt sự thật hoặc giả dối. Nhưng với tư cách là những yếu tố trong giáo lý, lời nói đơn thuần phải được đánh giá một cách cẩn thận. Những gì có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ không thể gói gọn được toàn bộ chân lý vô hạn. Đó là lý do tại sao học thuyết dường như “tiến hóa” - trong khi trên thực tế, chúng ta ngày càng tìm thấy nhiều cách diễn đạt nó hợp lý hơn.
Các học thuyết không “tiến hóa” theo nghĩa các loài được cho là tiến hóa. Chúng không trở nên khác biệt so với trước đây. Tuy nhiên, chúng có thể được phát biểu đầy đủ hơn cùng với thời gian.
Như cựu viện trưởng Đại học Harvard đã nói gần đây, việc nói về “diệt chủng” không phải là vấn đề bối cảnh.
Ngược lại, “Chủ nghĩa Nhân vị”, mặc dù nói chung không được ưa chuộng ở Harvard, lại được ủng hộ bởi Thánh Gioan Phaolô II, người chủ yếu rút nó ra từ nhà hiện tượng học Max Scheler và nhiều người đi trước khác. Dù chỉ là một hạn từ nhưng nó đưa ra một phương tiện để thoát khỏi sự tranh cãi giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể.
Khoảng năm 1960, Karol Wojtyla, vị giáo hoàng tương lai, đã giải thích thuật ngữ mà ngài gắn liền với truyền thống lớn của chủ nghĩa Thomas: “Con người là sự tốt lành mà thái độ đúng đắn và thỏa đáng duy nhất đối với nó là tình yêu”.
Điều này sẽ không làm giảm bớt sức nóng khỏi “người Do Thái”, nhưng mang lại sự bảo vệ cho tất cả mọi người, rõ ràng nhất là bằng cách giải phóng họ khỏi tư cách thành viên của một tập thể bị ghét bỏ. Bởi vì các tập thể khét tiếng là một vấn đề, cho dù họ được coi là tiêu cực hay tích cực.
“Phân biệt chủng tộc”, một cách tiêu cực, là một kế hoạch tập thể. Như Martin Luther King theo chủ nghĩa Nhân vị đã nói, có một vấn đề Kitô giáo với nó: vì nó tước đi tư cách ngôi vị của tất cả các nạn nhân. Và những gì bắt đầu bằng việc tước đoạt tư cách ngôi vị, đều kết thúc bằng việc Chúa Kitô bị đóng đinh.
Chủ nghĩa nhân vị đưa ra cách giải thích về con người có tính tôn giáo rõ ràng, và hơn thế nữa, hoàn toàn phi chính trị. Bạn không thể ghét một “người tập thể”, nhưng mặt khác, bạn cũng không thể yêu một người như thế.
Vì mọi tập thể đều bắt đầu từ ảo ảnh thể lý. Không có thứ gì như vậy thực sự có thể hiện hữu, chỉ là một sự trừu tượng - được tạo ra cho mục đích nào đó. Chính nỗ lực làm điều gì đó, dù ủng hộ hay chống đối, một tập thể đều phải dẫn đến sự nhầm lẫn về tội lỗi.
Tại Công đồng Vatican II, ý tưởng về Chủ nghĩa Nhân vị này đã xuất hiện. Nó được diễn đạt về mặt thần học: “Con người là tạo vật duy nhất trên trái đất được Thiên Chúa muốn vì chính nó và con người không thể tìm thấy chính mình một cách trọn vẹn nếu không thành thật hiến thân mình”.
Karol Wojtyla (như ngài đã từng) phần lớn đứng sau một điều gì đó sâu sắc: cả việc làm sáng tỏ các học thuyết xã hội của Giáo hội, lẫn sự phân biệt giữa Kitô giáo và “chủ nghĩa nhân bản khai sáng” đã thay thế nó.
Ngài là một cách để loại bỏ vĩnh viễn Chủ nghĩa xã hội hoặc Chủ nghĩa tập thể khỏi giáo huấn xã hội của Giáo hội mà không đầu hàng Chủ nghĩa cá nhân cực đoan, hoặc sa vào những khuôn sáo duy nhân bản.
Và thật kỳ lạ, đây không phải là một tham vọng vừa được thực hiện. Wojtyla đã cố gắng hết sức để đạt được kết quả này và nêu rõ mục tiêu của mình. Ngài đã “vĩ đại” từ rất lâu trước khi được thăng chức giáo hoàng.
Ngài vừa đóng góp vào tư duy triết học đằng sau Gaudium et Spes, vừa từ khi nó ra đời, ngài đã sử dụng nó như một hướng dẫn “bản vị” cho riêng mình để thoát khỏi vùng hoang dã trong đó có quá nhiều giám mục đang bị nhầm lẫn.
Vì Gaudium et Spes đã cung cấp cả một bản giải trình tuyệt vời về vị trí của Giáo hội, về mặt trí tuệ, cũng như vị trí mà Giáo hội chắc chắn phải đi tới.
Nó đã phân biệt một cách kỳ diệu giữa “sự tiến bộ” hời hợt của kỹ thuật và sự sung túc, với sự tiến bộ đích thực hướng tới việc hiện thực hóa con người trong Vương quốc của Thiên Chúa. Và trong cuộc “hướng dẫn tìm tòi [heuristic]” giữa Giáo hội và thế giới hiện đại, nó đã tuyên bố vai trò của Giáo hội trong việc tạo ra sự phân biệt này. Vì thế giới hiện đại cần được biến đổi và sứ mạng của Giáo hội là biến đổi.
Trong khi đó, Gaudium et Spes đã trình bày lại, “bằng những từ ngữ đơn âm”, quan điểm của Giáo hội luôn là về quyền tư hữu– quyền của con người đối với tài sản và những giới hạn của nó. Ngoài ra, nó còn giải thích lại “các dấu hiệu của thời đại”. Có những lúc để giảng dạy, học hỏi và phân biệt ý muốn của Thiên Chúa; thay vào đó, nó không bao giờ được hiểu là một trò chơi thông minh về khả năng thấu thị.
Các mục tiêu của Chủ nghĩa Nhân vị vẫn hợp thời.
Nhân danh “Vatican II”, một vị giáo hoàng sau này đã đưa Giáo hội ra xa những chiều sâu đã được phát biểu tại Công đồng, và khỏi công việc mà Đức Bênêđíctô XVI đã làm để bảo đảm chúng.
Vì bất chấp những nỗ lực khá tuyệt vời của hai vị giáo hoàng gần đây, chúng ta đã phải chịu đựng sáu mươi năm suy thoái của giáo hội, trong đó “cải cách” chỉ có nghĩa là từ bỏ di sản phụng vụ và nới lỏng các tiêu chuẩn đạo đức.
Đức Gioan Phaolô II không phải là người theo chủ nghĩa thỏa hiệp [accommodationist]. Ngài đến vào thời điểm Chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô đã gây đau khổ cho quốc gia của ngài cùng nhiều quốc gia khác, đã chín muồi để bị loại bỏ, và vì dự án này, ngài đã khẩn cầu Chúa Kitô.
Chúng ta có thể nhận thấy quan niệm triết học về Chủ nghĩa Nhân vị là phương tiện mà Chúa Kitô đã đáp lại. Thế giới - và không chỉ thế giới Công Giáo - đã phải vứt bỏ những gì đã trở thành ảo tưởng chi phối nó: ảo tưởng về Chủ nghĩa Tập thể và ảo tưởng thay thế về Chủ nghĩa Cá nhân (căn bệnh “Mỹ”) mà nó mắc phải.
Con người phát biểu những điều này lần lượt như lý tưởng về “bình đẳng” và “tự do” - không thể hiểu được tự trong nó mà cũng không có ý nghĩa khi trộn lẫn.
Vì trong cả hai trường hợp, “con người không chỉ sống vì cơm bánh”. Hai thái cực này xuất phát từ quan niệm duy vật về số phận con người, trong đó tính hiện đại của chúng ta được bộc lộ rõ ràng.
Dù có ngắn ngủi đến đâu, sự tiết lộ này đã đạt được, về một sự thật vượt xa chủ nghĩa duy vật. Trong một khoảnh khắc, chúng ta trở nên mệt mỏi với những ảo tưởng và nhận thức được sự đói khát sự thật của mình. Nhưng sau đó những ảo tưởng này bắt đầu thực hiện việc phục hồi mờ mịt của chúng.
Chúng ta luôn trôi dạt ra phía ngoài. Chúng ta đã đưa mình ra biển. Thực thế, chúng ta đang cầu nguyện để có thể nhìn thấy đất liền. “Chủ nghĩa nhân vị” ít nhất cũng gợi nhớ về vị trí của các mũi đất.