Gerard O'Connell thuộc tạp chí America, ngày 08 tháng 1, 2024, tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành bài diễn văn Năm mới của mình cho các đại sứ của 184 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh để thảo luận về nhu cầu cấp thiết về hòa bình và chấm dứt xung đột vũ trang trên thế giới ngày nay. Ngài cũng kêu gọi chấm dứt điều mà ngài gọi là hành vi mang thai hộ “đáng khinh”.
“Con đường dẫn đến hòa bình kêu gọi tôn trọng sự sống, sự sống của mỗi con người, bắt đầu từ sự sống của thai nhi trong bụng mẹ, sự sống không thể bị đàn áp hoặc biến thành đối tượng buôn bán”, Đức Giáo Hoàng nói như thế. Về vấn đề này, ngài lên án “việc thực hành điều gọi là làm mẹ thay thế” và kêu gọi cộng đồng quốc tế “cấm thực hành này trên toàn thế giới”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập đến chữ “hòa bình” 27 lần trong bài diễn văn dài và có lời lẽ mạnh mẽ, trong đó Đức Phanxicô một lần nữa kêu gọi ngừng bắn và chấm dứt các cuộc chiến ở Gaza và Ukraine. Ngài nói rằng các cuộc chiến tranh đang "tấn công bừa bãi vào dân thường" và dẫn đến "tội ác chiến tranh".
Trong số 193 quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, 184 quốc gia hiện có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh. Trong số những nước vắng mặt đáng chú ý có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ả Rập Saudi, Afghanistan và Triều Tiên.
Đức Phanxicô nói với các đại sứ: “Thế giới của chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều xung đột đang dần dần biến điều mà tôi thường gọi là ‘một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba diễn ra từng phần’ thành một cuộc xung đột hoàn cầu thực sự”. Trong bối cảnh này, ngài nói, “trách nhiệm của Tòa thánh trong cộng đồng quốc tế là trở thành tiếng nói tiên tri và kêu gọi lương tâm”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Các sự kiện ở Ukraine và Gaza là bằng chứng rõ ràng của điều này”.
Ngài nói với các đại sứ và chính phủ của họ: “Chúng ta không được quên rằng những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế là tội ác chiến tranh, và việc vạch mặt chúng chưa đủ mà còn cần phải ngăn chặn chúng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực bảo vệ luật nhân đạo, ngài nói với các đại sứ:
“Chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn rằng nạn nhân dân sự không phải là ‘thiệt hại tài sản gián tiếp hàng ngang’ mà là những người đàn ông và đàn bà, có họ có tên, đang thiệt mạng. Họ là những đứa trẻ mồ côi và bị tước đoạt tương lai. Họ là những cá nhân phải chịu đói, khát và lạnh, hoặc bị què quặt do sức mạnh của chất nổ hiện đại. Nếu chúng ta có thể nhìn thẳng vào mắt từng người, gọi tên họ và tìm hiểu điều gì đó về lịch sử cá nhân của họ, chúng ta sẽ thấy chiến tranh thực sự là như thế nào: không gì khác hơn là một thảm kịch to lớn, một 'cuộc tàn sát vô ích', một cuộc tàn sát xúc phạm nhân phẩm của mỗi con người trên trái đất này.”
Sau đó, dường như đề cập đến cuộc chiến của Israel ở Gaza, Đức Phanxicô nói: “Khi người ta giải quyết quyền tự vệ hợp pháp, việc duy trì sử dụng vũ lực một cách cân xứng là điều không thể thiếu”.
Phát biểu bằng tiếng Ý tại Sảnh Chúc Lành, nơi có sự hiện diện của các đại sứ Israel và Palestine, Đức Giáo Hoàng nói về “mối quan tâm sâu sắc” của ngài trước những gì đang xảy ra “ở Israel và Palestine”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Tất cả chúng ta vẫn còn bị sốc trước cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 nhằm vào người dân Israel, trong đó rất nhiều người vô tội bị thương, bị tra tấn và sát hại một cách khủng khiếp, và nhiều người bị bắt làm con tin”.
“Tôi xin nhắc lại sự lên án của tôi đối với hành động này cũng như mọi trường hợp khủng bố và cực đoan. Đây không phải là cách giải quyết tranh chấp giữa các dân tộc; những tranh chấp đó chỉ trở nên trầm trọng hơn và gây đau khổ cho mọi người”, Đức Giáo Hoàng nói thế.
Ngài nhắc lại rằng cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 “đã kích động phản ứng quân sự mạnh mẽ của Israel ở Gaza, dẫn đến cái chết của hàng chục nghìn người Palestine, chủ yếu là dân thường, bao gồm nhiều thanh niên và trẻ em, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo đặc biệt nghiêm trọng và đau khổ không thể tưởng tượng được.”
Sau đó phát biểu trước “tất cả các bên” liên quan, Đức Phanxicô kêu gọi ngừng bắn “trên mọi mặt trận”, thả các con tin đang bị giam giữ ở Gaza và bảo vệ “các bệnh viện, trường học và nơi thờ phượng” trong vùng chiến sự.
Rồi nhìn về “ngày sau” chiến tranh, Đức Phanxicô bày tỏ hy vọng về giải pháp hai nhà nước ở Israel và Palestine “cũng như một quy chế đặc biệt được quốc tế đảm bảo cho Thành phố Jerusalem”.
Ngài lưu ý rằng “cuộc xung đột hiện tại ở Gaza càng làm mất ổn định một khu vực mong manh và đầy căng thẳng” đồng thời thu hút sự chú ý đến tình hình thảm khốc ở Syria, nơi người dân nước này đang “sống trong tình trạng bất ổn kinh tế và chính trị trầm trọng hơn do trận động đất hồi tháng 2 năm ngoái”. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế “khuyến khích các bên liên quan thực hiện một cuộc đối thoại mang tính xây dựng và nghiêm túc cũng như tìm kiếm các giải pháp mới để người dân Syria không còn phải chịu đựng các lệnh trừng phạt quốc tế nữa”.
Sau đó, Đức Phanxicô chuyển sang cuộc chiến ở Ukraine, cuộc chiến mà ngài hết sức quan tâm kể từ cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Cuộc chiến tàn khốc đã gây ra đau khổ to lớn cho dân thường và khiến hàng triệu người Ukraine phải di dời. Ngài nói, “Thật đáng buồn, sau gần hai năm chiến tranh quy mô lớn do Liên bang Nga tiến hành chống lại Ukraine, nền hòa bình vô cùng mong muốn vẫn chưa thể bén rễ trong trí khôn và trái tim, bất chấp số lượng nạn nhân rất lớn và sự tàn phá to lớn.”
Ngài cũng kêu gọi chấm dứt cuộc chiến này và nói rằng: “Người ta không thể cho phép sự tồn tại dai dẳng của một cuộc xung đột tiếp tục di căn, gây thiệt hại cho hàng triệu người”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột nội bộ ở Myanmar, quốc gia mà ngài đã đến thăm vào năm 2017, và đừng bỏ qua “tình trạng khẩn cấp nhân đạo” đối với người Rohingya.
Chuyển sang Châu Phi, ngài kéo sự chú ý đến “sự đau khổ của hàng triệu người” ở nhiều quốc gia cận Sahara do khủng bố, biến đổi khí hậu, đảo chính quân sự và tham nhũng gây ra. Ngài cầu xin những nỗ lực quốc tế nhằm mang lại hòa bình cho Sudan “nơi đáng buồn là sau nhiều tháng nội chiến không có lối thoát” và giúp đỡ những người tị nạn Sudan ở Cameroon, Mozambique, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, những nơi ngài đã đến thăm năm ngoái.
Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Châu Mỹ Latinh lưu ý rằng mặc dù “không có cuộc chiến tranh công khai nào ở Châu Mỹ”, nhưng vẫn có “những căng thẳng nghiêm trọng” giữa một số quốc gia, bao gồm cả Venezuela và Guyana. Ngài bày tỏ mối quan ngại trước “tình hình rắc rối” ở Nicaragua, nơi “một cuộc khủng hoảng kéo dài với những hậu quả đau đớn” đang đe dọa toàn thể xã hội Nicaragua, và đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Hàng chục linh mục và giám mục đã bị giam giữ tại quốc gia Trung Mỹ này và những người khác đã bị tước quyền công dân và buộc phải sống lưu vong.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các chính phủ “theo đuổi chính sách giải trừ vũ khí”, ngài hỏi: “Có bao nhiêu sinh mạng có thể được cứu với các nguồn tài nguyên mà ngày nay đang bị hướng sai sang vũ khí?”
Một lần nữa, ngài tố cáo việc “sản xuất và sở hữu vũ khí hạt nhân” là “vô đạo đức” và bày tỏ sự ủng hộ việc nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran.
Con đường dẫn đến hòa bình
Đức Giáo Hoàng nói: “Để theo đuổi hòa bình, việc loại bỏ các phương tiện chiến tranh thôi thì chưa đủ; nguyên nhân gốc rễ của nó phải được loại bỏ.” Ngài liệt kê một số vấn đề, bao gồm nạn đói, nạn bóc lột môi trường và người lao động.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói về “cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường” vốn là chủ đề của hội nghị COP28 ở Dubai vào tháng trước, mà ngài rất tiếc vì không thể tham dự. Ngài ca ngợi việc hội nghị thông qua văn kiện cuối cùng là “một bước tiến đáng khích lệ” và nói, “nó cho thấy rằng, trước nhiều cuộc khủng hoảng ngày nay, chủ nghĩa đa phương có thể được đổi mới thông qua việc quản lý vấn đề khí hậu hoàn cầu trong một thế giới nơi môi trường, các vấn đề xã hội và chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.” Ngài cho biết tại COP28, điều đã trở nên rõ ràng là “thập niên hiện tại rất quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu” và bày tỏ hy vọng rằng những gì được thông qua ở Dubai sẽ dẫn đến “sự tăng tốc mang tính quyết định của quá trình hoán cải sinh thái” thông qua “hiệu năng năng lượng; các tài nguyên có thể tái tạo; việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch; và giáo dục về lối sống ít phụ thuộc vào loại nhiên liệu vừa kể.”
Đức Giáo Hoàng một lần nữa nhấn mạnh cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến di dân: “Chiến tranh, nghèo đói, sự ngược đãi ngôi nhà chung của chúng ta và việc khai thác tài nguyên liên tục, dẫn đến thiên tai, cũng khiến hàng ngàn người phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm tương lai hòa bình và an ninh.” Đối đầu với một thảm kịch to lớn như vậy, ngài nói, “chúng ta có thể dễ dàng khép kín trái tim mình, cố thủ trong nỗi sợ hãi về một ‘cuộc xâm lược’. Chúng ta nhanh chóng quên rằng chúng ta đang đối xử với những người có khuôn mặt và tên tuổi”.
Khi đối đầu với thách thức này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “không một quốc gia nào nên bị bỏ mặc, cũng như bất cứ quốc gia nào cũng không thể nghĩ đến việc giải quyết vấn đề một cách cô lập thông qua luật pháp hạn chế và đàn áp hơn được thông qua đôi khi dưới áp lực của sự sợ hãi hoặc theo đuổi sự đồng thuận bầu cử”.
Ngài nhấn mạnh rằng “con đường dẫn đến hòa bình kêu gọi tôn trọng nhân quyền, phù hợp với công thức đơn giản nhưng rõ ràng trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà chúng ta vừa kỷ niệm 75 năm”. Tuy nhiên, ngài cho rằng “trong những thập niên gần đây, những nỗ lực đã được thực hiện nhằm đưa ra các quyền mới không hoàn toàn phù hợp với những quyền được xác định ban đầu và cũng không phải lúc nào cũng được chấp nhận” và “đã dẫn đến những trường hợp thực dân hóa ý thức hệ, trong đó lý thuyết giới tính đóng vai trò trung tâm.” Đức Phanxicô đã tố cáo điều vừa kể là “cực kỳ nguy hiểm, vì trong chủ trương của mình, nó hủy bỏ những khác biệt để làm cho mọi người đều bình đẳng như nhau”. Hơn nữa, ngài nói, “Những trường hợp thực dân hóa ý thức hệ này gây tổn hại và tạo ra sự chia rẽ giữa các quốc gia, thay vì thúc đẩy hòa bình.”
Vì hòa bình, Đức Phanxicô nói, “cần phải khôi phục lại cội nguồn, tinh thần và các giá trị” đã dẫn đến việc tạo ra các cơ cấu ngoại giao đa phương sau Thế chiến thứ hai. Ngài nói, “Các tổ chức được thành lập để thúc đẩy an ninh, hòa bình và hợp tác không còn có khả năng đoàn kết tất cả các thành viên của mình xung quanh một bàn hội nghị.”
Lưu ý rằng sẽ có các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia vào năm 2024, Đức Giáo Hoàng nói: “Điều quan trọng là các công dân, đặc biệt là những người trẻ sẽ bỏ phiếu lần đầu tiên, hãy coi đó là một trong những nhiệm vụ chính của họ để đóng góp cho sự tiến bộ của ích chung thông qua việc tham gia bầu cử một cách tự do và có hiểu biết.”
Đức Phanxicô nhắc nhở các đại sứ rằng “con đường dẫn đến hòa bình” cũng phải trải qua cuộc đối thoại liên tôn, vốn “đòi hỏi phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tôn trọng các nhóm thiểu số”. Ngài cho “rằng ngày càng nhiều quốc gia đang áp dụng các mô hình kiểm soát tập trung đối với tự do tôn giáo, đặc biệt là bằng việc sử dụng kỹ thuật một cách rộng rãi”. Ở những nơi khác, “các cộng đồng tôn giáo thiểu số… có nguy cơ bị tuyệt chủng do sự kết hợp của chủ nghĩa khủng bố, các cuộc tấn công vào di sản văn hóa của họ và các biện pháp tinh vi hơn như phổ biến luật chống cải đạo, thao túng các quy tắc bầu cử và hạn chế tài chính”.
Ngài cũng bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng các hành động bài Do Thái trong những tháng gần đây và tuyên bố: “Tai họa này phải được loại bỏ khỏi xã hội, đặc biệt là thông qua giáo dục tình huynh đệ và sự chấp nhận người khác”.
Ngài cũng bày tỏ mối quan ngại trước “sự gia tăng bách hại và phân biệt đối xử đối với các Kitô hữu, đặc biệt là trong 10 năm qua. Đôi khi, điều này liên quan đến những trường hợp bất bạo động nhưng có ý nghĩa xã hội về việc dần dần bị gạt ra ngoài lề và loại trừ khỏi đời sống chính trị và xã hội cũng như khỏi việc thực hiện một số ngành nghề nhất định, ngay ở những vùng đất có truyền thống Kitô giáo”. Ngài nói rằng “tổng cộng hơn 360 triệu Kitô hữu trên khắp thế giới đang phải chịu sự phân biệt đối xử và đàn áp ở mức độ cao vì đức tin của họ, với ngày càng nhiều người trong số họ bị buộc phải rời bỏ quê hương”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bằng cách nhắc lại rằng Giáo Hội Công Giáo đang chuẩn bị cho Năm Thánh sẽ bắt đầu trước lễ Giáng sinh tới và nói: “Hôm nay, có lẽ hơn bao giờ hết, chúng ta cần một Năm Thánh”. Ngài nói Năm Thánh là “một lời công bố rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người” và theo truyền thống Do Thái-Kitô giáo, “[đó] là mùa ân sủng giúp chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa và hồng ân bình an của Người. Đó cũng là mùa của sự công chính, trong đó tội lỗi được tha thứ, sự hòa giải chiến thắng sự bất công, và trái đất được yên nghỉ. Đối với tất cả mọi người – những người Kitô giáo cũng như những người không Kitô giáo – Năm Thánh có thể là thời điểm mà gươm đao biến thành lưỡi cày, thời điểm mà một dân tộc sẽ không còn giơ gươm lên chống lại dân tộc khác, cũng như không còn học chiến tranh nữa (x. Is 2:4). ”
Khi ngài kết thúc bài phát biểu, các đại sứ đã đáp lại bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt. Sau đó Đức Giáo Hoàng chào từng người một.
“Con đường dẫn đến hòa bình kêu gọi tôn trọng sự sống, sự sống của mỗi con người, bắt đầu từ sự sống của thai nhi trong bụng mẹ, sự sống không thể bị đàn áp hoặc biến thành đối tượng buôn bán”, Đức Giáo Hoàng nói như thế. Về vấn đề này, ngài lên án “việc thực hành điều gọi là làm mẹ thay thế” và kêu gọi cộng đồng quốc tế “cấm thực hành này trên toàn thế giới”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập đến chữ “hòa bình” 27 lần trong bài diễn văn dài và có lời lẽ mạnh mẽ, trong đó Đức Phanxicô một lần nữa kêu gọi ngừng bắn và chấm dứt các cuộc chiến ở Gaza và Ukraine. Ngài nói rằng các cuộc chiến tranh đang "tấn công bừa bãi vào dân thường" và dẫn đến "tội ác chiến tranh".
Trong số 193 quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, 184 quốc gia hiện có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh. Trong số những nước vắng mặt đáng chú ý có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ả Rập Saudi, Afghanistan và Triều Tiên.
Đức Phanxicô nói với các đại sứ: “Thế giới của chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều xung đột đang dần dần biến điều mà tôi thường gọi là ‘một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba diễn ra từng phần’ thành một cuộc xung đột hoàn cầu thực sự”. Trong bối cảnh này, ngài nói, “trách nhiệm của Tòa thánh trong cộng đồng quốc tế là trở thành tiếng nói tiên tri và kêu gọi lương tâm”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Các sự kiện ở Ukraine và Gaza là bằng chứng rõ ràng của điều này”.
Ngài nói với các đại sứ và chính phủ của họ: “Chúng ta không được quên rằng những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế là tội ác chiến tranh, và việc vạch mặt chúng chưa đủ mà còn cần phải ngăn chặn chúng”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực bảo vệ luật nhân đạo, ngài nói với các đại sứ:
“Chúng ta cần nhận thức rõ ràng hơn rằng nạn nhân dân sự không phải là ‘thiệt hại tài sản gián tiếp hàng ngang’ mà là những người đàn ông và đàn bà, có họ có tên, đang thiệt mạng. Họ là những đứa trẻ mồ côi và bị tước đoạt tương lai. Họ là những cá nhân phải chịu đói, khát và lạnh, hoặc bị què quặt do sức mạnh của chất nổ hiện đại. Nếu chúng ta có thể nhìn thẳng vào mắt từng người, gọi tên họ và tìm hiểu điều gì đó về lịch sử cá nhân của họ, chúng ta sẽ thấy chiến tranh thực sự là như thế nào: không gì khác hơn là một thảm kịch to lớn, một 'cuộc tàn sát vô ích', một cuộc tàn sát xúc phạm nhân phẩm của mỗi con người trên trái đất này.”
Sau đó, dường như đề cập đến cuộc chiến của Israel ở Gaza, Đức Phanxicô nói: “Khi người ta giải quyết quyền tự vệ hợp pháp, việc duy trì sử dụng vũ lực một cách cân xứng là điều không thể thiếu”.
Phát biểu bằng tiếng Ý tại Sảnh Chúc Lành, nơi có sự hiện diện của các đại sứ Israel và Palestine, Đức Giáo Hoàng nói về “mối quan tâm sâu sắc” của ngài trước những gì đang xảy ra “ở Israel và Palestine”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Tất cả chúng ta vẫn còn bị sốc trước cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 nhằm vào người dân Israel, trong đó rất nhiều người vô tội bị thương, bị tra tấn và sát hại một cách khủng khiếp, và nhiều người bị bắt làm con tin”.
“Tôi xin nhắc lại sự lên án của tôi đối với hành động này cũng như mọi trường hợp khủng bố và cực đoan. Đây không phải là cách giải quyết tranh chấp giữa các dân tộc; những tranh chấp đó chỉ trở nên trầm trọng hơn và gây đau khổ cho mọi người”, Đức Giáo Hoàng nói thế.
Ngài nhắc lại rằng cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 “đã kích động phản ứng quân sự mạnh mẽ của Israel ở Gaza, dẫn đến cái chết của hàng chục nghìn người Palestine, chủ yếu là dân thường, bao gồm nhiều thanh niên và trẻ em, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo đặc biệt nghiêm trọng và đau khổ không thể tưởng tượng được.”
Sau đó phát biểu trước “tất cả các bên” liên quan, Đức Phanxicô kêu gọi ngừng bắn “trên mọi mặt trận”, thả các con tin đang bị giam giữ ở Gaza và bảo vệ “các bệnh viện, trường học và nơi thờ phượng” trong vùng chiến sự.
Rồi nhìn về “ngày sau” chiến tranh, Đức Phanxicô bày tỏ hy vọng về giải pháp hai nhà nước ở Israel và Palestine “cũng như một quy chế đặc biệt được quốc tế đảm bảo cho Thành phố Jerusalem”.
Ngài lưu ý rằng “cuộc xung đột hiện tại ở Gaza càng làm mất ổn định một khu vực mong manh và đầy căng thẳng” đồng thời thu hút sự chú ý đến tình hình thảm khốc ở Syria, nơi người dân nước này đang “sống trong tình trạng bất ổn kinh tế và chính trị trầm trọng hơn do trận động đất hồi tháng 2 năm ngoái”. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế “khuyến khích các bên liên quan thực hiện một cuộc đối thoại mang tính xây dựng và nghiêm túc cũng như tìm kiếm các giải pháp mới để người dân Syria không còn phải chịu đựng các lệnh trừng phạt quốc tế nữa”.
Sau đó, Đức Phanxicô chuyển sang cuộc chiến ở Ukraine, cuộc chiến mà ngài hết sức quan tâm kể từ cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Cuộc chiến tàn khốc đã gây ra đau khổ to lớn cho dân thường và khiến hàng triệu người Ukraine phải di dời. Ngài nói, “Thật đáng buồn, sau gần hai năm chiến tranh quy mô lớn do Liên bang Nga tiến hành chống lại Ukraine, nền hòa bình vô cùng mong muốn vẫn chưa thể bén rễ trong trí khôn và trái tim, bất chấp số lượng nạn nhân rất lớn và sự tàn phá to lớn.”
Ngài cũng kêu gọi chấm dứt cuộc chiến này và nói rằng: “Người ta không thể cho phép sự tồn tại dai dẳng của một cuộc xung đột tiếp tục di căn, gây thiệt hại cho hàng triệu người”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột nội bộ ở Myanmar, quốc gia mà ngài đã đến thăm vào năm 2017, và đừng bỏ qua “tình trạng khẩn cấp nhân đạo” đối với người Rohingya.
Chuyển sang Châu Phi, ngài kéo sự chú ý đến “sự đau khổ của hàng triệu người” ở nhiều quốc gia cận Sahara do khủng bố, biến đổi khí hậu, đảo chính quân sự và tham nhũng gây ra. Ngài cầu xin những nỗ lực quốc tế nhằm mang lại hòa bình cho Sudan “nơi đáng buồn là sau nhiều tháng nội chiến không có lối thoát” và giúp đỡ những người tị nạn Sudan ở Cameroon, Mozambique, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, những nơi ngài đã đến thăm năm ngoái.
Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Châu Mỹ Latinh lưu ý rằng mặc dù “không có cuộc chiến tranh công khai nào ở Châu Mỹ”, nhưng vẫn có “những căng thẳng nghiêm trọng” giữa một số quốc gia, bao gồm cả Venezuela và Guyana. Ngài bày tỏ mối quan ngại trước “tình hình rắc rối” ở Nicaragua, nơi “một cuộc khủng hoảng kéo dài với những hậu quả đau đớn” đang đe dọa toàn thể xã hội Nicaragua, và đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Hàng chục linh mục và giám mục đã bị giam giữ tại quốc gia Trung Mỹ này và những người khác đã bị tước quyền công dân và buộc phải sống lưu vong.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các chính phủ “theo đuổi chính sách giải trừ vũ khí”, ngài hỏi: “Có bao nhiêu sinh mạng có thể được cứu với các nguồn tài nguyên mà ngày nay đang bị hướng sai sang vũ khí?”
Một lần nữa, ngài tố cáo việc “sản xuất và sở hữu vũ khí hạt nhân” là “vô đạo đức” và bày tỏ sự ủng hộ việc nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran.
Con đường dẫn đến hòa bình
Đức Giáo Hoàng nói: “Để theo đuổi hòa bình, việc loại bỏ các phương tiện chiến tranh thôi thì chưa đủ; nguyên nhân gốc rễ của nó phải được loại bỏ.” Ngài liệt kê một số vấn đề, bao gồm nạn đói, nạn bóc lột môi trường và người lao động.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói về “cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường” vốn là chủ đề của hội nghị COP28 ở Dubai vào tháng trước, mà ngài rất tiếc vì không thể tham dự. Ngài ca ngợi việc hội nghị thông qua văn kiện cuối cùng là “một bước tiến đáng khích lệ” và nói, “nó cho thấy rằng, trước nhiều cuộc khủng hoảng ngày nay, chủ nghĩa đa phương có thể được đổi mới thông qua việc quản lý vấn đề khí hậu hoàn cầu trong một thế giới nơi môi trường, các vấn đề xã hội và chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.” Ngài cho biết tại COP28, điều đã trở nên rõ ràng là “thập niên hiện tại rất quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu” và bày tỏ hy vọng rằng những gì được thông qua ở Dubai sẽ dẫn đến “sự tăng tốc mang tính quyết định của quá trình hoán cải sinh thái” thông qua “hiệu năng năng lượng; các tài nguyên có thể tái tạo; việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch; và giáo dục về lối sống ít phụ thuộc vào loại nhiên liệu vừa kể.”
Đức Giáo Hoàng một lần nữa nhấn mạnh cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến di dân: “Chiến tranh, nghèo đói, sự ngược đãi ngôi nhà chung của chúng ta và việc khai thác tài nguyên liên tục, dẫn đến thiên tai, cũng khiến hàng ngàn người phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm tương lai hòa bình và an ninh.” Đối đầu với một thảm kịch to lớn như vậy, ngài nói, “chúng ta có thể dễ dàng khép kín trái tim mình, cố thủ trong nỗi sợ hãi về một ‘cuộc xâm lược’. Chúng ta nhanh chóng quên rằng chúng ta đang đối xử với những người có khuôn mặt và tên tuổi”.
Khi đối đầu với thách thức này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “không một quốc gia nào nên bị bỏ mặc, cũng như bất cứ quốc gia nào cũng không thể nghĩ đến việc giải quyết vấn đề một cách cô lập thông qua luật pháp hạn chế và đàn áp hơn được thông qua đôi khi dưới áp lực của sự sợ hãi hoặc theo đuổi sự đồng thuận bầu cử”.
Ngài nhấn mạnh rằng “con đường dẫn đến hòa bình kêu gọi tôn trọng nhân quyền, phù hợp với công thức đơn giản nhưng rõ ràng trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà chúng ta vừa kỷ niệm 75 năm”. Tuy nhiên, ngài cho rằng “trong những thập niên gần đây, những nỗ lực đã được thực hiện nhằm đưa ra các quyền mới không hoàn toàn phù hợp với những quyền được xác định ban đầu và cũng không phải lúc nào cũng được chấp nhận” và “đã dẫn đến những trường hợp thực dân hóa ý thức hệ, trong đó lý thuyết giới tính đóng vai trò trung tâm.” Đức Phanxicô đã tố cáo điều vừa kể là “cực kỳ nguy hiểm, vì trong chủ trương của mình, nó hủy bỏ những khác biệt để làm cho mọi người đều bình đẳng như nhau”. Hơn nữa, ngài nói, “Những trường hợp thực dân hóa ý thức hệ này gây tổn hại và tạo ra sự chia rẽ giữa các quốc gia, thay vì thúc đẩy hòa bình.”
Vì hòa bình, Đức Phanxicô nói, “cần phải khôi phục lại cội nguồn, tinh thần và các giá trị” đã dẫn đến việc tạo ra các cơ cấu ngoại giao đa phương sau Thế chiến thứ hai. Ngài nói, “Các tổ chức được thành lập để thúc đẩy an ninh, hòa bình và hợp tác không còn có khả năng đoàn kết tất cả các thành viên của mình xung quanh một bàn hội nghị.”
Lưu ý rằng sẽ có các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia vào năm 2024, Đức Giáo Hoàng nói: “Điều quan trọng là các công dân, đặc biệt là những người trẻ sẽ bỏ phiếu lần đầu tiên, hãy coi đó là một trong những nhiệm vụ chính của họ để đóng góp cho sự tiến bộ của ích chung thông qua việc tham gia bầu cử một cách tự do và có hiểu biết.”
Đức Phanxicô nhắc nhở các đại sứ rằng “con đường dẫn đến hòa bình” cũng phải trải qua cuộc đối thoại liên tôn, vốn “đòi hỏi phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tôn trọng các nhóm thiểu số”. Ngài cho “rằng ngày càng nhiều quốc gia đang áp dụng các mô hình kiểm soát tập trung đối với tự do tôn giáo, đặc biệt là bằng việc sử dụng kỹ thuật một cách rộng rãi”. Ở những nơi khác, “các cộng đồng tôn giáo thiểu số… có nguy cơ bị tuyệt chủng do sự kết hợp của chủ nghĩa khủng bố, các cuộc tấn công vào di sản văn hóa của họ và các biện pháp tinh vi hơn như phổ biến luật chống cải đạo, thao túng các quy tắc bầu cử và hạn chế tài chính”.
Ngài cũng bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng các hành động bài Do Thái trong những tháng gần đây và tuyên bố: “Tai họa này phải được loại bỏ khỏi xã hội, đặc biệt là thông qua giáo dục tình huynh đệ và sự chấp nhận người khác”.
Ngài cũng bày tỏ mối quan ngại trước “sự gia tăng bách hại và phân biệt đối xử đối với các Kitô hữu, đặc biệt là trong 10 năm qua. Đôi khi, điều này liên quan đến những trường hợp bất bạo động nhưng có ý nghĩa xã hội về việc dần dần bị gạt ra ngoài lề và loại trừ khỏi đời sống chính trị và xã hội cũng như khỏi việc thực hiện một số ngành nghề nhất định, ngay ở những vùng đất có truyền thống Kitô giáo”. Ngài nói rằng “tổng cộng hơn 360 triệu Kitô hữu trên khắp thế giới đang phải chịu sự phân biệt đối xử và đàn áp ở mức độ cao vì đức tin của họ, với ngày càng nhiều người trong số họ bị buộc phải rời bỏ quê hương”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bằng cách nhắc lại rằng Giáo Hội Công Giáo đang chuẩn bị cho Năm Thánh sẽ bắt đầu trước lễ Giáng sinh tới và nói: “Hôm nay, có lẽ hơn bao giờ hết, chúng ta cần một Năm Thánh”. Ngài nói Năm Thánh là “một lời công bố rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người” và theo truyền thống Do Thái-Kitô giáo, “[đó] là mùa ân sủng giúp chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa và hồng ân bình an của Người. Đó cũng là mùa của sự công chính, trong đó tội lỗi được tha thứ, sự hòa giải chiến thắng sự bất công, và trái đất được yên nghỉ. Đối với tất cả mọi người – những người Kitô giáo cũng như những người không Kitô giáo – Năm Thánh có thể là thời điểm mà gươm đao biến thành lưỡi cày, thời điểm mà một dân tộc sẽ không còn giơ gươm lên chống lại dân tộc khác, cũng như không còn học chiến tranh nữa (x. Is 2:4). ”
Khi ngài kết thúc bài phát biểu, các đại sứ đã đáp lại bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt. Sau đó Đức Giáo Hoàng chào từng người một.