1. Sau gần 18 tháng ngồi tù, Đức Giám Mục Rolando Álvarez đã được trả tự do và bị lưu đầy sang Vatican
Hôm Chúa nhật, chế độ độc tài Nicaragua Daniel Ortega, đã trả tự do cho Đức Cha Rolando José Álvarez của Matagalpa đang bị cầm tù, và trục xuất vị giáo phẩm này khỏi đất nước.
Đức Cha Álvarez đến Thành phố Vatican vào chiều Chúa Nhật 14 Tháng Giêng.
Vị giám mục đã bị kết án 26 năm 4 tháng tù và là tù nhân chính trị ở Nicaragua kể từ tháng 8 năm 2022, cùng với 18 linh mục và chủng sinh khác đã bị cầm tù vào tháng 12 năm 2023.
Trong số các giáo sĩ bị lưu đày cùng với Đức Cha Álvarez có Đức Cha Isidoro Mora, thuộc Giáo phận Siuna, cùng với 14 linh mục và hai chủng sinh cũng đang bị giam giữ như tù nhân chính trị.
Vì nhóm linh mục và chủng sinh đó đã bị giam giữ ở Nicaragua vào tháng trước, nên người ta biết rất ít về nơi ở của các ngài cũng như những cáo buộc chống lại các ngài; một số linh mục bị giam giữ đã trên 65 tuổi hoặc có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các nhà hoạt động nhân quyền ở Nicaragua đã lập luận rằng các giáo sĩ đã bị bắt giữ như một phần trong nỗ lực phối hợp của chế độ Nicaragua nhằm gây áp lực buộc Vatican phải trao cho chính phủ quyền giám sát chính thức về việc bổ nhiệm các giám mục theo mô hình mà Vatican đã ký với Trung Quốc.
Một tuyên bố từ chế độ đưa ra hôm Chúa nhật xác nhận việc trục xuất các giáo sĩ, nói rằng việc thả họ được bảo đảm thông qua các kênh ngoại giao. Tuyên bố giải thích rằng “các thỏa thuận với Tòa thánh đã bảo đảm việc gửi và tiếp nhận các giám mục, linh mục và chủng sinh tại Vatican”.
Bản văn nói, “Tổng thống nước Cộng hòa, Chính phủ Hòa giải và Thống nhất Quốc gia và nhân dân Nicaragua, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đức Thánh Cha Phanxicô; và Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh; là Đức Hồng Y Pietro Parolin, và nhóm làm việc của ngài, vì sự phối hợp rất tôn trọng và kín đáo được thực hiện để thực hiện chuyến đi đến Vatican của hai giám mục, 15 linh mục và hai chủng sinh”.
Danh sách những người lưu vong do Giám mục Álvarez đứng đầu, người bị chế độ độc tài Ortega giam giữ từ tháng 8 năm 2022 và bị kết án 26 năm tù vào tháng 2 năm 2023. Bất chấp những nỗ lực đưa ngài đi lưu vong, Đức Cha Álvarez ban đầu bác bỏ khả thể này trong những tháng đầu tiên bị giam cầm. Tuy nhiên, lần này ngài phải đồng ý có thể vì lo lắng cho tình trạng của các Giám Mục và linh mục khác đang bị giam cầm. Cũng có thể có những áp lực khác.
Vào tháng 12, The Pillar đưa tin rằng vị giám mục sẵn sàng bị lưu đày khỏi đất nước trong bối cảnh có nhiều báo cáo về sức khỏe của ngài không tốt, nhưng khi một nhóm linh mục và tù nhân chính trị bị trục xuất sang Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 2022, Đức Cha Álvarez đã không tham gia cùng các ngài vì các các điều kiện đặt ra cho khả thể trả tự do cho ngài chưa bao giờ được giải thích thỏa đáng cho ngài và ngài được yêu cầu ký vào một tờ giấy trắng có thể được dùng làm lời thú tội.
Chế độ Ortega, vào hôm Chúa nhật, cũng trục xuất một giám mục khác đang bị cầm tù, Giám mục Isidoro Mora của Giáo phận Siuna, người đã bị giam giữ sau khi nhắc đến Đức Cha Álvarez trong bài giảng vào ngày 19 tháng 12.
“Tôi muốn bày tỏ lời chào mừng của Hội đồng Giám mục Nicaragua. Chúng tôi luôn hiệp nhất cầu nguyện cho Giáo phận Matagalpa thân yêu này, cầu nguyện cho Đức Cha Rolando, cầu nguyện cho cuộc hành trình của mỗi người trong các bạn” Đức Cha Mora nói trong bài giảng ngày 19 tháng 12, nhân kỷ niệm 99 năm thành lập Giáo phận Matagalpa, nơi ngài là tổng đại diện cho đến năm 2021.
“Chúng ta hiệp nhất trong lời cầu nguyện, trong sự hiệp thông, trong đức tin, trong tình yêu, trong sự dịu dàng.”
Đức Cha Mora bị bắt một ngày sau khi giảng bài giảng đó, cùng với hai chủng sinh, trên đường đi cử hành lễ thêm sức trong giáo phận của ngài.
Cùng với hai vị giám mục, danh sách các giáo sĩ bị trục xuất hôm Chúa nhật bao gồm hơn một chục linh mục, trong đó có Cha Óscar Escoto và Cha Jader Guido, người bị giam giữ một thời gian ngắn vào đêm Giáng Sinh và được thả.
Tin tức về các vụ trục xuất đã được xác nhận bởi Đức Giám Mục Silvio Báez, người đã đề cập đến các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ, Vatican và chế độ Nicaragua trong bài giảng ngày 14 Tháng Giêng.
Đức Cha Báez nói hôm Chúa nhật, trước khi kết thúc bài giảng tại giáo xứ Santa Agatha ở Miami, “Theo thông tin mà tôi bắt đầu nhận được sáng nay cả từ Rôma lẫn từ Washington và Managua… các giám mục, linh mục và chủng sinh được thả ra khỏi nhà tù đã bị bắt cóc một cách bất công vì họ vô tội, đã hạ cánh xuống sân bay Fiumicino ở Rome và đã được Tòa Thánh nghênh đón”.
Vào chiều Chúa Nhật, các bức ảnh được công bố chụp Đức Giám Mục Rolando Álvarez và Giám mục Isidoro Mora đồng tế thánh lễ ở Rôma, và một bức ảnh khác chụp các linh mục lưu vong được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tiếp đón.
Vụ trục xuất này là vụ trục xuất lớn thứ ba các linh mục Nicaragua khỏi đất nước của họ trong vòng chưa đầy một năm.
Vào tháng 2 năm 2023, bốn linh mục, một phó tế chuyển tiếp và hai chủng sinh đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ.
Vào tháng 10 năm 2023, 12 linh mục đã bị trục xuất, và vào Chúa Nhật, 17 linh mục và 2 chủng sinh đã bị lưu đày.
Tổng cộng, khoảng 110 linh mục đã bị lưu đày khỏi Nicaragua kể từ năm 2018. Các linh mục khác đã trốn khỏi Nicaragua sau khi nhận được những lời đe dọa, và những linh mục khác vẫn bị từ chối nhập cảnh vào Nicaragua sau khi đi du lịch nước ngoài.
Con số chính xác các linh mục bị lưu đày vẫn chưa được biết; vì lý do an ninh, nhiều linh mục không công khai việc lưu vong của mình cho đến nhiều tháng sau khi các ngài rời Nicaragua.
Nhưng số linh mục lưu vong chiếm khoảng 15% giáo sĩ Công Giáo Nicaragua.
Các nguồn tin địa phương đã nói với The Pillar rằng tình hình ở giáo phận Matagalpa – nơi Đức Cha Álvarez làm giám mục – đặc biệt khó khăn. Giáo phận có 51 linh mục vào năm 2019 và ngày nay có khoảng 20 linh mục.
Ba giáo phận Nicaragua có các giám mục lưu vong – Jinotega, do Đức Cha Mora lãnh đạo, cùng với Matagalpa và Esteli, cả hai đều do Giám mục Álvarez lãnh đạo.
Hiện tại, hai giáo phận Nicaragua được lãnh đạo bởi các giám mục đã qua tuổi nghỉ hưu – Bluefields và Jinotega – và Đức Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua sẽ tròn 75 tuổi vào tháng 3, có nghĩa là 6 trong số 9 giáo phận Nicaragua sẽ rơi vào tình huống lãnh đạo bất thường.
Vì ngày càng có nhiều giáo sĩ Nicaragua dường như vẫn sẵn sàng tố cáo chế độ Ortega, nên năm 2024 có thể còn là một thách thức lớn hơn đối với Giáo hội ở Nicaragua.
Nếu Ortega cuối cùng không có được sự nhượng bộ của Vatican trong việc bổ nhiệm giám mục theo mô hình Trung Quốc, thì chính trị gia này có thể sẽ tiếp tục trục xuất các linh mục và giám mục Nicaragua cho đến khi vết chân định chế của Giáo Hội Công Giáo giảm đi đáng kể ở Nicaragua - Ortega đã theo đuổi con đường tương tự với các trường đại học và các đảng phái chính trị ở Nicaragua.
2. Tòa Thánh không mở Văn khố tòa Sứ thần tại Thụy Sĩ
Tòa Thánh từ chối mở văn khố Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Thụy Sĩ, theo lời yêu cầu của các nghiên cứu gia về những vụ lạm dụng tính dục trong Công giáo tại nước này.
Theo báo Sonntagsblick, số ra ngày 07 tháng Giêng vừa qua tại Thụy Sĩ, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã trả lời như sau cho những người hỏi: “Chiếu theo Công ước Vienne về ngoại giao (năm 1961), Văn khố của các sứ quán là điều luôn luôn bất khả xâm phạm và ở mọi nơi”. Vì thế, chúng tôi không thể mở Văn khố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh”.
Để làm sáng tỏ về những vụ lạm dụng trong quá khứ trong Giáo hội Công giáo tại Thụy Sĩ, hai nữ nghiên cứu gia thuộc Đại học Zurich, do Giáo hội Công giáo tại nước này ủy nhiệm, đã yêu cầu được đọc các tài liệu văn khố của Giáo hội ở nhiều cấp độ, và các nơi, trong đó có cả Văn khố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Berne. Phúc trình đầu tiên được công bố ngày 12 tháng Chín năm ngoái (2023), theo đó trong vòng 70 năm qua, đã có hơn 1.000 vụ với hơn 500 người lạm dụng trong môi trường Giáo hội. Đức Hồng Y Parolin cho biết mặc dù văn khố của Tòa Sứ thần không được mở, nhưng các tài liệu trong văn khố của các Giáo hội Công giáo ở Thụy Sĩ cũng như của Bộ Giáo lý đức tin có thể được mở cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu.
Bộ Giáo lý đức tin là cơ quan xét xử những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Tuy có lời tuyên bố như trên của Đức Hồng Y Parolin, hai nữ nghiên cứu gia cho biết sẽ tiếp tục vận động để có thể tìm tòi trong Văn khố Tòa Sứ thần, vì theo hai bà, văn khố này rất quan trọng. “Điều thiết yếu là theo dõi thư từ giữa Thụy Sĩ, Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Berne và Roma để khám phá những vụ thực sự được tố giác và thủ tục diễn tiến như thế nào”
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 14 Tháng Giêng,, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay Tin Mừng trình bày cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với các môn đệ đầu tiên (x. Ga 1,35-42). Cảnh tượng này mời gọi chúng ta nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta đều đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu, khi còn là một đứa trẻ, một thanh niên, một người trẻ, một người trưởng thành… Tôi gặp Chúa Giêsu lần đầu tiên khi nào? Hãy cố gắng nhớ lại điều này một chút. Và sau suy nghĩ này, ký ức này, hãy đổi mới niềm vui được theo Chúa và tự hỏi – đi theo Chúa Giêsu có nghĩa là làm môn đệ của Chúa Giêsu – làm môn đệ Chúa Giêsu có nghĩa là gì? Theo bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể rút ra ba từ: tìm kiếm Chúa Giêsu, ở lại với Chúa Giêsu và loan báo Chúa Giêsu. Tìm kiếm, ở lại, và tuyên xưng.
Trước hết là tìm kiếm. Hai môn đệ, nhờ chứng tá của Gioan Tẩy Giả, bắt đầu đi theo Chúa Giêsu; Ngài “thấy họ đi theo thì hỏi: ‘Các anh tìm gì?’” (c. 38). Đó là những lời đầu tiên Chúa Giêsu nói với họ: trước hết, Ngài mời gọi họ nhìn vào nội tâm, tự vấn về những ước muốn mà họ mang trong lòng. “Bạn đang tìm kiếm điều gì?”. Chúa không muốn tạo ra những người chiêu dụ tín đồ, Ngài không muốn thu hút những người theo Ngài cách hời hợt; Chúa muốn những người tự vấn và để mình được thử thách bởi Lời Ngài. Vì vậy, muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, trước hết cần phải tìm kiếm Ngài, cần phải tìm kiếm Ngài, sau đó phải có một tâm hồn rộng mở, tìm kiếm chứ không phải một tâm hồn mãn nguyện hay tự mãn.
Các môn đệ đầu tiên tìm kiếm điều gì qua động từ thứ hai: ở lại? Họ không tìm kiếm tin tức hay thông tin về Thiên Chúa, hay những dấu hiệu hay phép lạ, nhưng họ mong muốn được gặp Chúa Giêsu, gặp Đấng Messia, trò chuyện với Ngài, ở lại với Ngài, lắng nghe Ngài. Câu hỏi đầu tiên họ hỏi là gì? “Thầy đang ở đâu?” (câu 38). Và Chúa Kitô mời gọi họ ở lại với Người: “Hãy đến mà xem” (c. 39). Ở lại với Ngài, ở lại với Ngài: đây là điều quan trọng nhất đối với người môn đệ Chúa. Tóm lại, đức tin không phải là một lý thuyết, không; đó là một cuộc gặp gỡ - đó là một cuộc gặp gỡ. Đó là đi xem Chúa ở đâu và ở với Ngài. Gặp gỡ Chúa và ở lại với Ngài.
Tìm kiếm, ở lại và cuối cùng là tuyên bố. Các môn đệ tìm kiếm Chúa Giêsu, sau đó họ đi với Người và ở lại với Người suốt buổi tối. Và bây giờ, là tuyên xưng. Sau đó, họ quay lại và tuyên xưg. Tìm kiếm, ở lại, tuyên xưng. Tôi có tìm kiếm Chúa Giêsu không? Tôi có ở lại với Chúa Giêsu không? Tôi có can đảm rao giảng Chúa Giêsu không? Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các môn đệ với Chúa Giêsu là một trải nghiệm mạnh mẽ đến nỗi hai môn đệ luôn nhớ về thời gian: “Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười” (c. 39). Điều này cho chúng ta thấy sức mạnh của cuộc gặp gỡ đó. Và tâm hồn họ tràn ngập niềm vui đến nỗi ngay lập tức họ cảm thấy cần phải truyền đạt món quà họ đã nhận được. Quả thực, một trong hai người, Thánh Anrê, vội vàng chia sẻ điều đó với em trai mình.
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta cũng hãy nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta với Chúa. Mỗi người chúng ta đều có cuộc gặp gỡ đầu tiên, trong gia đình hay bên ngoài… Tôi đã gặp Chúa khi nào? Chúa đã chạm đến lòng tôi khi nào? Và chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có còn là môn đệ, say mê Chúa, chúng ta có tìm kiếm Chúa, hay chúng ta chỉ ổn định trong một đức tin được hình thành bởi những thói quen? Chúng ta có ở lại với Ngài trong lời cầu nguyện không, chúng ta có biết cách giữ im lặng với Ngài không? Tôi có biết cách cầu nguyện với Chúa, giữ im lặng với Ngài không? Và rồi chúng ta có cảm thấy ước muốn chia sẻ, công bố vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Chúa không?
Xin Mẹ Maria Rất Thánh, môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, ban cho chúng ta lòng khao khát tìm kiếm Ngài, ước muốn ở lại với Ngài và ước muốn loan báo Ngài.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha tiếp tục
Tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt tôi xin chào các thành viên của Hermandad Sacramental de Nuestra Señora de los Remedios từ Villarrasa, Tây Ban Nha.
Chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ lở đất ở Colombia, nơi đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Và chúng ta đừng quên những người đang phải chịu sự tàn khốc của chiến tranh ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ukraine, Palestine và Israel. Đầu năm trao nhau lời chúc hòa bình nhưng vũ khí vẫn tiếp tục giết chóc, hủy diệt. Chúng ta hãy cầu nguyện để những người có quyền lực đối với những cuộc xung đột này suy ngẫm về thực tế rằng chiến tranh không phải là cách giải quyết vấn đề, bởi vì nó gieo rắc cái chết cho dân thường và phá hủy các thành phố cũng như cơ sở hạ tầng. Nói cách khác, ngày nay chiến tranh tự nó đã là một tội ác chống lại loài người. Chúng ta đừng quên điều này: chiến tranh tự nó là một tội ác chống lại loài người. Người dân cần hòa bình! Thế giới cần hòa bình! Cách đây vài phút, tôi đã nghe trong chương trình “A Sua Immagine”, Cha Faltas, đại diện Hạt Dòng Thánh Địa ở Giêrusalem: ngài nói về việc giáo dục vì hòa bình. Chúng ta phải giáo dục vì hòa bình. Chúng ta có thể thấy rằng chúng ta - toàn thể nhân loại - chưa được giáo dục đủ để ngăn chặn mọi chiến tranh. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện để có được ân sủng này: giáo dục hòa bình.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!
Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay Tin Mừng trình bày cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với các môn đệ đầu tiên (x. Ga 1,35-42). Cảnh tượng này mời gọi chúng ta nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta đều đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu, khi còn là một đứa trẻ, một thanh niên, một người trẻ, một người trưởng thành… Tôi gặp Chúa Giêsu lần đầu tiên khi nào? Hãy cố gắng nhớ lại điều này một chút. Và sau suy nghĩ này, ký ức này, hãy đổi mới niềm vui được theo Chúa và tự hỏi – đi theo Chúa Giêsu có nghĩa là làm môn đệ của Chúa Giêsu – làm môn đệ Chúa Giêsu có nghĩa là gì? Theo bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể rút ra ba từ: tìm kiếm Chúa Giêsu, ở lại với Chúa Giêsu và loan báo Chúa Giêsu. Tìm kiếm, ở lại, và tuyên xưng.
Trước hết là tìm kiếm. Hai môn đệ, nhờ chứng tá của Gioan Tẩy Giả, bắt đầu đi theo Chúa Giêsu; Ngài “thấy họ đi theo thì hỏi: ‘Các anh tìm gì?’” (c. 38). Đó là những lời đầu tiên Chúa Giêsu nói với họ: trước hết, Ngài mời gọi họ nhìn vào nội tâm, tự vấn về những ước muốn mà họ mang trong lòng. “Bạn đang tìm kiếm điều gì?”. Chúa không muốn tạo ra những người chiêu dụ tín đồ, Ngài không muốn thu hút những người theo Ngài cách hời hợt; Chúa muốn những người tự vấn và để mình được thử thách bởi Lời Ngài. Vì vậy, muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, trước hết cần phải tìm kiếm Ngài, cần phải tìm kiếm Ngài, sau đó phải có một tâm hồn rộng mở, tìm kiếm chứ không phải một tâm hồn mãn nguyện hay tự mãn.
Các môn đệ đầu tiên tìm kiếm điều gì qua động từ thứ hai: ở lại? Họ không tìm kiếm tin tức hay thông tin về Thiên Chúa, hay những dấu hiệu hay phép lạ, nhưng họ mong muốn được gặp Chúa Giêsu, gặp Đấng Messia, trò chuyện với Ngài, ở lại với Ngài, lắng nghe Ngài. Câu hỏi đầu tiên họ hỏi là gì? “Thầy đang ở đâu?” (câu 38). Và Chúa Kitô mời gọi họ ở lại với Người: “Hãy đến mà xem” (c. 39). Ở lại với Ngài, ở lại với Ngài: đây là điều quan trọng nhất đối với người môn đệ Chúa. Tóm lại, đức tin không phải là một lý thuyết, không; đó là một cuộc gặp gỡ - đó là một cuộc gặp gỡ. Đó là đi xem Chúa ở đâu và ở với Ngài. Gặp gỡ Chúa và ở lại với Ngài.
Tìm kiếm, ở lại và cuối cùng là tuyên bố. Các môn đệ tìm kiếm Chúa Giêsu, sau đó họ đi với Người và ở lại với Người suốt buổi tối. Và bây giờ, là tuyên xưng. Sau đó, họ quay lại và tuyên xưg. Tìm kiếm, ở lại, tuyên xưng. Tôi có tìm kiếm Chúa Giêsu không? Tôi có ở lại với Chúa Giêsu không? Tôi có can đảm rao giảng Chúa Giêsu không? Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các môn đệ với Chúa Giêsu là một trải nghiệm mạnh mẽ đến nỗi hai môn đệ luôn nhớ về thời gian: “Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười” (c. 39). Điều này cho chúng ta thấy sức mạnh của cuộc gặp gỡ đó. Và tâm hồn họ tràn ngập niềm vui đến nỗi ngay lập tức họ cảm thấy cần phải truyền đạt món quà họ đã nhận được. Quả thực, một trong hai người, Thánh Anrê, vội vàng chia sẻ điều đó với em trai mình.
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta cũng hãy nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta với Chúa. Mỗi người chúng ta đều có cuộc gặp gỡ đầu tiên, trong gia đình hay bên ngoài… Tôi đã gặp Chúa khi nào? Chúa đã chạm đến lòng tôi khi nào? Và chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có còn là môn đệ, say mê Chúa, chúng ta có tìm kiếm Chúa, hay chúng ta chỉ ổn định trong một đức tin được hình thành bởi những thói quen? Chúng ta có ở lại với Ngài trong lời cầu nguyện không, chúng ta có biết cách giữ im lặng với Ngài không? Tôi có biết cách cầu nguyện với Chúa, giữ im lặng với Ngài không? Và rồi chúng ta có cảm thấy ước muốn chia sẻ, công bố vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Chúa không?
Xin Mẹ Maria Rất Thánh, môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, ban cho chúng ta lòng khao khát tìm kiếm Ngài, ước muốn ở lại với Ngài và ước muốn loan báo Ngài.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha tiếp tục
Tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt tôi xin chào các thành viên của Hermandad Sacramental de Nuestra Señora de los Remedios từ Villarrasa, Tây Ban Nha.
Chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ lở đất ở Colombia, nơi đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Và chúng ta đừng quên những người đang phải chịu sự tàn khốc của chiến tranh ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ukraine, Palestine và Israel. Đầu năm trao nhau lời chúc hòa bình nhưng vũ khí vẫn tiếp tục giết chóc, hủy diệt. Chúng ta hãy cầu nguyện để những người có quyền lực đối với những cuộc xung đột này suy ngẫm về thực tế rằng chiến tranh không phải là cách giải quyết vấn đề, bởi vì nó gieo rắc cái chết cho dân thường và phá hủy các thành phố cũng như cơ sở hạ tầng. Nói cách khác, ngày nay chiến tranh tự nó đã là một tội ác chống lại loài người. Chúng ta đừng quên điều này: chiến tranh tự nó là một tội ác chống lại loài người. Người dân cần hòa bình! Thế giới cần hòa bình! Cách đây vài phút, tôi đã nghe trong chương trình “A Sua Immagine”, Cha Faltas, đại diện Hạt Dòng Thánh Địa ở Giêrusalem: ngài nói về việc giáo dục vì hòa bình. Chúng ta phải giáo dục vì hòa bình. Chúng ta có thể thấy rằng chúng ta - toàn thể nhân loại - chưa được giáo dục đủ để ngăn chặn mọi chiến tranh. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện để có được ân sủng này: giáo dục hòa bình.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!