Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại thính Đường Phaolô VI, Thứ tư, 3 tháng 1 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về cuộc chiến đấu thiêng liêng.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Tuần trước chúng ta đã dẫn nập chủ đề về các thói hư và nhân đức. Nó đề cập đến cuộc đấu tranh thiêng liện của các Kitô hữu. Thật vậy, đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu không hề bình yên, thẳng đường và không có thử thách; trái lại, đời sống Kitô hữu đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng: người Kitô hữu phấn đấu để bảo tồn đức tin, làm phong phú thêm các hồng ân đức tin nơi chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà việc xức dầu đầu tiên mà mọi Kitô hữu lãnh nhận trong bí tích Rửa tội - xức dầu dự tòng - không có mùi thơm và tuyên bố một cách tượng trưng rằng cuộc sống là một cuộc đấu tranh. Thực thế, vào thời xa xưa, các tay đô vật được xức dầu đầy đủ trước khi thi đấu, vừa để làm săn chắc cơ bắp vừa khiến cho cơ thể họ khó bị đối thủ nắm bắt. Việc xức dầu cho các dự tòng ngay lập tức làm sáng tỏ điều này: người Kitô hữu không tránh khỏi cuộc đấu tranh, họ phải phấn đấu: cuộc hiện hữu của họ, giống như của mọi người khác, sẽ phải lao vào đấu trường, bởi vì cuộc sống là một chuỗi những thử thách và cám dỗ.
Một câu nói nổi tiếng của Abba Antôn cả, người cha vĩ đại đầu tiên của lối sống đơn tu, như sau: “loại bỏ các cám dỗ thì sẽ không ai được cứu vớt”. Các vị thánh không phải là những người thoát khỏi cám dỗ, nhưng đúng hơn là những người ý thức rõ ràng rằng trong cuộc sống, những cám dỗ của sự dữ xuất hiện nhiều lần, cần phải bị vạch trần và bị bác bỏ. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về điều này, tất cả chúng ta: rằng một ý nghĩ xấu đến với anh chị em, anh chị em cảm thấy muốn làm điều này, hoặc nói xấu người khác… Tất cả chúng ta, tất cả chúng ta đều bị cám dỗ, và chúng ta phải cố gắng không đầu hàng trước những cám dỗ này. Nếu ai trong anh chị em không bị cám dỗ thì hãy nói như vậy, vì đó sẽ là một điều phi thường! Tất cả chúng ta đều có những cám dỗ và tất cả chúng ta đều phải học cách cư xử trong những tình huống này.
Có nhiều người tự bào chữa cho mình, tuyên bố rằng họ “ổn thôi” – “Không, tôi ổn, tôi không gặp phải những vấn đề này”. Nhưng không ai trong chúng tôi “ổn” cả; nếu ai đó cảm thấy họ ổn thỏa thì họ đang mơ mộng; mỗi người chúng ta đều có nhiều điều phải điều chỉnh và cũng phải cảnh giác. Và đôi khi chúng ta đi lãnh bí tích Hòa Giải và thành tâm nói: “Lạy Cha, con không nhớ, con không biết con có tội nào không…”. Nhưng đó là vì thiếu nhận thức những gì đang xảy ra trong trái tim mình. Tất cả chúng ta đều là tội nhân, tất cả chúng ta. Và một chút xét mình, một chút nhận xét sáng suốt sẽ tốt cho chúng ta. Nếu không, chúng ta có nguy cơ sống trong bóng tối, vì chúng ta đã quen với bóng tối và không còn biết phân biệt thiện ác. Isaác thành Ninivê đã nói rằng, trong Giáo hội, người biết tội lỗi của mình và than khóc chúng thì cao trọng hơn người làm cho một người chết sống lại. Tất cả chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa ban ơn nhận ra mình là những tội nhân đáng thương, cần hoán cải, giữ trong lòng niềm tin tưởng rằng không có tội lỗi nào quá lớn đối với lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa Cha. Đây là bài học đầu tiên Chúa Giêsu dạy chúng ta.
Chúng ta thấy điều đó trong những trang đầu tiên của Tin Mừng, trước tiên là trong câu chuyện Chúa Giêsu chịu phép rửa trong nước sông Giođan. Đoạn này hàm chứa một điều gì đó đáng bối rối: tại sao Chúa Giêsu lại chấp nhận nghi thức thanh tẩy như vậy? Người là Thiên Chúa, Người thật hoàn hảo! Chúa Giêsu phải ăn năn về tội lỗi nào? Không có! Ngay cả vị Gioan Tẩy Giả cũng bị sốc, đến nỗi đoạn văn viết rằng: “Ông Gioan ngăn cản Người mà nói: ‘Tôi cần ngài làm phép rửa cho tôi, thế mà ngài lại đến với tôi sao?’” (Mt 3:15). Nhưng Chúa Giêsu là một Đấng Mêxia rất khác với cách Thánh Gioan đã trình bày về Người và cách người ta tưởng tượng về Người: Người không là hiện thân của một Thiên Chúa thịnh nộ và không triệu tập để phán xét, trái lại, đứng cùng hàng với những kẻ tội lỗi. Làm thế nào như thế cho được? Vâng, Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta, tất cả chúng ta là những kẻ tội lỗi. Người không phải là tội nhân, nhưng Người ở giữa chúng ta. Và đây là một điều đẹp đẽ. “Cha ơi, con có nhiều tội lỗi!” – “Nhưng Chúa Giêsu ở với anh chị em: hãy nói về chúng, Người sẽ giúp anh chị thoát khỏi điều đó”. Chúa Giêsu không bao giờ để chúng ta cô đơn, không bao giờ! Anh chị em hãy nghĩ về điều đó. “Cha ơi, con đã phạm tội trọng!” – “Nhưng Chúa Giêsu hiểu anh chị em và Người đồng hành với anh chị em: Người hiểu tội lỗi của anh chị em và Người tha thứ cho anh chị em”. Đừng bao giờ quên điều này! Trong những lúc tồi tệ nhất, trong những lúc chúng ta sa vào tội lỗi, Chúa Giêsu ở bên cạnh để nâng đỡ chúng ta. Điều này mang lại sự an ủi. Chúng ta không được đánh mất sự chắc chắn này: Chúa Giêsu ở bên cạnh chúng ta để giúp đỡ chúng ta, bảo vệ chúng ta, thậm chí nâng chúng ta lên sau khi phạm tội. “Nhưng thưa Cha, có phải Chúa Giêsu tha thứ mọi sự không?” - "Mọi sự. Người đến để tha thứ, để cứu rỗi. Đơn giản thôi, Chúa Giêsu muốn trái tim anh chị em rộng mở. Người không bao giờ quên tha thứ: chính chúng ta nhiều lần mất khả năng cầu xin sự tha thứ. Chúng ta hãy lấy lại khả năng này để cầu xin sự tha thứ. Mỗi người trong chúng ta có nhiều điều cần xin tha thứ: mỗi người trong chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó trong nội tâm và nói về nó với Chúa Giêsu hôm nay. Hãy nói với Chúa Giêsu về điều này: “Lạy Chúa, con không biết điều này có đúng hay không, nhưng con tin chắc rằng Chúa sẽ không rời xa con. Con chắc chắn rằng Chúa tha thứ cho con. Lạy Chúa, con là kẻ có tội, nhưng xin đừng lìa xa con”. Đây sẽ là một lời cầu nguyện tuyệt vời dâng lên Chúa Giêsu hôm nay: “Lạy Chúa, xin đừng xa lánh con”.
Và ngay sau biến cố chịu phép rửa, các Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã rút vào sa mạc, nơi Người bị Satan cám dỗ. Trong trường hợp này cũng vậy, chúng ta tự hỏi: Con Thiên Chúa phải trải qua cám dỗ như thế nào? Ở đây cũng vậy, Chúa Giêsu tỏ ra liên đới với bản chất con người yếu đuối của chúng ta và trở thành gương mẫu vĩ đại của chúng ta: những cơn cám dỗ mà Người phải đối đầu và vượt qua giữa những viên đá khô cằn của sa mạc là lời dạy đầu tiên mà Người ban cho đời sống làm môn đệ của chúng ta. Người đã trải nghiệm điều mà chúng ta cũng phải chuẩn bị để đương đầu: cuộc sống được tạo thành từ những thách thức, thử thách, những ngã rẽ, những quan điểm đối lập, những cám dỗ thầm kín, những tiếng nói trái ngược nhau. Một số tiếng nói thậm chí còn có sức thuyết phục cao đến nỗi Satan cám dỗ Chúa Giêsu bằng cách dùng đến những lời trong Kinh thánh. Chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng bên trong của mình để chọn con đường thực sự dẫn đến hạnh phúc và cố gắng không dừng lại trên đường đi.
Chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta luôn bị giằng xé giữa những thái cực trái ngược nhau: sự kiêu ngạo thách thức sự khiêm nhường; hận thù chống lại lòng bác ái; nỗi buồn cản trở niềm vui đích thực của Chúa Thánh Thần; sự cứng lòng từ chối lòng thương xót. Kitô hữu liên tục bước đi dọc theo những ranh giới phân chia này. Vì vậy, điều quan trọng là phải suy gẫm về những thói hư và nhân đức: nó giúp chúng ta đánh bại nền văn hóa hư vô chủ nghĩa trong đó ranh giới giữa thiện và ác trở nên mờ nhạt, đồng thời, nó nhắc nhở chúng ta rằng con người, không giống bất cứ tạo vật nào khác, luôn có thể vượt lên trên chính mình, mở lòng ra với Thiên Chúa và tiến tới sự thánh thiện.
Do đó, cuộc đấu tranh thiêng liêng khiến chúng ta nhìn kỹ vào những thói xấu đang xiềng xích chúng ta và bước đi, với ân sủng của Thiên Chúa, hướng tới những nhân đức có thể phát triển trong chúng ta, mang mùa xuân của Chúa Thánh Thần vào cuộc sống của chúng ta.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Tuần trước chúng ta đã dẫn nập chủ đề về các thói hư và nhân đức. Nó đề cập đến cuộc đấu tranh thiêng liện của các Kitô hữu. Thật vậy, đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu không hề bình yên, thẳng đường và không có thử thách; trái lại, đời sống Kitô hữu đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng: người Kitô hữu phấn đấu để bảo tồn đức tin, làm phong phú thêm các hồng ân đức tin nơi chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà việc xức dầu đầu tiên mà mọi Kitô hữu lãnh nhận trong bí tích Rửa tội - xức dầu dự tòng - không có mùi thơm và tuyên bố một cách tượng trưng rằng cuộc sống là một cuộc đấu tranh. Thực thế, vào thời xa xưa, các tay đô vật được xức dầu đầy đủ trước khi thi đấu, vừa để làm săn chắc cơ bắp vừa khiến cho cơ thể họ khó bị đối thủ nắm bắt. Việc xức dầu cho các dự tòng ngay lập tức làm sáng tỏ điều này: người Kitô hữu không tránh khỏi cuộc đấu tranh, họ phải phấn đấu: cuộc hiện hữu của họ, giống như của mọi người khác, sẽ phải lao vào đấu trường, bởi vì cuộc sống là một chuỗi những thử thách và cám dỗ.
Một câu nói nổi tiếng của Abba Antôn cả, người cha vĩ đại đầu tiên của lối sống đơn tu, như sau: “loại bỏ các cám dỗ thì sẽ không ai được cứu vớt”. Các vị thánh không phải là những người thoát khỏi cám dỗ, nhưng đúng hơn là những người ý thức rõ ràng rằng trong cuộc sống, những cám dỗ của sự dữ xuất hiện nhiều lần, cần phải bị vạch trần và bị bác bỏ. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về điều này, tất cả chúng ta: rằng một ý nghĩ xấu đến với anh chị em, anh chị em cảm thấy muốn làm điều này, hoặc nói xấu người khác… Tất cả chúng ta, tất cả chúng ta đều bị cám dỗ, và chúng ta phải cố gắng không đầu hàng trước những cám dỗ này. Nếu ai trong anh chị em không bị cám dỗ thì hãy nói như vậy, vì đó sẽ là một điều phi thường! Tất cả chúng ta đều có những cám dỗ và tất cả chúng ta đều phải học cách cư xử trong những tình huống này.
Có nhiều người tự bào chữa cho mình, tuyên bố rằng họ “ổn thôi” – “Không, tôi ổn, tôi không gặp phải những vấn đề này”. Nhưng không ai trong chúng tôi “ổn” cả; nếu ai đó cảm thấy họ ổn thỏa thì họ đang mơ mộng; mỗi người chúng ta đều có nhiều điều phải điều chỉnh và cũng phải cảnh giác. Và đôi khi chúng ta đi lãnh bí tích Hòa Giải và thành tâm nói: “Lạy Cha, con không nhớ, con không biết con có tội nào không…”. Nhưng đó là vì thiếu nhận thức những gì đang xảy ra trong trái tim mình. Tất cả chúng ta đều là tội nhân, tất cả chúng ta. Và một chút xét mình, một chút nhận xét sáng suốt sẽ tốt cho chúng ta. Nếu không, chúng ta có nguy cơ sống trong bóng tối, vì chúng ta đã quen với bóng tối và không còn biết phân biệt thiện ác. Isaác thành Ninivê đã nói rằng, trong Giáo hội, người biết tội lỗi của mình và than khóc chúng thì cao trọng hơn người làm cho một người chết sống lại. Tất cả chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa ban ơn nhận ra mình là những tội nhân đáng thương, cần hoán cải, giữ trong lòng niềm tin tưởng rằng không có tội lỗi nào quá lớn đối với lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa Cha. Đây là bài học đầu tiên Chúa Giêsu dạy chúng ta.
Chúng ta thấy điều đó trong những trang đầu tiên của Tin Mừng, trước tiên là trong câu chuyện Chúa Giêsu chịu phép rửa trong nước sông Giođan. Đoạn này hàm chứa một điều gì đó đáng bối rối: tại sao Chúa Giêsu lại chấp nhận nghi thức thanh tẩy như vậy? Người là Thiên Chúa, Người thật hoàn hảo! Chúa Giêsu phải ăn năn về tội lỗi nào? Không có! Ngay cả vị Gioan Tẩy Giả cũng bị sốc, đến nỗi đoạn văn viết rằng: “Ông Gioan ngăn cản Người mà nói: ‘Tôi cần ngài làm phép rửa cho tôi, thế mà ngài lại đến với tôi sao?’” (Mt 3:15). Nhưng Chúa Giêsu là một Đấng Mêxia rất khác với cách Thánh Gioan đã trình bày về Người và cách người ta tưởng tượng về Người: Người không là hiện thân của một Thiên Chúa thịnh nộ và không triệu tập để phán xét, trái lại, đứng cùng hàng với những kẻ tội lỗi. Làm thế nào như thế cho được? Vâng, Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta, tất cả chúng ta là những kẻ tội lỗi. Người không phải là tội nhân, nhưng Người ở giữa chúng ta. Và đây là một điều đẹp đẽ. “Cha ơi, con có nhiều tội lỗi!” – “Nhưng Chúa Giêsu ở với anh chị em: hãy nói về chúng, Người sẽ giúp anh chị thoát khỏi điều đó”. Chúa Giêsu không bao giờ để chúng ta cô đơn, không bao giờ! Anh chị em hãy nghĩ về điều đó. “Cha ơi, con đã phạm tội trọng!” – “Nhưng Chúa Giêsu hiểu anh chị em và Người đồng hành với anh chị em: Người hiểu tội lỗi của anh chị em và Người tha thứ cho anh chị em”. Đừng bao giờ quên điều này! Trong những lúc tồi tệ nhất, trong những lúc chúng ta sa vào tội lỗi, Chúa Giêsu ở bên cạnh để nâng đỡ chúng ta. Điều này mang lại sự an ủi. Chúng ta không được đánh mất sự chắc chắn này: Chúa Giêsu ở bên cạnh chúng ta để giúp đỡ chúng ta, bảo vệ chúng ta, thậm chí nâng chúng ta lên sau khi phạm tội. “Nhưng thưa Cha, có phải Chúa Giêsu tha thứ mọi sự không?” - "Mọi sự. Người đến để tha thứ, để cứu rỗi. Đơn giản thôi, Chúa Giêsu muốn trái tim anh chị em rộng mở. Người không bao giờ quên tha thứ: chính chúng ta nhiều lần mất khả năng cầu xin sự tha thứ. Chúng ta hãy lấy lại khả năng này để cầu xin sự tha thứ. Mỗi người trong chúng ta có nhiều điều cần xin tha thứ: mỗi người trong chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó trong nội tâm và nói về nó với Chúa Giêsu hôm nay. Hãy nói với Chúa Giêsu về điều này: “Lạy Chúa, con không biết điều này có đúng hay không, nhưng con tin chắc rằng Chúa sẽ không rời xa con. Con chắc chắn rằng Chúa tha thứ cho con. Lạy Chúa, con là kẻ có tội, nhưng xin đừng lìa xa con”. Đây sẽ là một lời cầu nguyện tuyệt vời dâng lên Chúa Giêsu hôm nay: “Lạy Chúa, xin đừng xa lánh con”.
Và ngay sau biến cố chịu phép rửa, các Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã rút vào sa mạc, nơi Người bị Satan cám dỗ. Trong trường hợp này cũng vậy, chúng ta tự hỏi: Con Thiên Chúa phải trải qua cám dỗ như thế nào? Ở đây cũng vậy, Chúa Giêsu tỏ ra liên đới với bản chất con người yếu đuối của chúng ta và trở thành gương mẫu vĩ đại của chúng ta: những cơn cám dỗ mà Người phải đối đầu và vượt qua giữa những viên đá khô cằn của sa mạc là lời dạy đầu tiên mà Người ban cho đời sống làm môn đệ của chúng ta. Người đã trải nghiệm điều mà chúng ta cũng phải chuẩn bị để đương đầu: cuộc sống được tạo thành từ những thách thức, thử thách, những ngã rẽ, những quan điểm đối lập, những cám dỗ thầm kín, những tiếng nói trái ngược nhau. Một số tiếng nói thậm chí còn có sức thuyết phục cao đến nỗi Satan cám dỗ Chúa Giêsu bằng cách dùng đến những lời trong Kinh thánh. Chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng bên trong của mình để chọn con đường thực sự dẫn đến hạnh phúc và cố gắng không dừng lại trên đường đi.
Chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta luôn bị giằng xé giữa những thái cực trái ngược nhau: sự kiêu ngạo thách thức sự khiêm nhường; hận thù chống lại lòng bác ái; nỗi buồn cản trở niềm vui đích thực của Chúa Thánh Thần; sự cứng lòng từ chối lòng thương xót. Kitô hữu liên tục bước đi dọc theo những ranh giới phân chia này. Vì vậy, điều quan trọng là phải suy gẫm về những thói hư và nhân đức: nó giúp chúng ta đánh bại nền văn hóa hư vô chủ nghĩa trong đó ranh giới giữa thiện và ác trở nên mờ nhạt, đồng thời, nó nhắc nhở chúng ta rằng con người, không giống bất cứ tạo vật nào khác, luôn có thể vượt lên trên chính mình, mở lòng ra với Thiên Chúa và tiến tới sự thánh thiện.
Do đó, cuộc đấu tranh thiêng liêng khiến chúng ta nhìn kỹ vào những thói xấu đang xiềng xích chúng ta và bước đi, với ân sủng của Thiên Chúa, hướng tới những nhân đức có thể phát triển trong chúng ta, mang mùa xuân của Chúa Thánh Thần vào cuộc sống của chúng ta.